Cách cúng tổ nghề xây dựng

Cập nhật: 10/01/2024
Hướng dẫn làm lễ cúng tổ ngành xây dựng (thợ hồ, thợ nề)

Cách cúng tổ nghề xây dựng, lễ cúng tổ nghề xây, bài cúng tổ nghề xây,... VnAsk mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được quy trình tiến hành cúng tổ nghề xây cảm tạ một năm đã qua và mong muốn một năm mới an toàn trong lao động, may mắn trong đấu thầu,....

Ý nghĩa giỗ tổ nghề xây

1.

Đối với nghề xây dựng ở Việt Nam, người sáng lập của nghề được dân gian suy tôn như ông Tổ của ngành xây dựng là Cao Lỗ. Cứ vào ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hằng năm đều tổ chức ngày giỗ tổ nghề của Lỗ Ban.

Ngày giỗ 13/6 thường được tổ chức tại nơi làm việc, đơn giản và trang nghiêm. Còn ngày 20/12, lễ giỗ Tổ diễn ra trọng thể hơn, được cả làng nghề tổ chức chung. Lễ cúng này thường được chia thành ba phần:

  • Cúng giỗ Tổ cho người mới vừa vào nghề xây dựng.
  • Cúng giỗ Tổ ngành xây dựng tại nơi làm việc ngày 13/6 âm lịch.
  • Cúng giỗ Tổ ngành xây dựng tại các làng nghề lớn ngày 20/12 âm lịch.

Ngày xưa, cúng Tổ nghề phải có lễ Tam sanh, người đứng ra tổ chức và chủ trì buổi lễ là bậc kỳ tài, có uy tín hoặc cao tuổi nhất trong làng nghề, mọi người sẽ cũng nhau đóng góp tiền bạc để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và trang trọng nhất. Và ngày đó các thợ mới vào nghề, cũng xem đây là lễ nhập môn để ra mắt Tổ. Lễ vật thợ mới dâng tặng là một chú gà trống choai, một chai rượu nếp trắng, một thẻ nhang thơm. Trong lòng nguyện ý, đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ trì buổi lễ tiếp nhận lễ vật và ban cho “ tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “ tân môn đồ” kính cẩn nâng ly rượu mời người thợ tài giỏi để tôn làm thầy giáo mà học hỏi. Người thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật trọn tình, trọn nghĩa.

Giỗ tổ nghề là cách thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” và “ tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền bối kiệt xuất có công lớn trong truyền dạy và phát triển nghề, đây cũng là dịp để mọi người cầu mong ơn trên giúp đỡ và khuyến khích, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn. Lễ giỗ tổ nghề còn là một nét đẹp truyền thống cao quý trong xã hội hiện đại hóa quá nhanh như ngày nay, chúng cần được giữ gìn và phát huy cho con cháu đời sau.

Hướng dẫn nghi thức cúng giỗ tổ ngành xây dựng

2.

Lễ cúng giỗ Tổ nghề xây dựng là một nghi lễ trang nghiêm và thiêng liêng, tuân theo các bước cúng truyền thống để tôn vinh và nhớ đến công lao của Tổ nghề:

Bước 1: Bắt đầu bằng việc thắp đèn cầy, biểu tượng của sự sáng sủa và tri thức trong nghề. Rượu được rót vào từ 1 đến 3 hoặc 5 ly, mỗi ly đại diện cho sự tôn kính và lòng biết ơn đối với Tổ tiên.

Bước 2: Châm nén hương thơm. Số lượng nén thường là 1, 3, hoặc 5, thể hiện sự tôn vinh và trân trọng. Chủ tế sau đó thực hiện lễ khấn và khấn vái, thắp hương vào lừ.

Bước 3: Trong bước này, lễ cúng chứa đựng sự kính trọng và tôn vinh. Khấn văn và cúng tổ nghề là thời điểm để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với Tổ tiên. Mỗi khi kết thúc đoạn văn, chủ tế cúi lạy 1 lần, thể hiện sự kính trọng và tôn vinh.

Bước 4: Cuối cùng, mọi người chờ cho hương đốt tàn dần đi. Đây là khoảnh khắc để tôn vinh và nhớ đến người đã làm nên nghề xây dựng.

Cách chuẩn bị mâm cúng tổ nghề xây dựng

3.

Chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ ngành xây dựng như sau:

- Trái cây

- Hoa Lay ơn

- Nhang rồng phụng 5 tất

- Đèn cầy

- Gạo hủ

- Muối hủ

- Trà pha sẵn

- Rượu nếp

- Nước chai 500ml

- Trầu cau

- Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng

- Xôi

- Gà luộc

- Heo quay con

- Bánh bao

- Bánh chưng/bánh tét

- Chả lụa

Cúng giỗ tổ ngành xây dựng

Bài cúng Tổ nghề xây dựng

4.

Bài Văn Cúng Giổ Tổ Ngành Xây Dựng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm 20… âm lịch

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề Xây Dựng

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Xây Dựng . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Trên đây VnAsk.co, vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách cúng tổ nghề xây dựng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài văn khấn quan trọng khác: