Rằm tháng 10 là ngày gì? Cách cúng rằm tháng 10
Rằm tháng 10 là ngày gì? Cách cúng rằm tháng 10 chuẩn nhất như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của VnAsk.com nhé.
Rằm tháng 10 là ngày gì? Có lớn không?
Rằm tháng 10 là ngày Tết Hạ Nguyên (hay còn gọi là Tết Cơm mới, Tết Song Thập, Tết Trùng Thập), thường được diễn ra vào ngày 15/10 Âm lịch hằng năm. Tết Hạ Nguyên được tổ chức nhằm mừng mùa màng thuận lợi và tạ ơn các vị thần đã phù hộ.
Tết Hạ Nguyên được xem là một trong những lễ hội quan trọng trong văn hóa của người Việt, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số. Với họ, Tết Hạ Nguyên giống như Tết Nguyên Đán của người Kinh vậy.
Nguồn gốc và ý nghĩa rằm tháng 10 trong Phật Giáo
Nguồn gốc ngày rằm tháng 10
Sau vụ lúa tháng 8 vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cũng bắt đầu nhẹ nhàng, lúa đã đầy bô, rơm rạ cũng chất thành đống khô ráo và tươm tất. Dù cho thời tiết lạnh lẽo nhưng vẫn được mùa, có lúa mới để ăn, cuộc sống đủ no. Vì thế người dân thường sẽ nghĩ ngay đến ơn nghĩa của đất trời đã giúp mang đến mưa thuận gió hòa, trăm sự đều thành, một mùa màng bội thu. Ngày rằm tháng Mười được người dân tổ chức như một cách để cảm tạ những gì mà trời đất đã dành cho người dân dưới hạ giới.
Ngoài ra, có quan điểm cho rằng, vào ngày rằm tháng 10, Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu để về tâu với Ngọc Hoàng. Vì thế mà mọi nhà sẽ phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phước lành, tránh tai họa và cũng là dịp để tiến tân cơm gạo mới cúng tổ tiên.
Nhân dịp Tết Hạ Nguyên, mọi người đều mua quà và gạo nếp mới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu - Đông biếu ông bà cha mẹ hay những bậc tôn kính để tỏ lòng hiếu thảo. Theo phong tục từ thời cổ xưa, vào ngày Tết Hạ Nguyên, người người nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, trả quả, đèn nến cùng mâm lễ thơm ngon để dâng cúng.
Ý nghĩa rằm tháng 10 trong Phật Giáo
Cúng rằm tháng Mười là cách để cảm tạ những điều tốt đẹp mà trời đất, Thần Phật đã dành cho người dân ở hạ giới. Ngoài ra, đây còn là dịp để cầu an cho gia đạo, cầu siêu cho người thân đã khuất và thể hiện sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên theo đạo nghĩa:
"Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền".
15 tháng 10 Âm là ngày bao nhiêu Dương? Vào thứ mấy?
Ngày 15 tháng 10 năm 2024 Âm lịch rơi vào thứ Sáu ngày 15 tháng 11 năm 2024 Dương lịch. Đây là ngày Minh Đường hoàng đạo, bát tự là Quý Mùi, tháng Ất Hợi, năm Giáp Thìn, thuộc tiết Lập Đông, trực Thành, xung với các tuổi: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tỵ.
- Nếu xuất hành thì nên đi hướng Đông Nam để đón Hỷ Thần, xuất hành hướng Tây Bắc để đón Tài Thần.
- Giờ hoàng đạo: Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Tỵ (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h), Hợi (21h - 23h).
- Giờ hắc đạo: Tý (23h - 1h), Sửu (1h - 3h), Thìn (7h - 9h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Dậu (17h - 19h).
>> Xem thêm: Tết Hạ Nguyên là gì? Ý nghĩa và văn khấn Tết Hạ Nguyên
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được rằm tháng 10 là ngày gì và cách cúng rằm tháng 10 chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Ngày lễ khác trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Tết Trùng Cửu là gì? Ngày Trùng Cửu có tốt không?
Tết Hạ Nguyên là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Hạ Nguyên
Bài phát biểu của lãnh đạo dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2025
Bài phát biểu hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông
Ngày của Mẹ năm 2024 là ngày nào? Vào thứ mấy?
Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của nội bộ công ty, khách hàng
Kịch bản Hội nghị Cán bộ công chức
Những câu nói dối ngày cá tháng Tư, câu nói hay về ngày cá tháng Tư
Có nên thắp hương hàng ngày không? Tại sao?