Cách làm cơm rượu nếp ngon cho Tết Đoan Ngọ
Cơm rượu nếp là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu của người Việt trong dịp Tết Đoan Ngọ. Trong bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến bạn cách làm cơm rượu nếp ngon cho Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Các bạn tham khảo nhé!
Cơm rượu nếp là gì?
Cơm rượu nếp là món ăn được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo nếp nấu chín thành xôi, để nguội rồi ủ với men rượu cho lên men. Cơm rượu nếp là món ăn đặc sản trong nhiều dịp lễ Tết của người Việt, đặc biệt là trong dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch (Tết diệt sâu bọ). Bên cạnh đó, món cơm rượu nếp còn xuất hiện trên mâm cỗ đêm giao thừa ở một số vùng miền tại Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên Đán.
Cách làm cơm rượu nếp miền Nam
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 600g gạo nếp
- 20g men cơm rượu (khoảng 5 - 6 viên men nhỏ)
- 500g đường
- 1 chút muối
Chi tiết cách làm
Bước 1: Nấu cơm nếp
- Vo sạch gạo nếp rồi cho vào nồi cơm điện, đổ nước xâm xấp mặt gạo rồi nấu khoảng 5 phút.
- Sau 5 phút mở ra xới cơm đều lên rồi nấu tiếp 15 phút nữa.
Bước 2: Rắc men
- Cơm chín bạn cho ra bát hoặc mặt phẳng sạch, dàn mỏng ra cho cơm nguội.
- Khi thấy cơm còn ấm khoảng 30 độ C thì giã nhỏ men rồi rắc lên cơm.
Bước 3: Cán và vo viên
- Bạn trộn đều hỗn hợp cơm nếp với men, sau đó cho hỗn hợp này vào bịch ni-lông rồi dùng dụng cụ cán bột để cán đều.
- Sau đó, bạn cho 1 thìa cafe muối vào 250ml nước. Rửa sạch tay rồi cho ít nước muối vào lòng bàn tay và vo cơm vừa cán thành các viên nhỏ.
- Nước muối còn lại bạn đem vẩy đều lên cơm.
Bước 4: Ủ cơm rượu lần 1
Bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc cơm cho kín rồi dùng 1 - 2 chiếc khăn phủ lên và để bát cơm vào chỗ bóng tối, kín gió trong 3 ngày.
Bước 5: Nếu nước đường và ủ lần 2
- Cho 500g đường với 1 lít nước vào nồi nấu, sau đó khuấy cho đường tan.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
- Đợi cho hỗn hợp ấm ấm còn khoảng 30 độ C thì đổ vào bát đựng cơm rượu đã ủ ở trên. Tiếp tục đậy kín lại và ủ trong 3 ngày nữa.
- Sau 3 ngày, bạn đã thu được món cơm rượu chuẩn vị miền Nam rồi đấy. Cơm rượu trắng, có mùi thơm nồng của rượu, khi ăn có vị chua, ngọt mặn quyện lẫn vào nhau rất hấp dẫn.
Cách làm cơm rượu nếp miền Bắc ngon cho Tết Đoan Ngọ
Nguyên liệu chính
- 500g gạo nếp (gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp).
- 6g men rượu.
- 500ml nước lọc.
- 1 thìa cà phê muối.
Cách làm cơm rượu nếp
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
- Trước tiên, bạn hãy vo sạch gạo nếp với nước rồi đem gạo nếp ngâm trong nước khoảng 4 đến 6 tiếng. Sau đó, bạn vớt gạo nếp ra, rửa sạch lại với nước lạnh rồi đổ gạo nếp ra một chiếc rây để cho gạo ráo nước.
- Ngoài gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp thì bạn cũng có thể dùng nhiều loại gạo nếp khác nhau như nếp trắng thông thường, nếp cái hoa vàng, nếp Thái… để làm cơm rượu nếp nhé!
Bước 2: Nấu cơm nếp
Trước khi nấu, bạn hãy trộn đều cơm nếp với một chút muối. Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để nấu cơm nếp. Sau đây là 2 cách nấu cơm nếp phổ biến nhất. Các bạn tham khảo nhé.
Cách 1: Sử dụng xửng hấp hoặc nồi hấp. Bạn chỉ cần cho nước vào tầng dưới của xửng hấp, sau đó đun cho nước sôi rồi đổ gạo lên tầng trên. Tiếp theo, bạn đun khoảng 30 phút cho tới khi cơm nếp chín là được. Ưu điểm của cách này là sử dụng hơi nước để làm chín cơm nếp nên cơm nếp sẽ chín đều và không bị khô hay nhão.
Cách 2: Sử dụng nồi cơm điện. Với cách này, bạn sẽ nấu cơm nếp như nấu cơm thông thường. Bạn chỉ cần đổ gạo đã vo sạch vào nồi cơm điện, cho nước sao cho nước cao hơn mặt gạo khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu cho đến khi cơm nếp chín.
Bước 3: Trộn cơm nếp với men rượu
- Sau khi cơm nếp đã chín, bạn lấy thìa múc cơm ra một cái đĩa hoặc khay rồi dàn đều ra để cho cơm nếp nguội bớt. Trong khi chờ đợi cơm nếp nguội, bạn hãy đem men rượu ra nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn hơn nhé.
- Sau khi thấy cơm nếp nguội bớt và còn hơi ấm ấm một chút thì bạn mới bắt đầu trộn cơm với men rượu. Bạn hãy trộn bằng thìa hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cơm nếp và men rượu được trộn đều với nhau nhất.
Bước 4: Ủ và bảo quản cơm rượu nếp
- Bạn cho cơm đã trộn đều với men rượu vào trong một hũ thủy tinh rồi dùng thìa ép bớt cơm xuống, bạn không cần ép chặt quá để có không khí cho men hoạt động nhé. Cuối cùng, bạn hãy đậy nắp lọ lại và để ủ trong khoảng 3 đến 5 ngày.
- Cơm rượu càng để lâu sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn cơm lên men quá nhiều thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý của bạn thì có thể đem bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần nhé.
Bước 5: Thành phẩm
Cơm rượu nếp đạt chuẩn là khi bạn thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn thì có hơi men cùng với vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp. Chúc các bạn thực hiện món cơm rượu nếp thành công nhé!
Trên đây là cách làm cơm rượu nếp ngon cho Tết Đoan Ngọ mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Mùng 5 tháng 5 Âm là ngày mấy Dương lịch 2024?
- Tết Đoan Ngọ năm 2024 là ngày nào? Vào thứ mấy?
- Lịch sử, nguồn gốc và phong tục Tết Đoan Ngọ
- Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích & Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ
- Văn khấn Tết Đoan Ngọ, bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân, trong nhà
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm những sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy - điện lạnh… để hỗ trợ làm cơm rượu nếp thì hãy truy cập website để đặt mua online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Quốc Khánh Trung Quốc vào ngày nào, năm nào?
Lời chúc 8/3 bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa mừng ngày Quốc tế Phụ nữ
Lời chúc Valentine cho người yêu cũ hay, hài hước nhất
Mẫu điếu văn đọc trong tang lễ Cụ ông
Lời chúc 8/3 cho người yêu ở xa xúc động, ý nghĩa
Nghi thức cầu an ở chùa
Ảnh động 8/3 - Bộ hình ảnh động đẹp chúc mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3
Những lời chúc 20/10 cho mẹ vợ hay, ý nghĩa, ngắn gọn