Chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng vốn nổi tiếng là địa chỉ tâm linh linh thiêng mà nhiều người vẫn lựa chọn để tới cầu tài lộc nhân dịp đầu năm mới. Vậy chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời và theo dõi hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng chi tiết nhất bạn nhé.
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở đâu?
Chùa Ngọc Hoàng (còn gọi là Điện Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong chùa vẫn còn giữ nhiều liễn đối, hương án, tranh thờ, bao lam. Đây cũng chính là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Vào năm 1994, nơi đây đã được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Mặc dù chùa Ngọc Hoàng nằm khá cách biệt trung tâm thành phố thế nhưng từ lâu, nơi đây đã được biết đến là địa chỉ tâm linh thu hút rất đông người dân bản xứ cũng như du khách gần xa.
Được biết rất nhiều người đến với chùa Ngọc Hoàng để thành tâm cầu tự, cầu công danh, tài lộc. Du khách có thể tới tham quan, vãn cảnh chùa bất kỳ lúc nào từ 7h đến 18h, riêng ngày mùng 1 hay ngày rằm là từ 5h - 19h.
Tìm hiểu lịch sử chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, bởi Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên - một người Trung Quốc. Ban đầu, đây chính là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đồng thời được Lưu Minh dùng làm nơi họp kín kế hoạch lật đổ triều Mãn Thanh.
Vào năm 1982, ngôi chùa được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản và nơi đây chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1984 thì điện được đổi tên thành Phước Hải Tự.
Hiện nay, chùa Ngọc Hoàng đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng gần sông Sài Gòn.
Đi chùa Ngọc Hoàng cầu gì? Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Việt Nam. Du khách đến chùa thường là để cầu tự, cầu sức khỏe, bình an và công danh, tài lộc.
- Cầu tự: Rất nhiều cặp vợ chồng đến chùa Ngọc Hoàng để cầu con. Khi đến đây cầu con, bạn cần mua nhang, đèn, hoa, trái cây tươi để dâng lên Thánh Mẫu và 12 Bà Mụ. Ngoài ra, nếu bạn muốn cầu con trai thì sau khi khấn sẽ treo vòng chỉ vào tượng ở phía bên phải còn nếu muốn cầu con gái thì treo vòng chỉ và tượng bên trái. Tiếp đến, bạn xoa vào bụng của Bà Mụ 3 cái rồi xa bụng mình 3 cái, sau đó, xa tiếp vào tượng em bé dưới chân Bà Mụ 3 cái nữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể phóng sinh 1 cặp rùa có ghi tên tuổi của vợ chồng, nếu cặp rùa ấy mang thai thì có nghĩa là lời nguyện cầu của bạn được linh nghiệm.
- Cầu duyên: Tiếng đồn về sự linh thiêng trong việc cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng cũng không hề kém so với việc cầu tự. Người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình cùng tên người đó và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì sẽ được ứng nghiệm.
- Cầu sức khỏe: Chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược Sư để khách cầu sức khỏe,
- Cầu tài lộc: Điện Thần Tài ở chùa Ngọc Hoàng chính là nơi để du khách có thể đến cầu tài, lộc. Khi tới đây cầu tài lộc, bạn có thể chuẩn bị lễ vật tùy tâm như hoa tươi, trái cây tươi và thực hiện khấn như thông thường. Đặc biệt, có một cách cầu tài lộc khá đặc biệt ở đây đó chính là thả phóng sinh cá chép vàng, cá chép đỏ.
Cách di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng
Việc di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng cũng khá thuận tiện bởi chùa tọa lạc ở ngay mặt đường. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên vào những dịp đặc biệt như ngày vía Ngọc Hoàng, vía Thần Tài, ngày rằm, mùng 1 thì bạn nên di chuyển bằng xe máy để không phải vất vả tìm chỗ gửi xe.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được chùa Ngọc Hoàng ở đâu, cũng như nắm được hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương - Trọn bộ văn khấn chùa Hương chuẩn nhất
- Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp
- Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương
- Chùa Ba Vàng ở đâu, thuộc tỉnh nào? Hình ảnh và lịch sử chùa Ba Vàng
- Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn
- Chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào? Lịch sử và hình ảnh chùa Bà Đanh
Xem thêm
Đường hoa Nguyễn Huệ khai mạc ngày nào, mở đến ngày nào?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Vĩnh Long hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Đà Nẵng hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Cách tra cứu đơn hàng Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) nhanh chóng tại nhà
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Khánh Hòa hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Mã zip Bắc Giang: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Cách gửi đồ, gửi hàng xe Phương Trang
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bình Thuận hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Biển số xe 38 ở tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?