Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
Điểm cực Bắc Việt Nam ở đâu là một thông tin mà rất nhiều người hiện nay vẫn chưa biết. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về điểm cực Bắc của lãnh thổ nước ta, nơi địa đầu của Tổ quốc nhé!
Tọa độ điểm cực Bắc Việt Nam
Các điểm cực trị của Việt Nam là các địa điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc, Nam, Đông và Tây của Việt Nam khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đất nước, và là các địa điểm có độ cao cao nhất và thấp nhất của Việt Nam. Trên thực tế thì có khá nhiều người Việt Nam đến nay vẫn chưa biết rõ về các điểm cực mặc dù nó đã được đưa vào sách giáo khoa Địa Lý.
Vậy điểm cực Bắc Việt Nam ở đâu, có tọa độ bao nhiêu?
Điểm cực Bắc Việt Nam là điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc của lãnh thổ nước ta. Điểm cực Bắc của Việt Nam có tọa độ 23,392505°B - 105,32324°Đ tương đương với tọa độ 23°23′33″B - 105°19′23,7″Đ, giáp ranh với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. (Lưu ý: Tọa độ lấy từ Google Earth, sử dụng hệ thống tham chiếu trắc địa WGS84).
>> Xem thêm: Các điểm cực Việt Nam ở đâu? Tọa độ 4 cực của Việt Nam
Điểm cực Bắc nước ta nằm ở tỉnh nào?
Điểm cực Bắc của nước ta được đánh dấu bằng điểm mốc cột cờ Lũng Cú nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển. Cột cờ Lũng Cú đặt ở Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3km theo đường thẳng.
Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống chúng ta sẽ thấy 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ Lũng Cú cách huyện lỵ Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km. Cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25/9/2010.
Tỉnh Hà Giang, nơi cực Bắc của lãnh thổ nước ta là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.
- Phía Tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội 320km. Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã. Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1/4/2019 là 854.679 người, trong đó có các dân tộc: Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)...
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.
Tỉnh Hà Giang được thiên nhiên bạn tặng cho nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và đỉnh Chiêu lầu thi (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú khác. Hà Giang là một điểm du lịch rất hút khách thuộc miền núi Bắc Bộ trong những năm gần đây, một số điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang có thể kể đến là:
- Cột cờ Lũng Cú.
- Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Dinh thự họ Vương.
- Chợ tình Khau Vai.
- Chùa Sùng Khánh.
- Bãi đá cổ Nấm Dẩn.
- Chùa Bình Lâm.
- Cùng nhiều hệ thống hang động như hang Phượng Thiện, Động Tiên, Suối Tiên, hang Chui...
Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, nhiều lễ hội truyền thống cùng những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng. Một số lễ hội nổi bật, thu hút nhiều du khách của tỉnh Hà Giang có thể kể đến là:
- Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô
- Lễ hội mùa xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao
- Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông
- Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
- Lễ hội hoa Tam Giác Mạch...
>>> Xem thêm: Mùa hoa tam giác mạch vào tháng mấy, ở đâu? Ý nghĩa hoa tam giác mạch
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu thêm về địa danh Lũng Cú - Hà Giang, điểm cực Bắc của Việt Nam. Nếu bạn muốn một lần đặt chân đến nơi địa đầu của Tổ quốc thì hãy chuẩn bị hành trang du lịch thật kỹ cho mình để có thể vượt qua những cung đường đèo hùng vĩ nhưng không kém phần nguy hiểm của mảnh đất Hà Giang. Để tìm hiểu về các điểm cực trị khác của lãnh thổ nước ta thì hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Khánh Hòa hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dân số tỉnh Khánh Hòa năm 2024 là bao nhiêu triệu dân?
Thời tiết cuối tuần này ra sao? Theo dõi dự báo thời tiết trong 3 đến 7 ngày tới
Biển số xe 94 của tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Hòa Bình hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Cách gấp áo sơ mi không bị nhăn, nhanh, gọn gàng
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Hải Dương hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Mã zip Thái Bình: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Làng Vũ Đại ở đâu? Tại sao giá cá kho làng Vũ Đại lại đắt?