Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn
Thủ đô Hà Nội là nơi nổi tiếng với hệ thống đền thờ linh thiêng và cổ kính, lưu giữ những giá trị văn hóa quý giá hàng nghìn năm cả về vật chất và tinh thần của người Việt. Nổi tiếng nhất phải kể đến hệ thống tứ trấn Hà Nội hay Thăng Long tứ trấn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tứ trấn Hà Nội và thứ tự đi tứ trấn đúng nhất các bạn nhé!
Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào?
Hệ thống tứ trấn Hà Nội hay Thăng Long tứ trấn bao gồm 4 ngôi đền cổ là:
- Đền Bạch Mã - Trấn Đông thành Thăng Long.
- Đền Voi Phục - Trấn Tây thành Thăng Long.
- Đền Kim Liên - Trấn Nam thành Thăng Long.
- Đền Quán Thánh - Trấn Bắc thành Thăng Long.
Thăng Long tứ trấn đều là những nơi thờ các vị thần thiêng và trấn giữ những vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long của nước Đại Việt xưa. Vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, người dân Hà Nội và khách thập phương thường đế tứ trấn để đi lễ tại 4 ngôi đền này với mong muốn cầu bình an, an lành và sức khỏe cho năm mới.
Thứ tự đi tứ trấn Hà Nội đúng nhất
Theo truyền thống từ xa xưa, thứ tự lễ tứ trấn Thăng Long là theo chiều Đông, Tây, Nam, Bắc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tục lệ đã được mọi người đơn giản hóa hơn, khi đi lễ tứ trấn, mọi người có thể dâng lễ đền nào trước đền nào sau cũng được, sao cho thuận tiện đường di chuyển nhất, vẫn đảm bảo dâng lễ đầy đủ 4 ngôi đền là được.
Đền Bạch Mã - Trấn Đông thành Thăng Long
Địa chỉ: Số 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền Bạch Mã trấn phía Đông của kinh thành Thăng Long và nằm tại nơi phố cổ đông đúc. Đền Bạch Mã là nơi thờ thần Long Đỗ hay còn gọi là thần Bạch Mã. Thần Long Đỗ được tôn xưng làm thành hoàng đất Thăng Long giúp bảo hộ cho nhân dân an cư lập nghiệp.
Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ kính nhất trong tứ trấn Thăng Long, đền được xây dựng từ năm 866 và vào năm 1010 khi vua Lý dời đô về Thăng Long, sau đó đền đã được hoàn thiện khang trang hơn. Ngôi đền Bạch Mã còn lưu giữ rất nhiều những nét kiến trúc tiêu biểu thời Lý - Trần.
Hội đền Bạch Mã Hà Nội thường được tổ chức vào ngày 12 và ngày 13 tháng 2 Âm lịch hàng năm để kỷ niệm ngày sinh và ngày hóa của thần Bạch Mã. Hội đền Bạch Mã với hàng loạt hoạt động tế lễ, lễ dâng hương, múa sư tử cùng với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác.
Đền Voi Phục - Trấn Tây thành Thăng Long
Địa chỉ: Số 306B, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Đền Voi Phục là ngôi đền tứ trấn của Hà Nội được xây dựng nằm cạnh công viên Thủ Lệ, đây là nơi trấn yểm phía Tây của thành Thăng Long. Ngôi đền Voi Phục thờ thần Linh Lang đại vương, vị thần này được tương truyền là hoàng tử Hoằng Chân, con trai thứ 4 của vua Lý Thái Tông, người đã có công dẫn binh và đánh tan giặc Tống xâm lược bảo vệ yên bình cho quê hương đất Việt.
Đền Voi Phục được xây dựng vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7, tức năm 1065 vào đời vua Lý Thánh Tông. Trải qua ngàn năm lịch sử, đền Voi Phục đã có nhiều đổi thay do được nhân dân tôn tạo và nâng cấp nhiều lần, nhưng những nét kiến trúc chính cổ xưa vẫn còn nguyên vẹn.
Lễ hội đền Voi Phục thường được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 2 Âm lịch, có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày tùy năm. Lễ hội đền Voi Phục thường có những nghi lễ như rước sách, rước long đình, tế lễ, tế giã…
Đền Kim Liên - Trấn Nam thành Thăng Long
Địa chỉ: Số 144 Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Đền Kim Liên được tương truyền là nơi thờ vị thần Cao Sơn Đại Vương, con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đền Kim Liên được xây dựng vào đời vua Lý Thái Tổ khi ngài ấy dời đô về kinh thành Thăng Long. Đền Kim Liên là ngôi đền trấn phía Nam của thành Thăng Long.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền Kim Liên đã được nhân dân sửa chữa, tu sửa lại nhiều lần và được bổ sung thêm cổng tam quan, thêm một số chi tiết kiến trúc mới hơn tạo nên quang cảnh ngôi đền Kim Liên đẹp như ngày nay.
Lễ hội đền Kim Liên thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động tế lễ trang nghiêm và tôn kính, với ý nghĩa báo đáp công ơn vị thần Cao Sơn, đồng thời để cầu chúc cho quốc thái dân an và thiên hạ thái bình.
Đền Quán Thánh - Trấn Bắc thành Thăng Long
Địa chỉ: Số 49 Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Đền Quán Thánh được tọa lạc tại nơi địa thế rất đẹp, là trấn yểm phía Bắc của thành Thăng Long, nằm ngay cạnh Hồ Tây. Đền Quán Thánh đã trải qua hơn nghìn năm lịch sử và gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Thủ đô.
Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, đây là nơi để thờ thần Trấn Vũ, một vị thần mang quyền uy điều khiển mưa gió và giúp độ trì đời sống của nhân dân. Chính vì vậy mà người dân thường đến cầu khấn đền Quán Thánh để xua đuổi điềm xấu, cầu may mắn và mưa gió thuận hòa.
Hàng năm, lễ hội đền Quán Thánh sẽ được mở vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mới với đặc sắc lễ giáng bút để cầu bình an.
Trên đây là những thông tin về tứ trấn Hà Nội và thứ tự đi tứ trấn đúng nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn có một ngày tràn đầy niềm vui nhé!
>>> Xem thêm:
- Chùa Ba Vàng ở đâu, thuộc tỉnh nào? Hình ảnh và lịch sử chùa Ba Vàng
- Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?
- Chùa Linh Ứng ở đâu? Sự tích và kinh nghiệm đi tham quan chùa Linh Ứng
- Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương - Trọn bộ văn khấn chùa Hương chuẩn nhất
- Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương
- Chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
- Chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào? Lịch sử và hình ảnh chùa Bà Đanh
- Chùa Yên Tử ở đâu, thờ ai? Lịch sử và hình ảnh chùa Yên Tử
Xem thêm
Tam sên là gì? Bộ tam sên gồm những gì? Cúng tam sên có ăn được không?
Stt Quốc tế Thiếu nhi, những câu nói hay về ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Lời chúc Ngày của Mẹ bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa nhất
Những bài thơ hay về Bác Hồ, thơ chúc mừng sinh nhật Bác ý nghĩa nhất
Stt Ngày của Cha, stt về cha hay, stt cha con hài hước, ý nghĩa
Tuổi Dần khai trương ngày nào tốt năm 2024? Ngày đẹp khai trương cho tuổi Dần
Cách làm bánh trôi, bánh chay đơn giản nhất cho Tết Hàn Thực
Ngày 18/4 là ngày gì? Ngày 18 tháng 4 có ý nghĩa gì?
Diễn văn kỷ niệm ngày thành lập QDND Việt Nam 22-12