Tết Trùng Cửu là gì? Ngày Trùng Cửu có tốt không?

Cập nhật: 27/09/2024

Tết Trùng Cửu là gì? Ngày Trùng Cửu có tốt không? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tết Trùng Cửu là gì? Ý nghĩa Tết Trùng Cửu

1.

Tết Trùng Cửu là gì?

Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già, chữ Hán: 重九, tiếng Trung: 重阳) được tổ chức vào ngày 9/9 Âm lịch hằng năm theo phong tục của người Trung Quốc. Vì con số 9 trong tiếng Trung là "cửu" và trong ngày 9/9 lặp lại đến 2 con số 9 nên nó được gọi là Trùng Cửu.

Tìm hiểu về Tết Trùng Cửu

Nguồn gốc Tết Trùng Cửu

Trên thực tế có rất nhiều điển tích về ngày Tết Trùng Cửu, ví dụ như:

Điển tích 1: Vào năm 221 trước Công Nguyên, sau khi đất nước Trung Hoa thống nhất, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế vào tháng 9 Âm lịch hằng năm để chúc mừng mùa màng bội thu trên khắp cả nước. Ngày 9 tháng 9 được xem là ngày tốt lành và Tết Trùng Cửu cũng được ra đời từ đó, với ý nghĩa là chúc mừng mùa màng bội thu.

Điển tích 2: Ở đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: "Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết. Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

Điển tích 3: Còn theo sách "Phong Thổ Ký" lại ghi chép rằng: Cuối đời nhà Hạ (2205 - 1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế muốn răn dạy nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn...

Nguồn gốc ngày Tết Trùng Cửu

Ý nghĩa Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu. Theo quan niệm của người Trung Quốc, con số 9 thường may mắn, nó tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe và thịnh vượng. Đặc biệt, ngày này cũng là thời điểm thu hoạch mùa vụ và là ngày để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với đất trời vì đã ban cho một mùa màng bội thu.

Không chỉ vậy, Tết Trùng Cửu còn mang ý nghĩa tôn kính người cao tuổi. Ngày Tết Trùng Cửu còn được gọi với tên gọi là ngày Tết của người già. Vào ngày 9/9 hằng năm, người dân thường tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chúc thọ, tặng quà cho ông bà, bố mẹ và những người thân lớn tuổi.

Ý nghĩa Tết Trùng Cửu

Ngày Trùng Cửu tốt hay xấu?

2.

Mặc dù có nhiều điển tích khác nhau về ngày Tết Trùng Cửu này, trong đó có cả những điển tích tốt và cả những điển tích xấu nhưng hiện nay, theo quan điểm của nhiều người thì Tết Trùng Cửu được coi là ngày đẹp (tốt). Hai con số 9 trong tiếng Trung đọc là "cửu cửu 九 九" đồng âm với "cửu cửu 久 久", cũng thể hiện ngụ ý là lâu dài, trường thọ nên đây cũng được coi là một ngày may mắn, tốt lành.

Theo lịch vạn niên năm 2024, Tết Trùng Cửu 9 tháng 9 Âm lịch rơi vào thứ Sáu ngày 11 tháng 10. Đây là ngày Kim Quỹ hoàng đạo (ngày tốt), bát tự là ngày Mậu Thân, tháng Giáp Tuất, năm Giáp Thìn, thuộc tiết Hàn Lộ, trực Khai, xung với các tuổi Canh Dần, Giáp Dần.

Tìm hiểu ngày Trùng Cửu tốt hay xấu

  • Nếu xuất hành thì nên đi hướng Đông Nam để đón Hỷ Thần, xuất hành hướng Bắc để đón Tài Thần.
  • Giờ hoàng đạo: Tý (23h - 1h), Sửu (1h - 3h), Thìn (7h - 9h), Tỵ (9h - 11h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h).
  • Giờ hắc đạo: Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h), Hợi (21h - 23h).

Những việc nên làm vào Tết Trùng Cửu

3.

Sau đây là một số việc nên làm vào ngày Tết Trùng Cửu mà bạn có thể tham khảo:

  • Leo núi
  • Uống trà & cắm hoa cúc
  • Ăn bánh cao
  • Hiếu kính với cha mẹ
  • Mua vàng
  • Ném quả cam

Những việc nên làm vào Tết Trùng Cửu

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết Tết Trùng Cửu là gì và ngày Trùng Cửu có tốt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên truy cập chuyên mục Lễ, tết trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!