Văn khấn Thành Hoàng Làng và cách sắm lễ chuẩn nhất
Có phải bạn đang tìm kiếm văn khấn Thành Hoàng Làng và cách sắm lễ sao cho đúng và đủ? Vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây của VnAsk.com nhé, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn mẫu văn khấn Thành Hoàng làng tại đình và cách sắm lễ cúng Thành Hoàng Làng đúng chuẩn nhất.
Văn khấn Thành Hoàng Làng ở đình, miếu
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! - Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần. - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương. Hương tử con là... Tuổi... Ngụ tại... Hôm nay là ngày... tháng...năm... (Âm lịch) Hương tử con đến nơi... (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản… Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! |
Cách sắm lễ cúng Thành Hoàng Làng
Theo phong tục xưa, khi đến đình, đền hay miếu... thì nên mang theo lễ vật dù là nhiều hay ít, sang hay mọn tùy tâm. Sau đây là một số đồ lễ bạn có thể tham khảo để dâng lên Thành Hoàng Làng.
Lễ chay
Những đồ lễ dưới đây dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
- Hương
- Hoa
- Trà
- Quả
- Phẩm oản...
Nếu dâng lên ban Thánh Mẫu thì bạn có thể sắm thêm tiền, vàng, hia, nón...
Lễ mặn
Mâm lễ mặn, bạn đặt ở bàn thờ Ngũ vị quan lớn (tức là ban Công Đồng). Mẫm cỗ mặn gồm các món như sau:
- Gà luộc
- Thịt lợn
- Giò
- Chả...
Lễ đồ sống
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì sẽ có:
- 5 quả trứng vịt sống đặt trong 1 đĩa muối, gạo
- 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ
- 1 miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành 5 phần, để sống.
- Tiền vàng
Cỗ mặn Sơn trang
Mâm cỗ này sẽ gồm những món đặc sản của Việt Nam như cua, lươn, ốc, chanh quả, ớt... Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì bạn cũng cho vào lễ này. Thông thường, khi sắm lễ mặn Sơn trang thì người ta thường sắm theo con số 15, cụ thể: 15 con cua, ốc, 15 quả ớt, chanh hoặc chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần... Sở dĩ lễ mặn Sơn trang thường được sắm theo con số 15 là bởi số 15 tương ứng với 15 vị được thờ tại ban Sơn trang: 1 vị chúa, 2 vị hầu cận và 12 vị cô Sơn trang.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu
Lễ này thường có các đồ lễ như sau:
- Oản
- Hoa quả
- Hoa tươi
- Hương nhang
- Hia
- Hài
- Nón
- Áo
- Gương
- Lược
Tất cả những đồ lễ như hia, hài, nón, áo, gương, lược đều là đồ hàng mã, thường nhỏ, được làm cầu kỳ và đẹp mắt, được bọc trong những túi nhỏ xinh. Còn lễ thần Thành Hoàng, Thư điền thường dùng lễ mặn gồm chân giò lợn luộc, rượu, xôi, tiền vàng...
Cách dâng và hạ lễ cúng Thành Hoàng Làng
Cách dâng lễ cúng Thành Hoàng Làng
Thông thường, cách dâng và hạ lễ cúng Thành Hoàng Làng đúng chuẩn chính là lễ thần Thổ địa, Thủ đền trước. Lễ này được gọi là lễ trình bởi đó là lễ cáo thần linh Thổ địa nơi mình đến dâng lễ.
Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ thần linh cho phép được tiến hành lễ tại đền, đình, miếu, phủ. Sau đó, người thực hành tín ngưỡng sẽ sang sửa lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại đình, đền, miếu, phủ.
Tiếp theo, bạn đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ thì phải kính cẩn dùng hai tay để dâng lễ rồi đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Lưu ý: Bạn cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng và chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
Khi làm lễ, bạn cần phải lễ từ ban Công Đồng vào trong cung chính ở gian giữa rồi lễ từ trong ra ngoài ở hai gian bên. Thường thì lễ ban cuối cũng là ban thờ Cô thờ Cậu.
Thứ tự thắp hương như sau:
- Thắp từ trong ra ngoài.
- Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc và ở gian giữa được thắp hương trước.
- Các ban thờ 2 bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
- Cần thắp hương số lẻ như 1, 3, 5, 7... nén, nhưng thường sẽ là 3 nén.
- Sau khi hương được châm lửa thì bạn dùng 2 tay dâng hương lên ngang trán, vái 3 vái rồi dùng cả 2 tay để cắm hướng vào bình trên ban thờ. Lưu ý: Bạn cần kính cẩn, thành tâm khi thắp hương.
- Nếu như có sớ tấu trình thì bạn kẹp vào giữa bàn tay hoặc đặt lên cái đĩa nhỏ, 2 tay dâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần. Trước khi khấn thì bạn thỉnh 3 hồi chuông và thỉnh xong mới khấn lễ.
Cách hạ lễ cúng Thành Hoàng Làng
Khi khấn, lễ xong ở các ban thờ thì bạn cần chờ hết tuần hương. Trong thời gian chờ hết hương, bạn có thể viếng thăm phong cảnh xung quanh.
Khi hết tuần nhang thì bạn có thể thắp thêm một tuần nhang nữa rồi vái ba vái xin hạ lễ trên ban thờ rồi hạ sớ đem ra hóa vàng để hóa đi.
Khi hóa sớ xong, bạn mới được hạ lễ tại ban thờ. Khi hạ lễ thì bạn cần hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng những đồ lễ ban thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược, hia... thì bạn để nguyên trên ban thờ hoặc để riêng vào khu vực quy định, không được mang về.
Thành Hoàng Làng là ai? Ý nghĩa cúng Thành Hoàng Làng
Thành Hoàng Làng (hay còn được gọi là Thần Hoàng, Thần Thành Hoàng) là vị thần được tôn thờ chính ở đình làng tại Việt Nam. Đây là vị chủ thần trông coi, cai quản cõi thiêng của làng hay còn gọi là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) tại địa phương.
Các vị Thành Hoàng hay Thần Hoàng thường không phải là những vị thần linh trong nhiều văn hóa tín ngưỡng mà họ chính là các hiền nhân, anh hùng, bậc công thần có công xây dựng quê hương, là người thật có nhiều đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng xã hội. Việc thờ cúng Thành Hoàng Làng mang ý nghĩa to lớn, đóng góp giá trị cho quê hương đất nước, xuất hiện ở khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc đến Nam ở Việt Nam.
Người dân Việt Nam thờ cúng Thành Hoàng Làng với mong cầu được che chở, xin cả gia đình, bản thân và cộng đồng được che chở khỏi những mối thiên tai, tai họa trong cuộc sống, cầu mong cho gia đạo có cuộc sống bình an, quê hương đất nước hòa bình, no đủ, hóa hung thành lành...
Trên đây là bài văn khấn Thành Hoàng Làng và cách sắm lễ đúng chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Văn khấn trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
2 Bài văn khấn rằm tháng 10 cho Thần Tài, gia tiên
18 vị La Hán gồm những ai? Tên, hình ảnh, sự tích 18 vị La Hán
Bài văn khấn phá dỡ nhà và cách chuẩn bị đồ lễ đúng, đủ
Cách cúng xe mới mua về: Văn khấn cúng xe, lễ vật cúng xe và điều kiêng kỵ
Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
Cách cúng Thần Tài Thổ Địa: Văn khấn - bài cúng, lễ vật, ngày giờ
Kinh Sám Hối Khẩu Nghiệp
Mâm cúng, vàng mã, bài cúng 100 ngày cho người mới mất
Kinh sám hối Cao Đài