Truyền thuyết về ông tổ nghề xây dựng ở Việt Nam
Truyền thuyết về ông tổ nghề xây dựng ở Việt Nam
Cúng giỗ tổ nghề xây dựng cũng là một ngày lễ được rất nhiều người theo nghề xây dựng coi trọng.
Từ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp là thờ phụng tổ nghề, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các bậc hiền nhân đã có công truyền bá nghề cho thế hệ sau này, bên cạnh đó còn là sự tôn vinh, khẳng định thương hiệu của nghề. Ở nước ta trong các ngành nghề, có thể nói là ngành xây dựng (gồm các nghề: thợ xây, thợ mộc, thợ cơ khí) có đến 2 ngày cúng giỗ cách nhau 6 tháng. Đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Do vậy, hành trình tìm Tổ sư nghề xây dựng - nghề làm đẹp cho xã hội ở mọi thời kỳ theo suốt thời gian của lịch sử để ghi công, tưởng nhớ cũng là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của những người trong ngành Xây dựng.
Trong bài viết này VnAsk sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tích ông tổ nghề xây dựng cũng như ngày giỗ tổ ngành xây ở Việt Nam, mời các bạn cùng theo dõi.
Sự tích ông tổ nghề xây dựng
Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.
Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.
Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”. Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…
Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.
Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tất cả anh em thợ trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.
Giỗ tổ ngày 13 tháng 6 thì đơn giản hơn và thường cúng tại nơi làm. Lễ vật một bộ tam sên (một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một miếng thịt heo quay), gà lược, chè xôi, rượu nếp trắng,… Sau đó, tất cả các thợ và khách quây quần lại với nhau, cùng vui ly rượu với những mẩu chuyện vui buồn trong nghề và truyền cho nhau những kinh nghiệm, bí quyết tay nghề để học hỏi lẫn nhau.
-----------------------------
Vào ngày giỗ tổ nghề xây dựng mọi người thường tổ chức cúng long trọng, nếu như chưa biết cách cúng giỗ nghề xây dựng, các bạn có thể tham khảo thêm trên VnAsk. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Ngoài ra chuyên mục văn khấn cổ truyền có rất nhiều mẫu bài cúng, văn khấn quan trọng trong các ngày lễ cổ truyền của Việt Nam như ngày Tết nguyên đán, rằm tháng 7, tết trung thu, văn khấn ông bà gia tiên, văn khấn cúng giỗ… Các bạn có thể tải về lưu lại để sử dụng vào các dịp lễ cần thiết.
Xem thêm
Hình ảnh ngày của Mẹ đẹp, ý nghĩa nhất
Kịch bản chương trình kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Lịch sử và ý nghĩa Ngày gia đình Việt Nam (28-6)
Stt lễ 30/4, cap về đi chơi lễ 30/4 và 1/5 hay nhất
Stt lừa cá tháng Tư, cap hay về ngày cá tháng Tư
5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng ra đời ngày nào? Có ý nghĩa gì?
Kịch bản chương trình đón nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
Cá tháng Tư là ngày gì, vào ngày nào? Ý nghĩa và nguồn gốc cá tháng 4
Ngày 14/8 là ngày gì? Ngày 14 tháng 8 có ý nghĩa gì?