Chùa Bái Đính ở đâu, thờ ai? Giá vé tham quan, kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một trong những danh thắng tâm linh nổi tiếng thu hút rất nhiều Phật tử và du khách đến tham quan. Nếu bạn đang có ý định đi chùa Bái Đính thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của VnAsk. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin như chùa Bái Đính ở đâu, thờ ai, giá vé ra sao và cần chuẩn bị những gì khi đi chùa.
- Chùa Bái Đính ở đâu?
- Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
- Kiến trúc của chùa Bái Đính
- Chùa Bái Đính thờ ai?
Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
- Phương tiện di chuyển từ Hà Nội đến chùa
- Giá vé đi chùa Bái Đính
- Thời gian để đi chùa Bái Đính Tràng An thích hợp nhất
- Cách chuẩn bị đồ lễ và trang phục khi đi chùa Bái Đính
Tìm hiểu về chùa Bái Đính nổi tiếng
Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích Cố Đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15km.
Chùa Bái Đính có tổng diện tích khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới và các công trình đang trong thời gian xây dựng.
Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
Tương truyền rằng, vào thời Lý, Đức Thánh Nguyễn Minh Không về núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua và sau đó ông đã nhận ra đây là vùng đất tiên cảnh với thế núi hướng về phía Tây như chầu về đất Phật. Rừng núi nơi đây mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý, chính vì vậy ông đã quyết định dừng chân và xây chùa tại đây.
Năm 968, Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng đế. Khi đó, ông đã lên núi chùa Bái Đính - ngọn núi linh thiêng để lập đàn tế trời, cầu mưa thuận - gió hòa - quốc thái - dân an và phong hầu bái tướng sĩ. Sau đó, vua Quang Trung cũng đã về đây lập đàn tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Kiến trúc của chùa Bái Đính
Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây năm 2003. Ngôi chùa cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nằm cách điện Tam Thế của khu chùa khoảng 800m về phía Đông Nam. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng, rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.
Chùa Bái Đính thờ ai?
Chùa Bái Đính được xây chính thức vào năm 1136 bởi thiền sư nổi tiếng của nhà Lý - Nguyễn Minh Không. Trước đó, nơi đây cũng đã có đền thờ thần Cao Sơn nhưng khi đó chưa được chính thức quy hoạch thành chùa.
Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Bái Đính cổ đã có bề dày lịch sử gần 1000 năm, là nơi thờ thần Cao Sơn, thiền sư Nguyễn Minh Không, Phật và Tiên. Mặc dù chùa đã được trùng tu và mở rộng vào năm 2003 và xây thêm rất nhiều các khu chùa mới nhưng về cơ bản thì những vị thần được thờ tại chùa Bái Đính vẫn giữ nguyên.
Quy mô và sơ đồ của chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính có tổng diện tích khoảng 539 ha bao gồm 2 khu: Bái Đính cổ tự và Bái Đính mới.
Bái Đính cổ tự
Đây chính là nơi Thiền sư Nguyễn Minh Không xây dựng, nằm trên đỉnh núi Bái Đính, là một ngôi chùa cổ rất linh thiêng. Mặc dù chùa mới chỉ nằm cách ngôi chùa cũ khoảng vài trăm mét nhưng khi nhắc đến sự linh thiêng, huyền bí thì du khách vẫn thường gọi rõ cái tên Bái Đính cổ tự.
Các hạng mục chính của ngôi chùa cổ bao gồm: Động thờ Phật, động thờ mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.
Cổng tam quan Bái Đính cổ tự: Cổng chùa mang đậm nét cổ kính thời xưa.
Động thờ Phật và thờ thần: Đường lên hang động phải trải qua 300 bậc đá. Nơi đây từng được vua Lê Thánh Tông ban tặng 4 chữ ở cửa động là “Minh Đỉnh Danh Lam (nghĩa là: Lưu danh thơm cảnh đẹp).
Giếng Ngọc: Giếng Ngọc có nước mát lành, trong xanh quanh năm, khi uống vào rất dễ chịu. Hằng năm, nước giếng Ngọc vẫn được dùng để làm nước cúng lễ chùa. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ đó là giếng này không bao giờ cạn nước.
Đền thần Cao Sơn: Ngôi đền này được xây dựng bằng chất liệu gỗ quý và đá xanh. Pho tượng thần bằng đồng mạ vàng được đặt ở phía trong đền.
Hang sáng, hang tối: Hang sáng là nơi thờ Phật và thần, còn hang tối là nơi thờ Mẫu và tiên.
Đền thánh Nguyễn: Đây là nơi thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không - người đã thành lập chùa cổ Bái Đính. Ông chính là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong là Quốc sư và người dân tôn sùng là Đức thánh Nguyễn.
Để tới được chùa Bái Đính cổ tự thì bạn sẽ phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng Tam Quan ở lưng chừng núi. Khi lên hết dốc là tới ngã ba - đền thờ thánh Nguyễn, bên phải là hang sáng thờ Phật, bên trái là động tối thờ Mẫu.
Chùa Bái Đính mới
Đây là ngôi chùa mới xây dựng to, rộng mà chúng ta vẫn thấy hiện nay. Các công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa Bái Đính mới hiện nay bao gồm: Cổng Tam Quan, Gác chuông, điện Quán Âm, điện Giáo Chủ, điện Tam Thế, Bảo Tháp, hành lang La Hán… và một số công trình đang xây dựng khác (khu hồ Đàm Thị, công viên cây xanh…).
Cổng Tam Quan của chùa Bái Đính mới
Gác chuông: Tháp chuông của chùa là nơi lưu giữ chiếc Đại hồng chung và trống đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tháp chuông có hình dáng tựa hoa sen - là một trong những kiến trúc nổi bật của quần thể du lịch tâm linh chùa.
Hành lang La Hán dài nhất châu Á: Đây là hành lang được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được thiết kế kiểu giá chiêng chồng giường con nhị bao gồm có 2 dãy, dài 3km với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Dọc hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán. Những pho tượng này đều tạc bằng đá nguyên khối, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân sản xuất.
Điện Quan Âm
Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Di Lặc được đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong khu chùa, cao khoảng 100m so với sân chùa. Đây là Phật Vị Lai được đúc bằng đồng, đang đứng ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất.
Tháp xá lợi Phật cao nhất châu Á: Bảo Tháp có chiều cao là 100m, có 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo. Đây là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ.
Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
Phương tiện di chuyển đến chùa
- Xe khách: Để đến chùa Bái Đính, du khách có thể thuê xe khách hoặc bắt các chuyến xe tại bến xe. Nếu du khách đi từ Hà Nội đến Ninh Bình thì có thể bắt xe ở bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình, khoảng 20 phút là sẽ có một chuyến. Giá vé xe khách khoảng 70.000 - 80.000 đồng/người. Sau khi đến bến xe Ninh Bình, du khách sẽ bắt tiếp xe bus hoặc taxi để tới di tích chùa Bái Đính.
- Xe máy: Nếu du khách muốn tiết kiệm chi phí và chủ động thời gian khi di chuyển thì có thể “đi phượt” bằng xe máy. Bằng cách này, bạn có thể di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố, sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến chùa Bái Đính.
- Tàu: Đây cũng là một trải nghiệm hoàn toàn thú vị dành cho các du khách đến chùa Bái Đính tham quan. Bạn lên tàu từ Hà Nội và xuống ở ga Ninh Bình, sau đó bạn có thể đi xe bus hoặc bắt taxi để đến chùa Bái Đính.
Giá vé đi chùa Bái Đính
- Vé xe điện: 30.000 đồng/người/chiều.
- Vé đi Bảo Tháp: 50.000 đồng/người.
Ngoài ra, dịch vụ thuê hướng dẫn viên cho chùa Bái Đính mới là 300.000 đồng/người, cả chùa mới và chùa cổ tự là 500.000 đồng/người.
Thời gian để đi chùa Bái Đính Tràng An thích hợp nhất
Hằng năm, du khách thập phương thường đi chùa Bái Đính từ chiều mùng 1 Tết, tiếp theo chùa sẽ khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 theo Âm lịch. Theo phong tục của người Việt, họ thường đi lễ chùa vào dịp năm mới để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, trọn vẹn. Thời điểm đi chùa Bái Đính thích hợp nhất là khoảng tháng 1 - tháng 3 Âm lịch, khi đó thời tiết mùa xuân ấm áp và thuận lợi để du khách có thể tham quan. Chùa Bái Đính mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần.
>> Tham khảo: Dự báo thời tiết, nhiệt độ Ninh Bình hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Cách chuẩn bị đồ lễ và trang phục khi đi chùa Bái Đính
Chuẩn bị đồ lễ
Khi đi chùa Bái Đính, bạn cần chuẩn bị những đồ lễ như: Hương nhang, hoa quả, xôi, hoa tươi (hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn…).
Lưu ý:
- Bạn tuyệt đối không được mang đồ cúng mặn lên chùa.
- Không chuẩn bị hoa tạp hay hoa dại.
- Không dùng vàng mã, tiền âm phủ.
- Các loại tiền thật nên quyên góp vào hòm công đức của chùa, không để lên ban thờ Tam Bảo.
Trang phục đi chùa Bái Đính
Chùa chiền là nơi linh thiêng và trang nghiêm nên khi đến những nơi này bạn cần phải ăn mặc lịch sự, không hở hang và bó sát gây phản cảm. Tốt nhất, bạn nên mặc trang nhã, thoải mái.
Một số lưu ý khi đi chùa Bái Đính
Theo kinh nghiệm của các du khách đi chùa Bái Đính trước đó, bạn cần lưu ý như sau:
- Nên đi giày thể thao bởi trong suốt cuộc hành trình tham quan chùa sẽ phải đi bộ nhiều.
- Nếu bạn muốn mua đồ lưu niệm hay quà tặng gì thì nên xuống núi mua bởi trong khuôn viên sẽ có giá khá cao.
- Khi đi chùa nên mang theo tiền lẻ để công đức và quyên góp, cầu may cho bản thân, gia đình, bạn bè...
- Nên mang theo ô phòng trường hợp mưa, nắng.
Trên đây là một số thông tin và kinh nghiệm đi chùa Bái Đính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm thời trang & du lịch, bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ đến hotline dưới đây của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng:
>> Tham khảo thêm:
- Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?
- Chùa Hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? Giá vé đò, vé cáp treo chùa Hương
- Chùa Thiên Mụ ở đâu? Sự tích, hình ảnh, kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ
- Chùa Hà ở đâu, thờ ai, mở cửa từ mấy giờ? Kinh nghiệm đi chùa Hà
- Văn khấn Tam Bảo tại chùa, tại nhà chuẩn nhất
- Balo du lịch nào đa năng, nhỏ gọn, phù hợp để đi chơi ngắn ngày?
Xem thêm
10 việc làm nhất định phải thực hiện trước khi về quê ăn Tết hoặc đi du lịch
Nước Mỹ có bao nhiêu bang? Tên các bang ở Hoa Kỳ
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM 2024 có bao nhiêu triệu dân?
Mã zip Hải Dương: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Châu Á có bao nhiêu đất nước? Gồm những nước nào?
Danh sách biển số xe các tỉnh thành cả nước mới nhất
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bắc Ninh hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Tổng đài Giao hàng tiết kiệm (GHTK) là gì? Tra cứu địa chỉ bưu cục GHTK gần nhất
Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Kinh nghiệm đi chùa Hoằng Pháp