2 Bài văn khấn rằm tháng 10 cho Thần Tài, gia tiên
Có phải bạn đang tìm kiếm bài văn khấn rằm tháng 10 chuẩn nhất? Vậy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của VnAsk.com nhé!
Văn khấn rằm tháng 10 ban Thần Tài
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy ngài Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài Thần. Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền. Con kính lạy tiền hậu địa chủ Chư vị linh Thần. Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc đức Chính thần. Con kính lạy các Ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là... ngụ tại... là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty)... kinh doanh... Hôm nay là ngày rằm tháng 10 năm... Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, Thổ địa và Chư vị tôn thần chứng giám. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại. Con cầu xin các ngài phù hộ cho... nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển. Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! |
Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 10
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy) Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ). Gia chủ (chúng) con tên là... hiện đang ngụ tại... Hôm nay là ngày rằm tháng 10 năm... gia chủ (chúng) con nhờ ơn Trời Đất, cù lao tiên tổ, chư vị Tôn thần, chân thành sắm lễ, hoa trà, hương, quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ Thần linh, Thổ địa, Tài Thần, Ngũ phương, Long mạch. Cúi xin các vị giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành của chúng con, thụ hưởng lễ vật. Gia chủ con xin chân thành kính mời các cụ Tổ tỷ, Tổ khảo và Chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Gia chủ (chúng) con xin kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ đang ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng phù hộ cho gia chủ chúng con luôn luôn được bình an, làm ăn phát đạt, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin các vị phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy) |
Mâm cúng rằm tháng 10
Mâm cúng trong ngày rằm tháng 10 của ba vùng miền Bắc - Trung - Nam là khác nhau. Tuy nhiên, theo phong tục từ cổ xưa, ngày Tết Cơm Mới (Tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các lễ vật như:
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Canh rau/canh măng
- Các món ăn tùy từng vùng miền
- Mâm ngũ quả
- Hương/nhang
- Hoa tươi
- Đèn
- Trà
- Tiền vàng/đồ hàng mã
Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay cúng rằm tháng 10 để dâng lên bàn thờ tổ tiên gồm: Xôi, chè, hoa quả, cốm, hoa tươi, bánh...
Giờ đẹp cúng rằm tháng 10
Giờ đẹp để cúng rằm tháng 10 năm 2024 như sau:
- Giờ Mão (từ 5h đến 7h).
- Giờ Tỵ (từ 9h đến 11h).
- Giờ Thân (từ 15h đến 17h).
Rằm tháng Mười (hay còn được gọi là Tết Hạ Nguyên hoặc lễ mừng lúa mới) là dịp lễ quen thuộc, không kém phần quan trọng đối với người Việt Nam. Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng một hoặc mồng mười, cũng có thể là ngày rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “tiến tân" cơm gạo mới cúng tổ tiên.
Vào dịp Tết Hạ Nguyên, mọi người sẽ mua quà và gạo nếp cùng với những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.
Theo phong tục tập quán Việt tộc, rằm tháng mười hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt thoát phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam tịnh địa.
Trên đây là văn khấn rằm tháng 10 và một số thông tin quan trọng về ngày rằm tháng Mười mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Văn khấn trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Tết Trùng Cửu là gì? Ngày Trùng Cửu có tốt không?
Tháng 10 có ngày lễ gì? Các ngày lễ trong tháng 10
18 vị La Hán gồm những ai? Tên, hình ảnh, sự tích 18 vị La Hán
10/10 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 10 tháng 10 Dương lịch, Âm lịch
Văn khấn Thành Hoàng Làng và cách sắm lễ chuẩn nhất
10/9 là ngày gì? Ngày 10 tháng 9 là cung hoàng đạo gì?
Văn khấn cúng lễ ban Công Đồng
Văn khấn Thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái miền Nam, Bắc đơn giản