Chùa Một Cột ở đâu, được xây dựng dưới thời nào? Ý nghĩa của chùa Một Cột?
Đến với mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, chắc chắn bạn không nên bỏ qua việc tham quan và tìm hiểu về ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam - chùa Một Cột.
Chùa Một Cột ở đâu?
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài (chữ Hán: 蓮花臺). Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập "Kỷ lục Việt Nam" cho danh thắng chùa Một Cột và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột.
Vào thời Lý, chùa Một Cột tọa lạc trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía Tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, quần thể chùa Một Cột nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sự tích về chùa Một Cột
Chùa Một Cột gắn liền với sự tích về đóa sen trong giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Tương truyền, vào thời nhà Lý, đạo Phật ở Việt Nam rất phát triển, vua Lý Thái Tông cũng là một tín đồ của Phật giáo và phái Vô Ngôn Thông. Chỉ riêng triều đại này thôi đã cho xây tới 95 ngôi chùa mới, đồng thời trùng tu lại tất cả các pho tượng Phật. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, vua còn miễn các loại thuế cho toàn dân trên cả nước.
Một đêm nọ, vua nằm mơ thấy Phật Bà ban cho một tòa sen tỏa sáng. Sau khi tỉnh dậy, ngài đã thuật lại cho các quần thần trong triều đình nghe. Sau đó, Người cùng với Thiền tăng Thuyền Lã dựng một ngôi chùa để nhớ đức của Quan Âm, đó chính là Chùa Một Cột Hà Nội ngày nay.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Lịch sử chùa Một Cột
Chùa Một Cột là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu (延祐寺) (có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu"). Công trình chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông.
Đến đời vua Lý Nhân Tông, quần thể chùa Diên Hựu được cải tạo lại, thêm hồ Linh Chiểu vào và trang trí thêm một tòa sen mạ vàng trên đỉnh chùa Một Cột. Ẩn trong tòa sen là ngôi đền được sơn tím với hình ảnh chim thần được điêu khắc trên mái nhà, bên trong có bức tượng Quan Thế Âm mạ vàng. Tuy nhiên, trải qua những năm tháng chiến tranh triền miên, đến nay, quần thể chùa Diên Hựu đã không còn giữ được nguyên trạng.
Công trình Liên Hoa Đài hiện tại là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.
Chùa Một Cột thờ ai?
Khá nhiều người, kể cả những người đã từng đến thăm di tích này, đến nay vẫn chưa biết chùa Một Cột thờ ai. Kể từ khi được xây dựng cho đến nay, chùa vẫn luôn thờ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, người đã ban cho vua Lý Thái Tông một tòa sen tỏa sáng. Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt tại vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài, bức tượng ngồi ở vị trí cao nhất, trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, xung quanh là bình hoa, lư đồng và đồ cúng...
Nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Một Cột
Không chỉ là một di tích lịch sử có giá trị văn hóa, chùa Một Cột cũng là biểu tượng cho nền kiến trúc cổ của Việt Nam. Ngôi chùa như một đóa sen nổi trên mặt nước, là sự kết hợp vô cùng hài hòa của kiến trúc với hội họa và điêu khắc đá đầy sáng tạo, phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa đậm hồn dân tộc. Chùa Một Cột có kết cấu gồm 3 phần chính đó là:
- Cột trụ: Cột trụ của chùa Một Cột có hình trụ đứng với chiều cao 4m và đường kính rộng 1,2m.
- Đài Liên Hoa: Có hình vuông với cạnh 3m, xung quanh có cột gỗ đỡ.
- Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống mang nét kiến trúc của những ngôi chùa cổ Việt Nam.
Chùa được xây ở giữa một hồ sen, mỗi cạnh dài 20m, có tường thấp bao xung quanh. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên là tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa. Bên trong chùa đặt một bức tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa.
Tuy quy mô của chùa không lớn nhưng nó lại mang đến một vẻ đẹp rất riêng, được dựng lên chỉ bằng một cột trụ nhưng vẫn có thể đứng vững chãi, không gì đánh đổ được qua thời gian. Chùa Một Cột là biểu tượng của trí tuệ, sự trường thọ và sự cứu rỗi qua sự nhận thức, đằng sau kiến trúc độc đáo của chùa là triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ kính mà còn ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.
Kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột
Chùa Một Cột là một danh thắng mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến thăm Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có khá nhiều cách để bạn có thể đến chùa Một Cột, bạn có thể đi bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus.
- Đi xe bus: Một số tuyến xe bus hỗ trợ tới được chùa như xe tuyến số 09, 16, 22, 34, xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào.
- Đi xe máy, taxi, ô tô riêng: Bạn đi đến đoạn đường cắt ngang Hùng Vương và Ông Ích Khiêm, bên cạnh chính là quần thể di tích chùa Một Cột.
Chùa Một Cột mở cửa cho khách tham quan từ 7h đến 18h hằng ngày. Người dân Việt Nam sẽ được miễn phí vé tham quan còn với du khách ngoại quốc, giá vé tham quan là 25.000 đồng/lượt. Khi đến tham quan chùa, bạn nên chú ý ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, không hò hét, làm ầm ĩ ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh nơi thờ phụng.
Ngoài ra, khi đến tham quan chùa Một Cột - Hà Nội bạn cũng không cần phải lo lắng sẽ ăn gì, vì địa danh này nằm ở khu vực nội đô, cách các tuyến phố trung tâm chỉ vài kilomet nên xung quanh có rất nhiều địa điểm ăn uống. Sau khi tham quan, du khách có thể khám phá ẩm thực đường phố, chợ đêm tại Phố đi bộ, các nhà hàng Nhật - Việt trên đường Cao Bá Quát, Lê Hồng Phong... với vô số món ngon từ đồ mặn cho đến đồ ngọt, đồ ăn vặt...
Trên đây là những thông tin mà muốn chia sẻ với bạn về quần thể di tích chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam có kiến trúc vô cùng độc đáo. Nếu có dịp đến thăm Hà Nội thì bạn đừng bỏ qua danh thắng này nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Chùa Thiên Mụ ở đâu? Sự tích, hình ảnh, kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Mụ
- Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?
- Chùa Bái Đính ở đâu, thờ ai? Giá vé tham quan, kinh nghiệm đi chùa Bái Đính
- Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương
- Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương - Trọn bộ văn khấn chùa Hương chuẩn nhất
- Viếng chùa online là gì? Đi chùa trực tuyến: Nên hay không?
- Chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
- Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn
Xem thêm
Mã zip Đồng Nai: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Tổng hợp bảng mã vùng điện thoại quốc tế các nước trên thế giới
Xe Thành Bưởi - Tổng đài, cách đặt vé, gửi hàng bến xe Thành Bưởi
Dân số Đà Nẵng 2024: Đà Nẵng hiện nay có bao nhiêu triệu dân?
Dân số tỉnh Nghệ An 2024 là bao nhiêu triệu dân?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Kiên Giang hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Mã zip Bắc Giang: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Dân số tỉnh Khánh Hòa năm 2024 là bao nhiêu triệu dân?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Phú Thọ hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ