Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Mùng 5 tháng 5 cúng gì?
Vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, người Việt Nam thường có thói quen dậy sớm, cùng nhau ăn những chén rượu nếp thơm mùi lúa mới và hoa quả tươi để “diệt sâu bọ”. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục này là gì thì không phải ai cũng biết và hiểu hết. Vậy, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa truyền thống của người Việt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày gì?
Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm thực chất là ngày tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương), một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc… Trong dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn thường quen gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ.
Theo tích xưa kể lại rằng, thực ra lúc ban đầu, ngày mùng 5 tháng 5 hay tết Đoan Ngọ là ngày người dân làm lễ cúng để đánh dấu sang một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng của đất trời, cầu mong một mùa màng mới được bội thu, cầu mong sự yên bình, tránh được mọi bệnh thời khí.
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 tại Việt Nam bắt nguồn từ truyền thuyết Đôi Truân chỉ cho người dân diệt nạn sâu bọ hại mùa màng bằng cách lập đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Để tưởng nhớ ân nghĩa của ông, dân chúng đặt ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm là ngày "Tết diệt sâu bọ" (có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ).
>> Xem thêm:
Ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hóa Việt Nam
Tết Đoan Ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong nhân dân với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó. Ăn tết Đoan ngọ, chúng ta cần tìm hiểu rõ giá trị và tinh thần của ngày tết này.
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 rất được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử. Người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ, trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như vải, mận Bắc, táo...
Bên cạnh đó, dịp mùng 5 tháng 5 còn có ý nghĩa là ngày đoàn viên, bởi sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... Trong ngày này, con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng sẽ cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình.
Bên cạnh việc ăn rượu nếp, hoa quả, trong ngày tết Đoan Ngọ còn có một số phong tục khác như đi hái lá, nhuộm móng chân móng tay, treo ngải cứu trừ tà, quệt vôi vào ngực và rốn của trẻ nhỏ… tuy nhiên, hiện nay phần lớn các tục này đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá nhằm trừ bỏ những bụi bẩn, sâu bọ và những điều không may mắn.
>> Xem thêm: Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh xèo?
Mùng 5 tháng 5 cúng gì?
Mặc dù tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày tết truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tuy nhiên, theo năm tháng, các nghi lễ thờ cúng dần mai một khiến nhiều người không khỏi thắc mắc mùng 5 tháng 5 cúng gì và cúng lúc nào mới đúng?
Mâm cúng mùng 5 tháng 5
Một mâm cúng mùng 5 tháng Năm gồm những gì thường không được quy định rõ ràng mà sẽ có sự thay đổi theo từng vùng. Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp. Ví dụ như ở miền Bắc, một lễ cúng mùng 5 tháng 5 thường sẽ có:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả.
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp.
- Xôi, chè.
Ở miền Trung và miền Nam, cơm rượu nếp thường được viên thành những viên tròn hoặc vuông trước khi ủ chứ không để rời như miền Bắc. Đặc biệt, người miền Nam còn thường ăn kèm cơm rượu nếp với nước đường để làm mùi men rượu nồng đượm hơn.
Ngoài ra, theo truyền thống của các tỉnh phía Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay trong ngày mùng 5 tháng 5 cũng thường tăng hơn so với ngày thường.
>> Tham khảo: Tết Đoan Ngọ cúng gì, thắp hương gì cho ông Địa?
Cúng mùng 5 tháng 5 vào giờ nào tốt?
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, theo truyền thống, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ. Mặc dù vậy, để phù hợp với nhịp sống sinh hoạt hiện đại, ngày nay, các gia đình thường làm lễ cúng mùng 5 tháng 5 vào sáng sớm.
Qua bài viết này, hẳn bạn đọc của đã hiểu thêm được về ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cũng như ý nghĩa và những hoạt động phổ biến trong ngày này rồi phải không? Việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những ngày lễ truyền thống không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam mà còn là một cách để duy trì và phát triển những nét văn hóa đó không bị cuộc sống hiện đại làm mai một theo thời gian.
>> Tham khảo thêm:
- Cách cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào?
- Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt? Tết Đoan Ngọ ăn vịt có ý nghĩa gì?
- Cách làm (nếp than miền Bắc) ngon, ngọt tự nhiên
- Bài cúng ngày 5/5, văn khấn ngày mùng 5 tháng 5 chuẩn nhất
- Stt Tết Đoan Ngọ hay, cap mùng 5 tháng 5 hài hước
- 8/5 là ngày gì? Ngày 8 tháng 5 thuộc cung gì?
- 13/5 là ngày gì? Ngày 13 tháng 5 cung hoàng đạo gì?
Xem thêm
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 gồm có những gì?
Lời chúc Tết Đoan Ngọ hay cho người thân, bạn bè, người yêu
Stt Tết Đoan Ngọ hay, cap mùng 5 tháng 5 hài hước
Tết Đoan Ngọ cúng gì? Ở bàn thờ nào?
Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào? Vào thứ mấy?
Mùng 5 tháng 5 Âm là ngày mấy Dương lịch 2024?
Mâm quả cưới gồm những gì? 7 Mâm quả đám cưới đẹp, hiện đại
Lời dẫn chương trình văn nghệ chào mừng đại hội Đảng
Ngày 5/5 dương lịch là ngày gì? Thuộc cung gì?