Cờ LGBT có mấy màu, ý nghĩa là gì? Các lá cờ LGBT
Lá cờ của cộng đồng LGBT có khá nhiều màu, mỗi màu lại có một ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những ý nghĩa đó. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cờ LGBT có mấy màu và ý nghĩa lá cờ LGBT bạn nhé.
Cờ LGBT có từ khi nào?
Cờ LGBT (hay còn được gọi là cờ cầu vồng) được Gilbert Baker thiết kế vào năm 1978 cho Ngày tự do của người đồng tính (Gay Freedom Day) tại San Francisco.
Ông thiết kế lá cờ này như một biểu tượng của sự "hy vọng" và "độc lập" nhằm thay thế cho biểu tượng tam giác hồng. Lá cờ LGBT không thực sự miêu tả cầu vồng, mà là những sắc màu của cầu vồng theo những dải nằm ngang, với màu đỏ nằm trên và màu tím nằm dưới cùng. Lá cờ đại diện cho sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính nam và đồng tính nữ ở quanh thế giới.
Cờ LGBT có mấy màu, ý nghĩa lá cờ LGBT là gì?
Cờ cầu vồng ngày nay trở thành một biểu tượng và niềm tự hào của cộng đồng LGBT. Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1978, lá cờ cầu vồng này đã trải qua nhiều lần thay đổi thiết kế.
Hiện tại, cờ cầu vồng bao gồm 6 sọc màu gồm màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím.
Với ý nghĩa thể hiện cho sự kết nối không biên giới, không giới hạn, 6 màu sắc của lá cờ LGBT tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, đồng thời cũng thể hiện niềm hi vọng, sự khao khát thể hiện mình của cộng đồng những người LGBT trên toàn thế giới.
Mỗi màu sắc trên lá cờ LGBT mang một ý nghĩa riêng, cụ thể là:
- Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí.
- Màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng.
- Màu vàng thể hiện cho sự thử thách.
- Màu xanh lá cây thể hiện cho sự khích lệ và phấn đấu.
- Màu xanh dương thể hiện cho sự hi vọng, sẻ chia, đấu tranh và giúp đỡ lẫn nhau.
- Màu tím tượng trưng cho sự hòa hợp, thống nhất và đoàn kết.
>> Xem thêm: Lời chúc mừng ngày Quốc tế LGBT 17/5 hay, ý nghĩa nhất
Tìm hiểu các lá cờ LGBT khác
Cộng đồng LGBT là một cộng đồng lớn bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT mở rộng hơn thành LGBTQ+, xuất hiện thêm những người toàn tính và vô tính. Bên cạnh lá cờ lục sắc kể trên thì còn có một số lá cờ khác thể hiện cho từng nhóm nhỏ trong cộng đồng LGBT. Cụ thể như:
Cờ của người đồng tính nữ (Lesbian)
Lá cờ này gồm có 7 vạch màu thể hiện cho 7 màu son môi khác nhau. Lá cờ này được xuất hiện từ năm 2010.
Cờ của người song tính (Bisexual)
Cờ của cộng đồng người song tính Bisexual được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998. Màu hồng trên lá cờ này tượng trưng cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp dẫn với người khác giới, và màu tím, màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới.
Cờ của người toàn tính (Pansexual)
Lá cờ này được xuất hiện từ giữa năm 2010. Màu hồng trên lá cờ tượng trưng cho người phụ nữ đã xác định giới tính. Dải màu vàng thể hiện cho người khác giới, không có giới tính hoặc đơn giản là người thuộc giới tính thứ 3. Màu xanh đại diện cho sự thu hút với đàn ông.
Cờ của người vô tính (Asexual)
Lá cờ này được tạo ra bởi một thành viên của Asexuality Visibility and Education Network (AVEN). Ý nghĩa các sọc màu trên lá cờ này như sau:
- Sọc đen là người song tính.
- Sọc xám tượng trưng cho Grey-asexual (Những người có hứng thú với tình dục nhưng không thường xuyên hoặc chỉ với mức độ tối thiểu) và Demisexual (Những người chỉ cảm thấy hứng thú tình dục với người có mối liên kết cảm xúc chặt chẽ).
- Sọc trắng đại diện cho những người ủng hộ.
- Sọc tím ám chỉ cộng đồng vô tính như một thể hoàn chỉnh.
Cờ của người chuyển giới (Transgender)
Lá cờ này được thiết kế vào năm 1999 bởi Monica Helms – một cựu lính hải quân Mỹ đã công khai là người chuyển giới nữ vào năm 1987. Màu hồng là đại diện cho người chuyển giới nữ, màu xanh dương đại diện cho người chuyển giới nam còn khoảng trắng chính giữa thể hiện cho những người không muốn dán nhãn chính mình.
Cờ của cộng đồng GenderQueer
Người GenderQueer là những người cảm nhận về giới của bản thân không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội.
Cờ của người liên giới tính (Intersex)
Cờ của người liên giới tính được thiết kế bởi tổ chức Intersex Human Rights Australia (IHRA) vào năm 2013 với tông màu chủ đạo không phải là hồng hoặc xanh để tạo sự khác biệt.
Giải thích ý nghĩa của lá cờ này, IHRA cho biết: “Vòng tròn là không bị gián đoạn, tượng trưng cho sự trọn vẹn và đầy đủ cũng như tiềm năng của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang đấu tranh cho sự tự chủ về thể chất và tính toàn vẹn của bộ phận sinh dục. Lá cờ này tượng trưng cho quyền được làm người và quyền lựa chọn cách sống”.
Cờ của người dị tính ủng hộ LGBT+ (Straight ally)
Những người ủng hộ cộng đồng LGBT+ luôn là những nhân tố rất quan trọng trong tiến trình vận động quyền bình đẳng cho người LGBT+.
Hi vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được cờ LGBT có mấy màu, ý nghĩa cờ LGBT là gì cũng như các lá cờ LGBT. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- LGBT là gì? Cộng đồng LGBT là gì? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
- LGBTQ+ là gì? Q trong LGBTQ là gì?
- Pride month là gì? Pride month là tháng mấy?
- Cent là gì? Cent nghĩa là gì trong LGBT và tiền tệ?
- Cách sử dụng gel bôi trơn giúp tăng khoái cảm trong suốt "cuộc yêu"
- Ghế tình yêu là gì? Chiếc ghế đặc biệt này giúp các cặp đôi thăng hoa như thế nào?
- Các loại bao cao su có trên thị trường hiện nay? Nên chọn loại nào?
Xem thêm
Lời chúc mừng ngày Quốc tế LGBT 17/5 hay, ý nghĩa nhất
Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào, ở đâu? Sự tích Ngưu Lang Chức nữ
Tuổi Thìn khai trương ngày nào tốt năm 2024? Ngày đẹp khai trương cho tuổi Thìn
19/6 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 19 tháng 6 năm 2024
50+ Stt về Ngày của Mẹ hay, ý nghĩa, ngắn gọn
Bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 có được nghỉ không?
Bài phát biểu của học sinh lễ đón thư Bác 15/10
20 Mẫu nhẫn cầu hôn đẹp, đơn giản và cách đeo nhẫn cầu hôn