Đà Lạt thuộc tỉnh nào, miền nào? Lịch sử Đà Lạt
Đà Lạt mộng mơ - một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Mặc dù nổi tiếng là thế nhưng không phải ai cũng biết Đà Lạt thuộc tỉnh nào, miền nào. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về lịch sử của mảnh đất Đà Lạt đầy thơ mộng này bạn nhé.
Đà Lạt thuộc tỉnh nào, miền nào?
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh nào, miền nào? Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra, Đà Lạt chính là thành phố tỉnh lỵ thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Đà Lạt có diện tích lên tới 400km2 và là vùng phát triển kinh tế lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Về vị trí địa lý, phía Bắc của Đà Lạt giáp với Lạc Dương, phía Đông và phía Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây giáp với huyện Lâm Hà.
Thành phố Đà Lạt được chia thành 2 kiểu địa hình rõ rệt gồm địa hình đồng bằng và địa hình núi cao. Các dãy núi tạo thành những bức tường chắn gió xung quanh còn ở giữa là lòng chảo rộng khoảng 1.700m và đây cũng chính là trung tâm của Đà Lạt.
Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm cùng khung cảnh nên thơ, trữ tình nên còn được nhiều người gọi với những cái tên khác như thành phố ngàn hoa, thành phố mộng mơ, thành phố sương mù...
Vì sao có tên gọi Đà Lạt?
Vì sao thành phố ngàn hoa này có tên gọi là Đà Lạt. Nếu yêu thích mảnh đất này, thì hẳn rằng bạn cũng sẽ rất muốn biết lý do đúng không nào? Theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc cùng các học giả nổi tiếng thì cái tên Đà Lạt được bắt nguồn từ phiên âm bản địa của 2 từ Đạ Lạch, theo tiếng K'ho thì Da hay Dak có nghĩa là nước, suối còn Lạch (Lạt) chính là tên của một trong 2 bộ tộc đầu tiên sinh sống tại vùng đất này. Còn Đà Lạt nghĩa là nước của người Lạt hay suối nước của người Lạt (người Cơ Ho)
Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: "Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt". Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
Lịch sử của Đà Lạt
Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, nhiều nhà thám hiểm người Pháp đã thực hiện những chuyến đi xuyên sâu vào vùng đất này, trong đó một bác sĩ có tên Alexandre Yersin. Ông cũng được cho là người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất có tên là thành phố ngàn hoa ngày nay vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 21/06/1893.
Cuối tháng 3 năm 1899, Paul Doumer cùng với Alexandre Yersin đích thân đến khảo sát thực tế tại cao nguyên Lâm Viên để tiến hành kế hoạch xây dựng trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp. Dự án xây dựng Đà Lạt bị gián đoạn khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp vào năm 1902 và Toàn quyền Paul Beau, người kế vị, thì không sốt sắng gì về việc xây dựng thị trấn miền núi.
Giữa thập niên 1910, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ khiến nhiều người Pháp không thể về quê hương trong những kỳ nghỉ, Đà Lạt dần trở thành nơi họ tìm đến để tìm chút gì của nước Pháp miền ôn đới.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng Phụ chính của vua Duy Tân thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Toàn quyền Maurice Long đi thêm bước nữa khi bổ nhiệm Ernest Hébrard làm chủ sự quy hoạch thị trấn Đà Lạt. Hébrard là người chủ trương dùng mẫu kiến trúc cổ điển Âu châu nhưng thêm vào đó một số trang trí thuộc mỹ thuật Việt Nam để tạo ra phong cách riêng mà ông gọi là une architecture indochinoise. Hébrard đã thực hiện lối kiến trúc này trong những công trình khác như tòa nhà của Viện Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội. Nay lối kiến trúc này được áp dụng quy mô hơn ở Đà Lạt. Đặc biệt là Hébrard vẽ đồ án có vườn hoa, trường sở, sân vận động, biệt thự nhưng hoàn toàn không có công xưởng sản xuất để giữ y nguyên không gian trong lành và yên tĩnh của thị trấn này.
Trong vòng 30 năm, từ một địa điểm hoang vu, một thành phố đã hình thành với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng, các trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở và dinh thự. Trên diện tích tổng cộng là 1760 ha, thì 500 ha được chính quyền quy hoạch cho các cơ sở công chánh, 185 ha thuộc nhà binh, 173 ha cho công chức và 206 cho dân bản xứ. Phần còn lại còn lại (non 700 ha) thì bán cho người Pháp.
Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh của thời kỳ Pháp thuộc, "thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương. Trong những năm chiến tranh, thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và khoa học giáo dục của Việt Nam Cộng hòa. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều trường học, trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời.
Đà Lạt cũng là nơi định cư của nhiều người di cư từ miền Bắc. Nhưng kể từ năm 1964, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, việc phát triển đô thị ít được coi trọng, thay vào đó là sự xuất hiện của những công trình phục vụ cho mục đích quân sự.
Sau chiến tranh, Đà Lạt tiếp tục bước vào một thời kỳ khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề lương thực và thực phẩm, việc xây dựng phát triển thành phố vì thế không còn được chú trọng. Diện tích canh tác nông nghiệp mở rộng đã ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan thiên nhiên và môi sinh của thành phố. Du lịch Đà Lạt giai đoạn này cũng trầm lắng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam.
Từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngày một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng.
Sau năm 1975, thành phố Đà Lạt có 6 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 6) và 3 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường. Ngày 6 tháng 6 năm 1986, giải thể 6 phường hiện hữu, thay thế bằng 12 phường mới (đánh số thứ tự từ 1 đến 12).
Ngày 6 tháng 3 năm 2009, chia xã Xuân Trường thành 2 xã: Xuân Trường và Trạm Hành, thành phố Đà Lạt bao gồm 12 phường và 4 xã trực thuộc.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II và ngày 23 tháng 3 năm 2009, Đà Lạt chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết Đà Lạt thuộc tỉnh nào, miền nào cũng như lịch sử của Đà Lạt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Đặc sản Đà Lạt: Đi Đà Lạt nên ăn gì, mua quà gì?
- Các địa điểm du lịch Đà Lạt đẹp, hot nhất 2025
- 25 Stt Đà Lạt hay, cap thả thính về Đà Lạt mộng mơ
- Cần Giờ thuộc tỉnh nào? Cần Giờ có gì chơi vui?
- Đảo Phú Quốc ở đâu? Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào, miền nào?
- Top ống nhòm du lịch giá rẻ được ưa chuộng nhất hiện nay
- Cách chọn lều cắm trại du lịch rẻ nhất, bền nhất
- Phòng Twin là gì, khác gì phòng Double? Kích thước giường Twin
- Các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam nhất định phải ghé thăm
Xem thêm
Dân số tỉnh Phú Thọ 2024 là bao nhiêu triệu dân?
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 là bao nhiêu triệu dân?
Biển số xe 38 ở tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?
Biển số 93 thuộc tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?
Các hành tinh trong hệ mặt trời: Kích thước, thứ tự, tên và hình ảnh
Mã zip Thái Nguyên: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Bắc Kạn hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Quảng Ngãi hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Đền Hùng ở đâu, thuộc tỉnh nào và thờ ai? Giới thiệu về Đền Hùng