Chùa Hà ở đâu, thờ ai, mở cửa từ mấy giờ? Kinh nghiệm đi chùa Hà
Chùa Hà là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội. Vậy chùa Hà ở đâu? Chùa Hà thờ ai và nên lễ như thế nào cho đúng? Trong bài viết hôm nay, VnAsk sẽ giải đáp hết thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!
Chùa Hà ở đâu?
Chùa Hà (hay còn được gọi là Thánh Đức Tự) được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc trên con phố nhỏ cùng tên - phố Chùa Hà, thuộc quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Với lối kiến trúc cổ kính, chùa được chia thành các khu vực riêng biệt gồm có cổng Tam quan 2 tầng, Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo 5 gian rộng lớn.
Giới thiệu về lịch sử chùa Hà
Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng với thời gian, chùa Hà đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp bề thế đã hiện hữu tại mảnh đất Thăng Long này từ lâu đời. Theo ông cha kể lại, ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là Thánh Đức Tự hay chùa Thánh chúa bởi đây là nơi vua cầu tự để sinh ra vị Thái tử Càn Đức. Một thời gian sau người dân gọi là chùa Vồi bởi toàn bộ chùa được xây bằng gạch vồ và lợp lá gồi đơn sơ.
Năm 1680, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức của hai người buôn bán ở làng Thể Bắc Giang tại kinh thành Thăng Long xưa cùng với bà con địa phương. Những viên gạch vồ mái lá được thay thế bằng gạch và ngói đỏ tươi. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Hà, cùng với đình Bối Hà thờ Thành Hoàng làng Triệu Chí Thành gần đó tạo thành một cụm di tích nổi bật.
Chùa Hà thờ ai? Đi chùa Hà cầu gì?
Khi đến chùa Hà, bạn sẽ thấy chùa được thiết kế thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Người dân đến đây cầu bình an, vạn sự hanh thông, tình duyên trọn vẹn sẽ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu.
Khi bước sang đình Bối Hà bên cạnh, bạn sẽ thấy ban thờ Thành Hoàng làng Triệu Chí Thành - vị tướng thời Triệu Việt Vương có công đánh đuổi giặc Lương bảo toàn lãnh thổ của dân tộc.
Kinh nghiệm đi chùa Hà
Chùa Hà mở cửa khi nào?
Khi đi lễ chùa Hà, bạn nên đến vào ban ngày. Vào ngày thường chùa Hà mở cửa 8:00 - 18:00. Còn ngày rằm, mồng 1 đóng muộn hơn để người dân có thể kịp đến hành lễ.
Cách sắm lễ đi chùa Hà
Khi đi lễ chùa Hà, bạn cần sửa soạn đồ lễ để chia đủ làm 3 mâm:
- Mâm lễ tại ban Tam Bảo: 1 thẻ hương, hoa tươi, bánh kẹo, 1 vỉ nến, hoa quả tươi, sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật nên bạn cần phải nhớ không cúng những món mặn như thịt, rượu... và đặc biệt là không cúng tiền vàng.
- Mâm lễ tại ban Đức Ông: Tiền vàng, rượu, chè, thuốc, đồ mặn (xôi trắng, giò, 1 cút rượu nhỏ), sớ ban Đức Ông. Ngoài ra, bạn cũng có thể soạn lễ tại ban Đức Ông như bộ lễ tại ban Tam Bảo, nhưng ban Đức Ông nên có một tập tiền vàng.
- Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: Hoa tươi (5 bông hồng), tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ. Sau đó, bạn viết sớ rồi đặt vào mâm lễ này và cầu duyên tại Điện Mẫu.
Sơ đồ chùa Hà
Thứ tự thắp hương và khấn lễ
Sau khi vào chùa Hà, bạn sẽ xếp lễ ở gian nhỏ bên cạnh gian thờ chính để dâng lên từng ban. Bạn dâng lên 3 ban là ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ tam tòa Thánh Mẫu ở Điện Mẫu. Sau khi đã dâng đồ lễ xong, bạn thắp 5 nén hương rồi cắm 1 nén ở lư hương, 1 nén ở ban thờ Đức Ông, 1 nén ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén ở ban thờ Đức Thánh Hiền, 1 nén ở ban thờ Mẫu. Mỗi ban thờ bạn vái 3 vái.
Tiếp theo, bạn bắt đầu khấn lễ như sau: Đầu tiên bạn khấn tại ban Đức Ông cầu công danh tài lộc, rồi đến ban Tam Bảo khấn cầu bình an và đến ban thờ Đức Thánh Hiền. Tiếp theo, bạn vái hai Đức Hộ Pháp ở hai bên tay trái - phải và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên 3 vái.
Lễ Mẫu cầu duyên
Sau khi lễ ở gian thờ chính, bạn sẽ lễ Mẫu cầu duyên ở ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Đầu tiên, bạn hãy bỏ giày dép, quỳ lạy trước ban thờ Mẫu. Bạn chắp tay và hướng mặt về phía ban thờ Mẫu rồi khấn theo bài khấn. Bài khấn này bạn có thể học thuộc hoặc chép ra giấy để đọc. Khi làm lễ xong, hóa lễ thì bạn hóa luôn tờ giấy ghi bài khấn.
Văn khấn các vị Phật, thần thánh ở chùa Hà
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Hôm nay là ngày... tháng... năm... Tín chủ con là:... Ngụ tại:... Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa... dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương Chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng. Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp. Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo. Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
Văn khấn cầu duyên chùa Hà
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải Con tên là:... Sinh ngày:... (Âm lịch) Trú tại:... Hôm nay ngày... (Âm lịch), con đến Thánh Đức Tự thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ). Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối). Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa). Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn, vui trong cuộc sống này). Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Cẩn cáo! (vái 3 vái) |
Lưu ý khi đi chùa Hà
Khi đi chùa Hà, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Khi làm lễ, khấn xin, bạn cần thành tâm cầu xin.
- Sắm lễ không cần quá cầu kỳ, thành tâm là được.
- Ăn mặc nghiêm túc, áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng.
- Không nói những lời báng bổ hay những câu nói không tốt khác.
- Tắt chuông điện thoại khi vào chùa, không khấn quá to và không làm ồn tại chùa.
- Nên chọn ngày lành để đi lễ.
Trên đây là một số thông tin về chùa Hà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Chùa Bái Đính ở đâu, thờ ai? Giá vé tham quan, kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
- Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương - Trọn bộ văn khấn chùa Hương chuẩn nhất
- Chùa Một Cột ở đâu, được xây dựng dưới thời nào? Ý nghĩa của chùa Một Cột?
- Chùa Thiên Mụ ở đâu? Sự tích, hình ảnh, kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ
- Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?
- Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn
- Chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào? Lịch sử và hình ảnh chùa Bà Đanh
Xem thêm
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Vĩnh Phúc hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bình Định hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào? Lịch sử và hình ảnh chùa Bà Đanh
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bến Tre hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm
Biển số 93 thuộc tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bắc Ninh hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Thái Nguyên hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dân số Hà Nội 2024: Thành phố Hà Nội có bao nhiêu triệu dân?