Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội nổi tiếng, thu hút nhiều sự quan tâm của du khách thập phương mỗi dịp đầu năm. Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội chùa Hương ở đâu?
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.
Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết dân gian, trước kia, công chúa Diệu Thiện (tục gọi là Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã tới vùng núi Hương Sơn tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh (ngày đó gọi là ngày Phật đản nhằm ngày 19 tháng 2 Âm lịch). Đây cũng là thời điểm giữa mùa xuân nên trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, khí trời mát mẻ.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau và cho tới bây giờ. Từ đó về sau, hàng năm khi mùa xuân đến, du khách đến với lễ hội ngày một đông vui hơn nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực sự, có quy củ, nghi thức riêng.
Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội du xuân thông thường mà còn có ý nghĩa rất lớn, ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ của Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ là để hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người ở mọi chốn cùng nhau hẹn đến một điểm tạo thành một nét đẹp đoàn kết của dân tộc.
Ngoài ra, lễ hội chùa Hương thể hiện khát vọng hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
Lễ hội chùa Hương bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?
Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.
Các nghi thức trong lễ hội chùa Hương
Hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng với nghi lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Trong suốt mùa lễ hội, tại chùa Trong luôn có lễ dâng hương, gồm có hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng sẽ có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến cúng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni còn thực hiện các động tác múa rất dẻo và đẹp mắt, ít thấy ở các lễ hội khác.
Ngoài phần lễ, khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn trên suối Yến...
Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương
Du lịch chùa Hương vào dịp đầu năm mới là một hoạt động thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, tuy nhiên, để có một hành trình an toàn và nhiều niềm vui thì bạn nên chú ý một số điều sau:
- Nên chuẩn bị đầy đủ tư trang, đồ lễ tại nhà: Nhiều người thường không để ý đến vấn đề này nên thường không sắm sẵn lễ mang đi. Điều này dẫn tới việc đến nơi mới mua lễ khiến du khách thường hay bị "chặt chém" mua lễ cúng với giá cao. Vì vậy, kinh nghiệm là bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ lễ hương, sớ, bánh, trái... từ trước. Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị một số đồ ăn, đồ uống gọn nhẹ, thuốc men... để chủ động hơn trong chuyến đi. Một số đồ bạn nên chuẩn bị như: Nước lọc, bánh mì, xôi, giò, trái cây, men tiêu hóa, thuốc đau bụng, salonpas, urgo...
- Trang phục gọn gàng, lịch sự: Đến với chùa Hương, bên cạnh việc vãn cảnh thì đa số du khách cũng thường tham gia các hoạt động tâm linh, lễ bái, vì vậy, khi đi đến đây, bạn nên lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, tránh ăn mặc hở hang. Nên chọn quần áo tối màu, có cổ, mặc quần thay vì mặc váy. Ngoài ra, khi đi du lịch Chùa Hương sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều, các bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc giày bệt để cảm thấy thật thoải mái khi di chuyển.
- Xem trước dự báo thời tiết: Để có chuyến du lịch chùa Hương thuận lợi nhất bạn nên xem trước thời tiết trong vòng 10 ngày, nếu có dự báo mưa bạn nhớ đem theo áo mưa, ô để sử dụng trên đường đi.
- Tham khảo trước giá cả: Để tránh bị "chặt chém" khi đi lễ hội, bạn nên tham khảo trước các loại giá vé cho các hoạt như tham quan, vé đò, vé cáp treo...
- Bảo quản tư trang: Đi chùa Hương vào mùa trẩy hội, người ra người vào đông đúc tấp nập, sẽ khó tránh khỏi kẻ gian, nên bạn hãy chú ý bảo quản đồ đạc thật tốt nhé.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường: Trong chuyến vãn cảnh chùa Hương, bạn hãy luôn nhớ vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường nơi đây được sạch sẽ. Không nên vứt tiền lẻ xuống rừng khi đi cáp treo, vì như vậy là cực kỳ lãng phí, và làm bẩn môi trường, vì bản thân chùa cũng rất khó để đi thu gom tiền lẻ tại những nơi có địa hình hiểm trở. Nếu có lòng dâng tiền thì bạn hãy đặt lễ đúng nơi quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể chuẩn bị cho chuyến du xuân chùa Hương dịp đầu năm. Để tham khảo thêm thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết lần sau!
Tham khảo thêm
- Chùa Hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? Giá vé đò, vé cáp treo chùa Hương
- Chùa Bái Đính ở đâu, thờ ai? Giá vé tham quan, kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
- Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?
- Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp
- [Tìm hiểu] Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở đâu? Có ý nghĩa gì?
- Bài khấn đi chùa ngắn gọn, văn khấn đi chùa đầu năm chuẩn nhất
Xem thêm
Danh sách cửa hàng Vinmart Hà Nội, hệ thống siêu thị Vinmart tại Hà Nội
Mã zip Hà Nội: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Tên và ảnh 7 kỳ quan thế giới cổ đại, hiện đại
Gió Lào là gì? Hiện tượng thời tiết xảy ra khi gió Lào hoạt động mạnh là gì?
Tên gọi khác của Dinh Độc Lập là gì? Dinh Độc Lập ở đâu?
Mã zip Canada, bảng zip code Canada mới nhất 2024
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Sóc Trăng hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Địa chỉ những vườn hoa hướng dương chụp ảnh đẹp nhất Việt Nam
Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước (quốc gia)?