Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt? Tết Đoan Ngọ ăn vịt có ý nghĩa gì?

Cập nhật: 12/04/2024

Chúng ta thường thấy vào những ngày đầu tháng, đầu năm, mọi nhà đều kiêng ăn thịt vịt vì cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp vận xui, và thành viên gia đình đều “tan đàn, xẻ nghé”. Tuy nhiên vào dịp Tết Đoan Ngọ vào 5.5 Âm lịch hàng năm, món ăn này lại cực kỳ được ưa chuộng. Vậy tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt? Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

ăn vịt tết đoan ngọ

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt?

1.

Tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn thịt thì thời điểm vào tháng 5 Âm lịch, thịt vịt sẽ béo và chắc hơn bình thường, không hề bị hôi nữa, cộng thêm thịt vịt mát, ăn thịt vịt làm cơ thể cân bằng lại nhiệt trong thời tiết tháng 5 nóng nực.

Đặc biệt món thịt vịt cực kỳ phổ biến trong Tết Đoan Ngọ tại các tỉnh miền Trung. Theo dược lý Đông Y, thịt vịt tính chất mát, ngọt, có tác dụng chuyển động phong huyết, tăng thêm sinh lực, cực kỳ thích hợp để bồi bổ cho những người sức khỏe yếu, lao tâm nhiều. Ngoài ra, thịt vịt còn dùng để chữa nóng sốt cao, bệnh sài kinh hay còn để giải độc mụn sưng và hạ nhiệt cho cơ thể.

ăn vịt Đoan Ngọ

Thịt vịt có màu vàng trắng có công dụng “Bổ trung ích khí”, tức là làm phục hồi nguyên khí cho người sức khỏe bị suy nhược. Do đó, người ta nói “Ăn vịt vừa hiền lại bổ khỏe” cũng chẳng sai. Đa phần, người ta chế biến thịt vịt thành món ngon như nấu cháo, vịt luộc chấm mắm gừng. Ngoài ra, món vịt tiềm với sen táo hoặc hầm thuốc Bắc cũng được mọi nhà ưa chuộng vì vừa ngon lành lại rất bổ dưỡng.

Thế nên, dịp Tết Đoan Ngọ, thời điểm mà nhiệt độ ngoài trời tương đối cao, nên người ta thưởng thức thịt vịt có tính mát, bổ dưỡng sẽ làm cơ thể bình quân lại nhiệt.

Những phong tục khác của người dân miền Trung vào dịp Tết Đoan Ngọ

2.

Với những chia sẻ ở trên thì các bạn đã nắm được tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt rồi phải không, vậy đối với người dân miền Trung, trong dịp lễ trọng đại này, các gia đình sẽ còn có hoạt động gì đặc biệt không?

Với những người dân sống tại thành phố, Tết Đoan Ngọ sẽ có lệ đi múa lá thuốc từ các gánh hàng của những người buôn bán từ quê vào. Còn tại những khu vực miền quê thì người dân sẽ rủ nhau đi hái thuốc vào đúng 12 giờ trưa (tức giờ Ngọ), bởi theo phong tục xưa, thời điểm đó mặt trời sẽ tỏa ra những tia nắng tốt nhất trong năm, hội tụ dương khí tốt nhất của đất trời. Nhờ đó, lá thuốc hái về sẽ dùng làm để chế tạo thành thuốc chữa bệnh.

Bên cạnh đó, phong tục của người dân trong dịp Tết này còn là nhuộm móng chân, móng tay, hoặc là treo ngải cứu trừ tà, tắm nước lá,...

>>> Tham khảo những bài viết khác:

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được tại sao mùng 5 tháng 5 lại ăn vịt rồi phải không ạ? Vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế biến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn các bạn ở những bài viết khác cùng nhiều chủ đề thú vị và bổ ích!

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website  để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại: