Lời dẫn chương trình tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
VnAsk.com mời các bạn tham khảo Lời dẫn chương trình tọa đàm ngày 20/10 hay và ý nghĩa được chúng tôi sưu tầm nhằm kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam.
Mẫu lời dẫn chương trình tọa đàm 20-10
- 1. Chương trình tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam
- 2. Kịch bản toạ đàm ngày phụ nữ Việt Nam
- 3. Lời dẫn chương trình toạ đàm ngày 20/10
- 4. Lời dẫn chương trình tọa đàm 20/10 (số 2)
- 5. Lời dẫn chương trình tọa đàm 20-10 (số 3)
- 6. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 4
- 7. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 5
- 8. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 6
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ Việt Nam trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong quá trình xây dựng, đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến vô cùng to lớn, xuất sắc và được Bác Hồ tặng tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Chương trình tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 như món quà tri ân dành tặng dến tất cả những người phụ nữ trên mảnh đất hình chữ S tại các tổ chức, trường học khác nhau. Như các bạn biết đấy, để những buổi lễ được thành công tốt đẹp thì lời dẫn chương trình hay và hấp dẫn chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Trong bài viết này VnAsk xin gửi tới các bạn mẫu lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam hay nhất.
1. Chương trình tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam
Công Đoàn Trường …………………
PHẦN | NỘI DUNG | NGƯỜI PHỤ TRÁCH |
1 | Truyên bố lí do giới thiệu đại biểu | |
2 | Thông qua ý nghĩa, lịch sử ngày 20/10 | |
3 | Bài phát biểu của một nữ đoàn viên xuất sắc (có thể là bài tham luận) | |
4 | Phát biểu của CT CĐ | |
5 | Phát biểu ý kiến của BT chi bộ -hiệu trưởng | |
6 | Phát biểu ý kiến của một đại biểu (nam) | |
7 | Giao lưu văn nghệ | |
8 | Bế mạc | |
9 | Liên hoan | Toàn thể ĐV CĐ |
2. Kịch bản toạ đàm ngày phụ nữ Việt Nam
I. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Khi những tia nắng rực rỡ của mùa hè oi ả đang bắt đầu lụi dần để nhường chỗ cho những cơn gió se lạnh của tiết trời vào thu. Trong không khí mát lành đó, hương thơm ngọt ngào của những bông hoa đang khoe sắc toả hương; những lời ca ấm nồng như rót mật vào tai của người mẹ, người cô. Và đặc biệt hơn cả, hình ảnh về người bà, người mẹ, người cô ấy đang hiện lên thật đẹp, dịu dàng biết mấy. Phải chăng mùa thu là mùa của “hoa tháng mười”? Bởi thế mà nét mặt ai đó cũng trở nên xinh tươi, rạng ngời hơn, ôm trên mình bó hoa đẹp nhất dâng tặng cho những người phụ nữ mà mình yêu quý. Đối với nữ CBGV trường ..., ngày 20/10 chính là dịp để khẳng định những đóng góp to lớn của phụ nữ vào quá trình xây dựng và đào tạo thế hệ học sinh thân yêu.
Ở bất kỳ lĩnh vực nào, vị trí nào, nữ CBGV trường .... đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là những người phụ nữ năng động, giỏi việc nước đảm việc nhà trong thời kỳ hội nhập. Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước căn cứ vào kế hoạch của... và được sự nhất trí của... tổ chức buổi tọa đàm nhân dịp kỉ niệm lần thứ .... năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 20/10/1930 - 20/10/2020. Đến dự và chia vui với buổi tọa đàm hôm nay còn có sự hiện diện của các quý vị đại biểu, xin trân trọng giới thiệu: (Giới thiệu các đại biểu)
II. Thông qua chương trình làm việc
Chương trình tọa đàm ngày thành lập hội liên hiệp Phụ nữ VN 20/10: (Thời gian tiến hành buổi lễ)
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2. Thông qua chương trình làm việc
3. Ôn lại ý nghĩa lịch sử ngày LHPN VN 20/10
4. Báo cáo kết quả thi đua chào mừng ngày LHPN VN 20/10
5. Ý kiến phát biểu. Tặng hoa chị em phụ nữ
6. Hái hoa dân chủ
7. Bế mạc
III. Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10
Kính thưa các quí vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí!
Trong buổi tọa đàm hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau ôn lại giờ phút lịch sử của ... năm về trước – Ngày 20/10/1930 ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Xin kính mời đồng chí .... lên thông qua ý nghĩa lịch sử ngày 20/10.
Xin trân trọng kính mời đ/c.
Xin cảm ơn đ/c ...!
Vừa qua chúng ta đã cùng nhau ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày 20/10.
Vâng! Có thể nói dù ở bất cứ đâu, dù ở cương vị nào, phụ nữ cũng thể hiện thế mạnh của mình để khẳng định vị thế, vai trò và khả năng tiềm ẩn của mình. Trong những năm qua dù còn gặp nhiều khó khăn xong chị em trường nữ công .... vẫn quyết tâm thi đua vượt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, trong những ngày này các chị em nữ công trường .... hòa cùng các thế hệ phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ Quốc lại phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.
IV. Báo cáo kết quả thi đua 20/10
Trong buổi tọa đàm hôm nay chúng ta hãy lắng nghe đ/c... báo cáo kết quả thi đua chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10. Xin trân trọng kính mời đ/c.
Chúng ta vừa được nghe Đ/c .... báo cáo kết quả thi đua chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10. Với những thành tích thật xuất sắc của chị em phụ nữ, một lần nữa được khẳng định. Xin các anh nam công hãy cho một tràng pháo tay thật giòn dã để chúc mừng cho những thành tích đã đạt được của toàn thể chị em trong nhà trường!
Vâng, xin chân thành cảm ơn.
V. Ý kiến phát biểu
Kính thưa các đ/c!
Từ đầu chương trình cho đến giờ chúng ta đã không ít lần ca ngợi vẻ đẹp, trí thông minh cũng như tinh thần dũng cảm của chị em phụ nữ. Thế nhưng để đạt được tất cả những điều đó thì người nâng đỡ, luôn sát cánh bên chị em chính là những mạnh thường quân, một nửa bên kia của chúng ta. Hôm nay toàn thể chị em phụ nữ rất phấn khởi được đón các đại biểu nam là CB – GV của nhà trường – một lực lượng đã nhiều năm giúp đỡ chị em vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao đồng thời hoàn thành nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ của mình.
Xin kính mời Đ/c .... đại diện nam công, lên có đôi lời tâm sự với các chị em. Xin kính mời đồng chí:
Vừa qua chúng ta vừa được nghe những lời tâm sự của đ/c ..... Thay mặt cho các chị em nữ công xin chân thành cảm ơn đ/c.
Đến dự buổi lễ ngày hôm nay, chúng ta rất vinh dự được sự có mặt của Đ/c .... (lãnh đạo). Là một thế hệ nữ công đi trước, có nhiều tuổi đời và tuổi nghề trong ngành giáo dục, thay mặt BTC xin trân trọng kính mời đ/c chia sẻ với buổi lễ đôi lời tâm sự. Xin kính mời đ/c
Thay mặt BTC chúng tôi xin cảm ơn những chia sẻ quí báu của Đ/c. Xin kính chúc đ/c sức khỏe, thành công và hạnh phúc. (Giới thiệu những bài phát biểu tiếp theo)
Tặng hoa: Sau đây xin được trân trọng kính mời Đ/c ..... lên thay mặt cho các anh nam công tặng hoa cho các chị em phụ nữ nhân ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.
VI - Hái hoa dân chủ
Hôm nay, BTC đã chuẩn bị sẵn cây hoa và trên cây có rất nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là những kho tàng câu hỏi vô cùng thú vị và xin mời các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đ/c CBGV đặc biệt là các đ/c nữ công sẽ lên khám phá câu hỏi để có thể nhận được những món quà tinh thần của BTC. Lưu ý, nếu không trả lời được câu hỏi thì sẽ phải hát tặng buổi lễ 1 bài hát để góp vui. (Đọc các câu hỏi)
VII. Bế mạc
Kính thưa các đ/c!
Kỉ niệm ngày 20/10 là dịp để chị em cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp mà lớp lớp thế hệ đi trước đã để lại . Trong buổi tọa đàm của chúng ta ngày hôm nay đã được nghe nhiều ý kiến chỉ đạo của các đại biểu. Buổi tọa đàm hôm nay của chúng ta đến đây là kết thúc, xin kính chúc các vị đại biểu, các đ/c nữ CB GV lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin cảm ơn các đ/c!
3. Lời dẫn chương trình toạ đàm ngày 20/10
Kính thưa các cô, các chị và các em ! Thưa toàn thể các đồng chí!
Chúng ta đang sống trong những tháng ngày mùa thu lịch sử, những tháng ngày đi cùng những sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước. Đặc biệt , trong những ngày này các thế hệ Phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc đang phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm … năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/…). Đối với nữ CBGV Trường THCS Hoằng Thanh trong những ngày này cũng đang sôi nổi thi đua thông qua các phong trào và hoạt động thiết thực. Nhằm để khẳng định những đóng góp to lớn của chị em trong việc trồng người và XD quê hương đất nước. Trong mỗi việc làm, các chị em đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là những người phụ nữ năng động, giỏi việc trường và đảm việc nhà.
Hoà chung trong khí thế thi đua sôi nổi cùng phụ nữ cả nước, được sự nhất trí của Ban chi uỷ chi bộ, hôm nay BCH Công đoàn trường THCS Hoằng Thanh long trọng tổ chức buổi toạ đàm chào mừng kỷ niệm lần thứ … ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đến dự và chào mừng buổi tọa đàm hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có:
- Đ/c: ………… – BT chi bộ, HT nhà trường – Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
- Đ/c: …………….. – Đại diện hội phụ huynh nhà trường - Đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh!
- Tới dự còn có các đồng chí nam đoàn viên CĐ, cùng toàn thể ..... nữ ĐV trong Công đoàn chúng ta - Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
Thay mặt cho Ban tổ chức cho phép tôi xin được gửi tới các cô, các chị và toàn thể các em có mặt trong buổi toạ đàm hôm nay những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc buổi toạ đàm của chúng ta thành công tốt đẹp.
Nhân buổi toạ đàm chào mừng ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 hôm nay, đ/c ………………. – T/M cho Ban chi uỷ chi bộ, BGH nhà trường, đồng thời thay mặt cho các đấng mày râu xin được gửi tới chị em giới nữ những lời chúc mừng. Xin trân trọng kính mời đồng chí!
(Sau khi phát biểu xong CTCĐ đáp từ)
Kính thưa toàn thể các đồng chí!
Phụ nữ Việt Nam thời nào cũng vậy – Luôn mang trong mình những phẩm chất cao quí mà Bác Hồ đã từng trao tặng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Ở bất cứ cương vị nào – Phụ nữ cũng phát huy được vai trò , sức mạnh, sự khéo léo vốn có của mình – Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp lớn lao của phụ nữ Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến gìn giữ chủ quyền dân tộc, từ thời Bà Trưng, bà Triệu đã có biết bao tấm gương anh hùng của các bà, các mẹ , các chị. Và trong thời đại ngày nay – Thời đại của khoa học công nghệ - Phụ nữ Việt Nam lại vươn lên để khẳng định mình –Năng động, sáng tạo trong công tác, được tôn vinh trong xã hội nhưng vẫn không quên vai trò, vị trí và thiên chức của mình trong cuộc sống gia đình.
Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được tặng 8 chữ vàng: "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang".
Trong buổi tọa đàm hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành ngày Phụ nữ Việt nam 20/10 và điểm qua một số thành tích của phụ nữ trong suốt chặng đường … năm qua. Xin kính mời phần trình bày của đồng chí …………… – UVCĐ nhà trường.
(Sau phần trình bày của đ/c UVCĐ là phần toạ đàm và giao lưu Văn nghệ).
-------
Kính thưa toàn thể các đồng chí!
Sau một thời gian làm việc khẩn trương với tinh thần đoàn kết và thân mật. Buổi toạ đàm chào mừng … năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Thay mặt BTC, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của toàn thể các đồng chí đoàn viên trong Công đoàn, một lần nữa xin chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc ngày 20/10 tràn ngập niềm vui.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
4. Lời dẫn chương trình tọa đàm 20/10 (số 2)
I. Văn nghệ chào mừng
Để không khí của buổi lễ kỷ niệm 20-10 hôm nay thêm phần tưng bừng phấn khởi, xin mời quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí CBGV thưởng thức một số tiết mục văn nghệ do các thầy cô giáo trường XX trình bày:
Mở đầu chương trình văn nghệ là bài hát: ………………………do ……………. trình bày (lần lượt giới thiệu các tết mục văn nghệ). Ca khúc... đã khép lại chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-10.
II. Chương trình lễ kỷ niệm 20/10
- Chào cờ…..
- Kính thưa quý vị đại biểu!
- Kính thưa các cô, các chị và các em! Thưa toàn thể các đồng chí!
Trong không khí thi đua chào mừng ngày 20 tháng 10, kỷ niệm … năm ngày thành lập Hội lên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hòa chung cùng với niềm vui, niềm phấn khởi, tự hào của các tầng lớp phụ nữ, hôm nay, Công Đoàn trường XX long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm XX năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/201X). Tới dự với buổi lễ kỉ niệm ngày hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có các vị đại biểu: (Giới thiệu các đại biểu)
Thời nào cũng vậy, phụ nữ Việt Nam luôn mang trong mình những phẩm chất cao qúy mà Bác Hồ đã từng trao tặng “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Ở bất cứ một cương vị nào, người phụ nữ cũng phát huy được vai trò, sức mạnh, sự khéo léo vốn có của chính mình. Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, họ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, họ là những người sản sinh ra các thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng. Ngày 20-10 hàng năm được chọn là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
Trong buổi lễ hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành ngày Phụ nữ Việt nam 20/10 và điểm qua một số thành tích của phụ nữ trong suốt chặng đường XX năm qua.
Sau đây tôi xin trân trọng kính mời phần đồng chí XX lên đọc ý nghĩa.
III. Toạ đàm và giao lưu văn nghệ
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các cô, các chị và các em! Thưa toàn thể các đồng chí!
Vừa qua chúng ta đã cùng nhau ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày 20/10
Vâng! Có thể nói dù ở bất cứ đâu, dù ở cương vị nào, người phụ nữ cũng thể hiện thế mạnh của mình để khẳng định vị thế, vai trò và khả năng tiềm ẩn của mình. Trong những năm qua dù còn gặp nhiều khó khăn thế nhưng chị em tổ nữ công của trường XX vẫn quyết tâm thi đua vượt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều chị em đạt danh hiệu.... Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay chúng ta hãy lắng nghe những chia sẻ của 1 đ/c dù nhiều năm qua đã gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống song đ/c vẫn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và đã nhiều năm liền đạt (nêu thành tích). Vâng xin kính mời đ/c………………………… Lên phát biểu ý kiến. Xin mời đ/c.
Kính thưa các đ/c ! Từ đầu chương trình đến giờ, chúng ta đã không ít lần ca ngợi vẻ đẹp, sự tài giỏi, trí thông minh của chị em phụ nữ. Song để đạt được điều đó thì người nâng đỡ, luôn sát cánh bên chị em chính là những mạnh thường quân, một nửa bên kia của chị em phụ nữ. Hôm nay toàn thể chị em phụ nữ rất phấn khởi được đón các đại biểu nam là CB – GV của nhà trường – một lực lượng đã nhiều năm giúp đỡ chị em vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao đồng thời hoàn thành nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ của mình.
Xin trân trọng kính mời thầy XX đại diện đại biểu nam, lên phát biểu ý kiến và hát tặng chị em một bài hát. Xin mời thầy.
IV. Bế mạc:
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các cô, các chị và các em! Thưa toàn thể các đồng chí!
Sau một thời gian làm việc khẩn trương với tinh thần đoàn kết và thân mật. Buổi toạ đàm chào mừng XX năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam của chúng ta ngày hôm nay đã thành công tốt đẹp. Thay mặt BTC, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của toàn thể các đồng chí đoàn viên trong Công đoàn, một lần nữa xin chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc ngày 20- 10 tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
5. Lời dẫn chương trình tọa đàm 20-10 (số 3)
I. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Vốn được sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, thế nên người phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm đầy kiên cường và dũng cảm; là những người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là những người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ chính là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào chống Pháp, chống mỹ, lao động sản xuất.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ Việt Nam trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong quá trình xây dựng, đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến vô cùng to lớn, xuất sắc và được Bác Hồ tặng tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Đối với chị em phụ nữ trường XX cũng luôn ra sức phấn đấu trong sự nghiệp giảng dạy và công tác xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc (Giỏi việc trường- Đảm việc nhà). Vì vậy được sự cho phép của... hôm nay, ban nữ công xin tổ chức buổi tọa đàm và giao lưu để chào mừng XX năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/201X).
Về tham dự buổi tọa đàm có: (Giới thiệu các đại biểu).
II. Khai mạc buổi tọa đàm
Mở đầu xin mời đ/c XX lên phát biểu khai mạc tọa đàm.
Tiếp theo chương trình đồng chí XX lên ôn lại những thành tích đã đạt được của phụ nữ Việt Nam trong suốt chặng đường XX năm qua.
Đại biểu phát biểu cảm tưởng, chúc mừng và tặng những bó hoa tươi thắm nhất tới toàn thể các chị em phụ nữ trong trường.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí!
Chúng ta hãy tin rằng, với truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, phụ nữ Việt Nam người sau tiếp bước người trước, ra sức vun đắp phong trào, xứng đáng với tầm vóc của một dân tộc đã trải qua trên 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Chúng ta hãy cùng nồng nhiệt chúc mừng cho những truyền thống bất khuất và anh hùng của PNVN nói chung, cũng như chị em phụ nữ của trường XX nói riêng.
III. Báo cáo công tác nữ công
IV. Chương trình văn nghệ
Sau đây sẽ là những tiết mục văn nghệ đặc sắc, nó chính là món quà tinh thần cùng tình cảm cao đẹp vô cùng ý nghĩa gửi tới các chị em trong ngày kỉ niệm trọng đại này. (Giới thiệu các tiết mục)
V. Bế mạc
Kính thưa các đ/c!
Kỉ niệm ngày 20/10 là dịp để chị em cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp mà lớp lớp thế hệ đi trước đã để lại. Trong buổi tọa đàm của chúng ta ngày đã nghe được nhiều ý kiến chỉ đạo của các đại biểu. Buổi tọa đàm đến đây là kết thúc. Xin kính chúc các đ/c lãnh đạo nhà trường, các đ/c đại biểu các đ/c nữ CBGV lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin cảm ơn các đ/c!
6. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 4
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: ‘‘Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà nên tốt đẹp rực rỡ’’. Người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, giàu lòng nhân đạo, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em vẫn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cũng như xây dựng đất nước. Chính vì thế, ngày 20/10 hàng năm là ngày mà cả dân tộc dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho phụ nữ.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Được sự đồng ý của... trường ... tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm ... năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/20..).
Sau đây thay mặt BTC tôi xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu có mặt hôm nay: (Giới thiệu đại biểu)
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Chỉ có người phụ nữ mới được phong tặng danh hiệu: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, chị em cũng luôn vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không chỉ có thế, với thiên chức của người phụ nữ, ở gia đình họ là người vợ, là người mẹ đảm đang. Trong những câu thơ, trong mỗi lời ca tiếng hát, chị em vẫn luôn là những hình ảnh đẹp nhất được tôn vinh. Trong một bài thơ viết về người Phụ nữ, chỉ với tám câu thơ nhưng lại chứa đựng tất cả những đức tính tốt đẹp của người con gái Việt Nam.
“Yêu người con gái Việt Nam
Anh hùng, bất khuất, đảm đang tuyệt vời
Trung hậu, đẹp xinh rạng ngời
Việc nhà, việc nước, trọn đời thuỷ chung
Thương người phụ nữ anh hùng
Dẫu bao gian khó, khốn cùng vẫn chăm
Suốt ngày, suốt tháng, quanh năm
Chồng con yên giấc mới nằm ngủ yên”
Trong buổi tọa đàm hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành ngày Phụ nữ Việt nam 20/10 và điểm qua một số thành tích của phụ nữ trong suốt chặng đường ... năm qua. Xin kính mời phần trình bày của đồng chí...
Tiếp đến là phần phát biểu của đại biểu và chương trình văn nghệ.
Kính thưa toàn thể các đồng chí!
Sau một thời gian làm việc khẩn trương với tinh thần đoàn kết và thân mật. Buổi toạ đàm chào mừng ..... năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Thay mặt cho BTC, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của tất cả các đồng chí đoàn viên trong Công đoàn, một lần nữa xin chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc ngày 20/10 tràn ngập niềm vui.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
7. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 5
1. Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu:
Kính thưa các đồng chí đại biểu .
Thưa toàn thể các đ/c nữ cán bộ quản lý , các đ/c nữ cán bộ viên chức trong tổ công đoàn..
Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt ,trong những ngày này các thế hệ phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ Quốc lại phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10
Cứ mỗi dịp thu về, đông chớm, nhà nhà lại ấm lên bởi bàn tay người mẹ, người chị, người bạn gái...Những người chồng lại ấm lòng khi nghĩ về một bóng hình yêu dấu. Những người mẹ, người chị, người bạn gái ấy đích thực là mùa thu quyến rũ, ấm áp, là người giữ ngọn lửa vĩnh hằng cho cuộc sống. Đối với nữ CBGV Trường Tiểu học ......., ngày 20/10 là dịp để khẳng định những đóng góp to lớn của phụ nữ vào quá trình xây dựng và đào tạo thế hệ học sinh thân yêu.
Ở bất kỳ lĩnh vực nào, vị trí nào nữ CBGV Trường Tiểu học ........ đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là những người phụ nữ năng động, giỏi việc trường đảm việc nhà trong thời kỳ hội nhập. Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước - Được sự nhất trí của BCHCĐ , Ban giám hiệu nhà trường – Tổ nữ công trường Tiểu học ....... tổ chức buổi tọa đàm nhân dịp kỉ niệm lần thứ .... ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 20/10/1930 - 20/10/20...
Đến dự và chỉ đạo buổi tọa đàm hôm nay gồm có
- Đ/c:...............................................................
- Tới dự còn có các toàn thể các đ/c công đoàn viên trong nhà trường đã có mặt đông đủ - Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng .
Trong buổi tọa đàm hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau ôn lại giờ phút lịch sử của ......... năm về trước – Ngày 20/10/1930 ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Xin kính mời đồng chí ............... – TB nữ công nhà trường lên thông qua lịch sử ý nghĩa ngày 20/10
Xin trân trọng kính mời đ/c.
2. Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10:
Kính thưa các đ/c đại biểu.
Thưa toàn thể chị em!
Phụ nữ Việt Nam thời nào cũng vậy – Luôn mang trong mình những phẩm chất cao quí mà Bác Hồ đã từng trao tặng “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” Ở bất cứ cương vị nào – Phụ nữ cũng phát huy được vai trò , sức mạnh, sự khéo léo vốn có của mình – Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp lớn lao của phụ nữ Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến gìn giữ chủ quyền dân tộc từ thời Bà Trưng bà Triệu đã có biết bao tấm gương anh hùng của các bà , các mẹ , các chị đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để có một Việt Nam lừng lẫy năm châu , chấn động địa cầu. Trong thời đại ngày nay – Thời đại của khoa học công nghệ - Phụ nữ Việt Nam lại vươn lên để khẳng định mình –Năng động sáng tạo trong công tác, được tôn vinh trong xã hội nhưng vẫn không quên vai trò, vị trí và thiên chức của mình trong cuộc sống gia đình
Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được tặng 8 chữ vàng: "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang".
Hôm nay trong không khí tưng bừng của chị em phụ nữ, chúng ta cùng nhau ôn lại ý nghĩa , lịch sử ngày 20/10- Ngày thành lập hội LHPNVN’.
Kính thưa các đồng chí ! Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên nữ Việt đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có sắc phong cách : họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Phụ nữ Liên hiệp Hội chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Kể từ đó Việt Nam chính thức lấy ngày 20/ 10 là ngày "Phụ nữ Việt Nam"!
Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang".
Cách đây ..... năm (20/10/1930), Hội Phụ Nữ phản đế Việt Nam đã được thành lập. Đó là tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Từ khi ra đời, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng.
Đảng chỉ rõ: "Nếu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
3. Tuyên truyền:
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày 20/10, giờ tôi xin tiếp tục cùng quý cô tìm hiểu về vấn đề nóng bỏng đang cần quan tâm trong xã hội hiện nay.
Bước vào thời kì CNH, HĐH, cùng với rất nhiều điều kiện thuận lợi, phụ nữ Việt Nam đã và đang đứng trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy, việc gìn giữ, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Một số phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam có phần bị mai một, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và đạo đức nhân phẩm của người phụ nữ. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, xã hội hiện đại đòi hỏi người phụ nữ phải có những phẩm chất đạo đức đó là “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang”
Vậy thì Vì sao Hội LHPN Việt Nam lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang để tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ học tập, rèn luyện?
Đáp:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, con người Việt Nam đã hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, là tinh thần anh dũng, kiên cường, tạo nên sức mạnh cộng đồng để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Trong tiến trình lịch sử đó, với thiên chức làm mẹ, vai trò làm “nội tướng” trong gia đình và công dân của xã hội, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức tốt dẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự đóng góp thầm lặng đó đã dần kết tinh nên những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Yêu nước, anh hùng, đảm đang, nhân ái, nghĩa tình, thủy chung và giàu đức hy sinh.
Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, đặc biệt, sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội để phụ nữ Việt Nam phát huy khả năng và những phẩm chất tốt đẹp đã được xây đắp qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với phụ nữ. Một số giá trị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Namcó phần bị mai một. Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trong nhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ. Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ...
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, giáo dục, vận động phụ nữ phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng. Qua hơn 80 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt từ năm 1987 đến nay, cùng với công cuộc Đổi mới của đất nước, Hội LHPN Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội.
Phấn đấu thực hiện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam chính là góp phần thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng người phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí được xác định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội PNTQ lần thứ X. Đây là nhiệm vụ có tính ưu tiên của cả hệ thống chính trị mà tổ chức nòng cốt là Hội LHPN Việt Nam, có sự tham gia chủ động, tích cực của các Bộ, ngành, đoàn thể.
Xuất phát từ thực tiễn và thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Hội, qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đông đảo các tầng lớp phụ nữ và nhân dân, Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam kỳ họp thứ X (khoá X) đã quyết nghị lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang để triển khai tuyên truyền, học tập, rèn luyện trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ.
Vậy thì Trong thời kì CNH, HĐH đất nước, các phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang được biểu hiện cụ thể như thế nào ?
Đáp:
Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang là những phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, bước vào thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, các phẩm chất đạo đức ấy được bổ sung những nội dung mới với những biểu hiện cụ thể, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
- Tự tin:
Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình.
Người tự tin là người luôn tin tưởng vào năng lực bản thân, có chí tiến thủ, tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình. Từ đó, đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, không ngại khó, ngại khổ, vượt mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc phục tâm lí tự ti để đạt mục tiêu ấy.
Trong công việc, người tự tin là người tự lực, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sẵn sàng nhận nhiệm vụ; khi đã nhận thì cố gắng hoàn thành tốt. Trong cuộc sống, người tự tin thường chủ động, bình tĩnh xử lí mọi tình huống. Ở người tự tin còn có tinh thần hợp tác cao; khiêm tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại, coi khó khăn là môi trường rèn luyện để thử thách năng lực và ý chí.
Trong giao tiếp, ứng xử, người tự tin thường tỏ thái độ bình tĩnh, chủ động; mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm bảo vệ lẽ phải; có phong thái chững chạc, đường hoàng.
Tuy nhiên, cần phân biệt tự tin với tự kiêu và bảo thủ. Nếu tự tin quá, dẫn tới coi thường người khác thì sẽ thành người tự cao, tự đại; hoặc tự tin mà không có đủ trình độ, kiến thức để xác định việc cần làm thì dễ dẫn tới bảo thủ, do vậy, dễ có nguy cơ bị tụt hậu, bị thất bại.
- Tự trọng: Là coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân mình. Nói phẩm giá, danh dự là nói đến những cái quý giá nhất của mỗi con người, nó không chỉ có ý nghĩa về đạo đức mà rộng hơn là cả về năng lực, trình độ, cách ứng xử v.v… những yếu tố làm nên giá trị, tư cách của con người.
Theo đó, người có lòng tự trọng trước hết phải là người yêu nước, tự tôn dân tộc, không làm điều gì tổn hại đến đất nước, đến dân tộc mình.
Bên cạch đó, người tự trọng là người có thái độ tôn trọng và tự giác chấp hành mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện các quy chế, nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng. Như vậy, sẽ là người thiếu tự trọng nếu có tư tưởng đối phó trong chấp hành luật pháp, cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm những quy định, quy ước chung của tập thể.
Người tự trọng phải là người luôn tôn trọng và hướng theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong ứng xử, người tự trọng thường độ lượng với người khác nhưng nghiêm khắc với bản thân, tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống theo chuẩn mực đạo đức xã hội; không sống dễ dãi, buông thả; không có những hành vi trái chuẩn mực đạo đức xã hội, trái lương tâm; luôn giữ đạo đức nghề nghiệp; hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; tự biết xấu hổ, ăn năn nếu làm những việc trái đạo lý; khi có lỗi thì tự giác nhận lỗi và sửa lỗi; biết kiềm chế, không xúc phạm người khác.
Người tự trọng còn là người coi trọng danh dự bản thân, luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân.Việc coi trọng danh dự bản thân thể hiện qua ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người; cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội. Tự giác hoàn thành tốt những công việc được giao; nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều; việc gì làm được thì gắng làm, không phiền lụy đến người khác. Lòng tự trọng còn giúp con người biết việc nên làm, việc không nên làm.
- Trung hậu: Là trung thành, trung thực, nhân hậu
Biểu hiện của phẩm chất trung hậu theo nghĩa rộng chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Biết tôn trọng những thành quả cách mạng mà các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu mới giành lại được, hiểu rõ đạo lí “ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, người trung hậu không bao giờ phản bội Tổ quốc, không nhẹ dạ nghe theo lời xúi dục của kẻ xấu, không tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại thành quả cách mạng. Cũng không thay lòng đổi dạ; không thất hứa, bội tín; không vô tình, bất nghĩa.
Trong quan hệ cộng đồng, biểu hiện của phẩm chất trung hậu chính là sự thủy chung son sắt trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Giàu tình yêu thương, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước bất hạnh của người khác; không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác. Có lòng vị tha, sẵn sàng tự nguyện hy sinh bản thân cho gia đình, cho đất nước; là sự chân thành, công tâm, khách quan trong cách đối xử với mọi người. Thẳng thắn, cương trực, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu, cái ác.
- Đảm đang
Theo quan niệm cũ, đảm đang (tương tự đảm đương) là khái niệm chỉ người phụ nữ đảm đang việc nhà, giỏi giang trong gánh vác công việc trong gia đình. Ngày nay, khái niệm đảm đang đã có sự phát triển, mở rộng về nghĩa. Đó là khả năng quán xuyến việc nước, việc nhà. Người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội.
Đối với gia đình: Người phụ nữ đảm đang cần có khả năng quán xuyến công việc gia đình; biết sắp xếp, phân công công việc cho các thành viên một cách hợp lí; chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định đóng góp vào nguồn thu của gia đình; tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình; quan tâm chăm sóc, nuôi dạy con tốt; thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình. Biết cách tổ chức tốt cuộc sống tinh thần trong gia đình, luôn chia sẻ tâm tư tình cảm với con, hiểu những giai đoạn thay đổi tâm sinh lí của con để khéo léo định hướng cho con phát triển nhân cách; không phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, cho xã hội.
Đối với xã hội: Người phụ nữ đảm đang cần tham gia lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc; phấn đấu giỏi việc nước, đảm việc nhà. Biết sắp xếp việc nhà hợp lý để làm tham gia việc cộng đồng, hoàn thành tốt mọi công việc được phân công. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có thời gian học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
Với bản thân: Người phụ nữ đảm đang còn là người biết sắp xếp thời gian hợp lí trong công việc, tham gia học tập nâng cao trình độ của bản thân, chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để trở thành một người lao động có chất lượng cao, một người vợ đảm, một người mẹ hiền. Đồng thời vừa có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân hợp lý để tái tạo sức lao động. .
Khi Rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, mang đến những lợi ích nào cho phụ nữ ?
Đáp:
Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, góp phần thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Đối với bản thân người phụ nữ, 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang giúp người phụ nữ nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực, tránh những tác động tiêu cực của thời kì CNH, HĐH và hội nhập, vượt qua những thách thức khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Đó cũng là điều kiện đem lại giá trị đích thực cho người phụ nữ, hướng người phụ nữ sống thiện, sống đẹp, sống có ích. Khi vai trò, vị trí của phụ nữ được nâng lên, chị em có thể đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Đối với mỗi gia đình, bốn phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang còn giúp người phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người vợ đảm, người mẹ hiền; từ đó tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình; tạo cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Đối với cộng đồng, 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang giúp người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tác động tích cực tới cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Vậy Phụ nữ chúng ta cần phải làm gì để có được 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang ?
Đáp:
Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kì CNH, HĐH đất nước, để có được 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, người phụ nữ cần phải cố gắng nỗ lực, phấn đấu không ngừng.
Trước hết, mỗi một phụ nữ cần nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó. Sẵn sàng vượt qua khỏi định kiến giới, vượt qua những trở ngại của bản thân, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình; đồng thời có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân, của phụ nữ.
Mỗi người cần xác định rõ trách nhiệm xã hội của mình trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, khắc phục tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, níu kéo, đố kị với người khác.
Không ngừng học tập vươn lên, tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung và loại hình học tập thích hợp; có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng; không ngừng vươn lên trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; nâng cao kiến thức văn hoá, kĩ năng giao tiếp ứng xử; thực hành phương pháp khoa học trong nuôi dạy con và chăm sóc gia đình.
Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Phải xác định được rằng phẩm chất đạo đức của con người không tự nhiên, sẵn có mà được hình thành qua giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày. Đồng thời, phẩm chất đạo đức cũng không phải nhất thành, bất biến mà luôn chịu sự tác động của ngoại cảnh, dễ bị thay đổi. Do đó, việc rèn luyện cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, tự soi xét bản thân hàng ngày và tu dưỡng suốt cả cuộc đời.
Để gìn giữ và không ngừng phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, mỗi một cán bộ, hội viên, phụ nữ hãy tích cực học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, đồng thời là nòng cốt trong việc tuyên truyền để làm sao cho các phẩm chất đạo đức tốt đẹp có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội. Bởi lẽ, giữ gìn, phát huy và bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam không chỉ cần thiết đối với người phụ nữ, mà còn cần thiết đối với mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về 4 phẩm chất mà người phụ nữ trong thời hiện đại cần phải có được, cảm ơn sự lắng nghe của quý đại biểu và toàn thể CDV.
Sau đây để tiếp tục chương trình xin mời cô Lành
4- Phát biểu ý kiến
Xin cảm ơn đ/c
Thưa các đồng chí đại biểu, th ưa toàn thể CĐV,
Trước đây theo truyền thống phương Đông, người phụ nữ thường là cái sân sau của người đàn ông, là ngọn lửa giữ gìn mái ấm gia đình, là người nâng khăn, sửa túi cho chồng. Ngày nay, vai trò của người phụ nữ cũng đã dần thay đổi. Cơ hội tiếp cận của họ với giáo dục, chăm sóc sức khỏe và sự tham gia của họ trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng. Xu hướng hiện nay của phụ nữ là đảm trách tốt cả công việc gia đình và ngoài xã hội. Ở người phụ nữ có đầy đủ tố chất đảm bảo cho sự thành công mà điều này có khi thiếu ở nam giới. Họ rất chăm chỉ, khéo léo, dám dấn thân trong nhiều lĩnh vực. Không ít những phụ nữ tài giỏi được vinh danh như Bà Nguyễn Thị Bình, Bà Trương Mỹ Hoa hay xa hơn như Bà Hilary Clinton– phu nhân của cựu tổng thống Mỹ đồng thời c ũng là ứng cử viên nặng ký cho vị trí này là những ví dụ rất cụ thể mà ai cũng biết. Lúc sinh th ời, Bác Hồ cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ không thua kém nam giới khi được tạo mọi điều kiện thuận lợi, Bác nói : “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phụ nữ đã thật sự làm chủ Nhà nước”. Bác luôn quan tâm đến quyền bình đẳng của nữ giới và lo cho hạnh phúc của nữ giới, khuyên giới nữ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, Bác đã nói: “Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập.”
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đ ã đ ưa ra khẩu hiệu "Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà” Để thực hiện được ước nguyện đó, người phụ nữ phải gánh nặng cả hai vai: chức năng xã hội và chức năng gia đình, trong đó chức năng xã hội của phụ nữ ngày càng được khẳng định mà chức năng gia đình cũng không hề giảm nhẹ. Trong ấm thì ngoài mới êm. Một bên là công danh, sự nghiệp; một bên là gia đình với thiên chức người vợ, người mẹ. Đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ ngành giáo dục đào tạo nói riêng càng nặng nề hơn, đòi hỏi các chị phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành tốt c ả hai chức năng, làm tròn cả hai bổn phận của người thầy trên lớp,người vợ, người mẹ tốt trong gia đình, một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là sự phấn đấu và nỗ lực khôn cùng. Nếu một người phụ nữ chỉ biết mải mê công việc xã hội, sự nghiệp mà bỏ bê trách nhiệm trong gia đình hay chỉ biết loay hoay với việc nhà mà không tham gia vào công tác xã hội đều khó chấp nhận.
Tuy nhiên, để được "giỏi việc nước, đảm việc nhà" nhiều chị em phải chịu gánh nặng quá sức. Đôi khi nó đòi hỏi chị em sự hy sinh về sức khoẻ, tuổi thanh xuân, sự nghỉ ngơi, vui chơi giải trí”. Bởi vậy có ý kiến đã cho rằng khẩu hiệu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam "Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà" là rất sai. Tại sao không phải là "Nam nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"? Tại sao lại đẩy nam giới ra khỏi việc nhà trong khi thực tế rất cần bàn tay của họ?. Phụ nữ cũng chỉ có quỹ thời gian như đàn ông, sức lực chị em cũng có hạn. Nếu phụ nữ phải làm tất cả công việc gia đình thì còn đâu thời gian học tập, phấn đ ấu. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái đã ngốn quá nhiều thời gian và sức lực. Chính vì thế, chị em phụ nữ có quá ít thời gian để nâng cao trình độ của mình. C ó ý kiến phát biểu “ Đàn ông lúc nào cũng nhận là phái mạnh, nhưng họ chỉ cần một vế giỏi việc nước là đã tốt lắm rồi. Còn chị em chúng tôi, vẫn phải giỏi việc nước như các anh ấy, ngoài ra lại còn phải đảm việc nhà. Nên đã "đảm việc nhà" sẽ không còn điều kiện "giỏi việc nước" nữa. Còn những ai phấn đấu cho công việc, cho sự nghiệp, nhất định phải dành nhiều thời gian cho công việc hơn. Không những thế, phải chấp nhận đi công tác, đi học thêm, họp hành, hội nghị. Như vậy, còn đâu thời gian cho gia đình, nên cái vế "đảm việc nhà" khó mà đạt được. Nhưng Có thể nói dù ở bất cứ đâu, dù ở cương vị nào, phụ nữ cũng thể hiện thế mạnh của mình để khẳng định vị thế, vai trò và khả năng tìm ẩn của mình. Trong những năm qua dù còn gặp nhiều khó khăn song chị em tổ nữ công của trường TH Long Hòa vẫn quyết tâm thi đua vựơt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đạt rất nhiều thành tích. Vậy thì vừa phải dạy học, vừa phải tham gia phong trào của nhà trường, khi về nhà vừa phải lo cho gia đình, con cái trong suốt bao năm qua chị em mình có gặp khó khăn nào? Xin chị em cùng cho biết ý kiến và cùng chia sẻ kinh nghiệm cho tất cả chúng ta cùng trao đổi, xin mời các quý cô.
CDV thảo luận ý kiến
Là một phụ nữ thành công trong sự nghiệp, cuộc sống, xin đồng chí hãy chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào vừa làm tốt công việc cơ quan mà vừa làm tốt công việc gia đình. Trong buổi tọa đàm hôm nay chúng ta hãy lắng nghe những chia sẻ của 1 đ/c thay mặt BCH CĐ chúng tôi kính mời đ/c ……… phát biểu ý kiến. Xin mời đ/c
*Đ/C ……. phát biểu ý kiến”
Xin cảm ơn nhưng sẻ chia của Đ/C, tất cả CĐV nữ chúng tôi xin đón nhận
5. Phát biểu ý kiến của đại biểu nam:
Kính thưa các đ/c! Từ đầu chương trình chúng ta đã không ít lần ca ngợi vẻ đẹp, trí thông minh, tinh thần dũng cảm của chị em phụ nữ. Nhưng để đạt được điều đó thì người nâng đỡ, luôn sát cánh bên chị em chính là những người chồng của chúng ta. Hôm nay toàn thể chị em phụ nữ rất phấn khởi được đón các đại biểu nam là CB – GV của nhà trường – một lực lượng đã nhiều năm giúp đỡ chị em vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao đồng thời hoàn thành nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ của mình – Xin kính mời thầy ...... đại diện đại biểu nam, lên phát biểu ý kiến.
- Xin mời thầy
*Đ/C ........phát biểu ý kiến
(Lành)Thay mặt BTC chúng tôi xin cảm ơn những ý kiến quí báu của thầy .Để Đáp lại những tâm tư tình cảm mà quý thầy cô đã dành cho chúng ta,đại diện cho phụ nữ tôi xin ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý đại biểu.
7. Bế mạc:
Dạ Xin Cảm ơn ý kiến của quý thầy cô.
Kính thưa các đ/c !
Kỉ niệm ngày 20/10 la dịp để chị em cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp mà lớp lớp thế hệ đi trước đã để lại . Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay chúng ta đã nghe được nhiều ý kiến chỉ đạo của các đại biểu. Thay mặt tổ CĐ tôi nghiêm túc tiếp thu và đưa vào chương trình hành động của tổ trong thời gian đến. Buổi tọa đàm hôm nay của chúng ta đến dây là kết thúc, Xin kính chúc các đ/c lãnh đạo nhà trường, các đ/c đại biểu các đ/c nữ CB GV lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt . Xin cảm ơn các đ/c!
Thì sau đây được sự phối hợp của nhà trường và BCH CĐ có tổ chức bữa cơm thân mật, xin kính mời quý thầy cô cùng chung vui.
8. Lời dẫn tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 hay số 6
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Vốn sinh ra ở một đất nước có nền văn minh nông nghiệp dựa trên trồng lúa nước và làm thủ công mỹ nghệ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng lao động chính. Hơn nữa, nước ta thường xuyên bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống còn nghèo nàn. Chính vì vậy, phụ nữ Việt Nam có bản sắc và phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường và dũng cảm. Là người lao động cần cù, sáng tạo và thông minh. Là những người có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo tồn và phát triển bản sắc, tinh hoa văn hóa của một dân tộc. Họ là những người mẹ nhân hậu, dũng cảm, thủy chung đã sản sinh ra biết bao thế hệ anh hùng dân tộc anh dũng.
Trong chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột và bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Phụ nữ tham gia đông đảo vào phong trào chống Pháp, chống Mỹ, phong trào sản xuất của đất nước.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói“Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ Việt Nam trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng như trong quá trình xây dựng, đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến vô cùng to lớn, xuất sắc và được Cụ Hồ đề tặng tám chữ vàng: ‘Anh hùng, Bất khuất, Trung kiên, Dũng cảm’.
Đối với chị em phụ nữ trường XX luôn cố gắng để có được công việc giảng dạy và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc (giỏi việc trường, đảm việc nhà). Vì vậy, hôm nay, được sự chấp thuận của …, Ban Nữ công xin tổ chức buổi tọa đàm và gặp mặt chào mừng kỷ niệm XX Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/20….).
Về tham dự buổi tọa đàm có: (Giới thiệu các đại biểu).
Khai mạc buổi tọa đàm:
Mở đầu xin mời đ/c XX lên phát biểu khai mạc tọa đàm.
Tiếp theo chương trình đồng chí XX lên ôn lại những thành tích đã đạt được của phụ nữ Việt Nam trong suốt chặng đường XX năm qua.
Đại biểu phát biểu cảm tưởng, chúc mừng và tặng những bó hoa tươi thắm nhất tới toàn thể các chị em phụ nữ trong trường.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí!
Chúng ta hãy tin tưởng rằng phụ nữ Việt Nam với truyền thống “anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” sẽ tiếp bước người đi trước, ra sức phát huy phong trào xứng đáng với danh dự của dân tộc trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Xin nhiệt liệt chúc mừng truyền thống anh hùng, bất khuất của PNVN, đặc biệt là các chị em phụ nữ Trường XX.
Báo cáo công tác nữ công:
Chương trình văn nghệ:
Sau đây là những màn trình diễn âm nhạc đặc biệt, là món quà tinh thần và tình cảm vô cùng ý nghĩa đối với chị em trong ngày kỷ niệm tuyệt vời này. (Giới thiệu biểu diễn)
Bế mạc:
Kính thưa các đồng chí!
Lễ kỷ niệm 20/10 là dịp để chị em ôn lại những truyền thống tốt đẹp mà lớp lớp mình đã để lại cho các thế hệ đi trước. Trong phiên thảo luận, chúng tôi được nghe nhiều ý kiến chỉ đạo của các đại biểu. Thảo luận kết thúc tại đây. Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, cán bộ nữ công nhà trường dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin cảm ơn các đồng chí!
Xem thêm
Lời dẫn chương trình tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Kịch bản tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam
Cách tổ chức thi Hái hoa dân chủ
Những lời chúc mừng 20/10 cho chị gái, em gái hay, ý nghĩa nhất
Hướng dẫn cách làm thiệp hoa nổi 3D tặng mẹ và bạn gái ngày 20-10
30 Lời chúc 20/10 cho phụ huynh hay, ngắn gọn
Những bài thơ hay về ngày 20/10 chúc mừng Phụ nữ Việt Nam
Stt 20/10 hài hước, status chúc 20/10 bá đạo
Mẫu trang trí bảng lớp chào mừng 20/10 đẹp nhất