18 vị La Hán gồm những ai? Tên, hình ảnh, sự tích 18 vị La Hán

Cập nhật: 21/09/2024

18 vị La Hán gồm có những ai? Sự tích của 18 vị La Hán như thế nào? Ý nghĩa của 18 vị La Hán ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

18 vị La Hán gồm những ai?

1.

18 vị La Hán gồm có những vị như:

  • La Hán Tọa Lộc
  • La Hán Khánh Hỷ
  • La Hán Cử Bát
  • La Hán Thác Tháp
  • La Hán Tĩnh Tọa
  • La Hán Quá Giang
  • La Hán Kỵ Tượng
  • La Hán Tiếu Sư
  • La Hán Khai Tâm
  • La Hán Thám Thủ
  • La Hán Trầm Tư
  • La Hán Khoái Nhĩ
  • La Hán Bố Đại
  • La Hán Ba Tiêu
  • La Hán Trường My
  • La Hán Kháng Môn
  • La Hán Hàng Long
  • La Hán Phục Hổ

Tên và hình ảnh của 18 vị La Hán

2.

La Hán Tọa Lộc

Tôn giả Bạt La Đọa chính là vị La Hán thứ nhất trong 18 vị La Hán. Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung để khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này, quốc vương thoái vị nên nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì thế, ông được người đời gọi với cái tên là Tọa Lộc La Hán.

La Hán Tọa Lộc

La Hán Tọa Lộc

La Hán Khánh Hỷ

Tôn giả Già Phạt Tha là vị La Hán thứ hai được nhắc đến trong 18 vị La Hán. Ông nguyên là một nhà hùng biện đến từ Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông thế nào là vui? Ông giải thích rằng "Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui". Người ta lại hỏi ông thế nào là khánh? Ông đáp rằng "Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui". Vì thế nên người đời gọi ông là Hỷ Khánh La Hán.

La Hán Khánh Hỷ

La Hán Khánh Hỷ

La Hán Cử Bát

Tôn giả Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà là vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông không giống như bao người khác bởi ông giơ bát lên cao để hướng về người ăn xin. Sau này người đời gọi ông là Cử Bát La Hán.

La Hán Cử Bát

La Hán Cử Bát

La Hán Thác Tháp

Tô Tần Đà là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà. Theo quan niệm, tháp chính là tượng trưng cho Phật, vì tưởng niệm ông đã đi theo Phật tổ nên ông tự đắc chế ra một cái tháp và luôn mang theo bên mình. Vì thế sau này người đời gọi ông là Thác Tháp La Hán.

La Hán Thác Tháp

La Hán Thác Tháp

La Hán Tĩnh Tọa

Tôn giả Nặc Cự La vốn là một võ sĩ, sau khi xuất gia, sự phụ của ông vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên đã bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông ngồi tĩnh tọa thì hiện ra thể trạng đại lực sĩ nên đây chính là lý do người đời sau gọi ông là Tĩnh Tọa La Hán.

La Hán Tĩnh Tọa

La Hán Tĩnh Tọa

La Hán Quá Giang

Đây vốn là một người bồi bàn của Phật tổ, quản việc tắm rửa của Ngài. Ông được sinh ra dưới gốc cây Bạt Đà La - một loài cây quý hiếm ở Ấn Độ nên ông được đặt tên là Bạt Đà La. Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là Quá Giang La Hán.

La Hán Quá Giang

La Hán Quá Giang

La Hán Kỵ Tượng

Kỵ Tượng La Hán vốn là một vị thuần phục voi bởi năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. Bên cạnh đó, voi trong đạo Phật còn được biểu trưng cho đại hạnh nên người đời gọi ông là Kỵ Tượng La Hán.

La Hán Kỵ Tượng

La Hán Kỵ Tượng

La Hán Tiếu Sư

Ông là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia, ông đã từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, đã có hai chú sư tử đi đến bên ông cảm kích vì ông buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai chú sư tử bên mình nên được người đời gọi là Tiếu Sư La Hán.

La Hán Tiếu Sư

La Hán Tiếu Sư

La Hán Khai Tâm

Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông thì ông đã nói: "Trong tâm ta chỉ có Phật chứ không có vương vị". Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên đã không làm loạn nữa. Cũng vì vậy mà người đời gọi ông là Khai Tâm La Hán.

La Hán Khai Tâm

La Hán Khai Tâm

La Hán Thám Thủ

Thám Thủ La Hán tương truyền là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu rồi thở dài một hơi. Vì thế sau này người đời gọi ông là Thám Thủ La Hán.

La Hán Thám Thủ

La Hán Thám Thủ

La Hán Trầm Tư

Trầm Tư La Hán là con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông theo cha đi xuất gia làm một trong mười đại đệ tử của Phật Đà. Sau này ông được người đời gọi là Trầm Tư La Hán.

La Hán Trầm Tư

La Hán Trầm Tư

La Hán Khoái Nhĩ

Ông vốn là một nhà lý luận, vì luận "nhĩ căn" mà nổi tiếng thế nhân. "Nhĩ căn" chính là một trong số lục căn gồm có mắt, tai, lưỡi, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn chính là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Nếu muốn thành Phật thì lục căn phải thanh tịnh. Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức nên nhĩ căn thanh tịnh là điều quan trọng nhất. Do vị La Hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn, vì thế nên người đợi gọi ông là Oạt Nhĩ La Hán.

La Hán Khoái Nhĩ

La Hán Khoái Nhĩ

La Hán Bố Đại

Bố Đại La Hán vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi, ông thường mang theo túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó, ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng rồi thả lại vào rừng núi. Vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời đã gọi ông là Bố Đại La Hán.

La Hán Bố Đại

La Hán Bố Đại

La Hán Ba Tiêu

Ba tiêu La Hán vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời, trời mưa rất to, lá cây chuối ở hậu viện thì bị mưa tơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đã đặt tên ông là Phạt Na Ba Tư (tiếng Phạn có nghĩa là mưa). Sau này, khi ông xuất gia thường đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là Ba Tiêu La Hán.

La Hán Ba Tiêu

La Hán Ba Tiêu

La Hán Trường My

Trường My La Hán vốn là một vị hòa thượng. Khi sinh ra, ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống. Do kiếp trước ông chính là một hòa thương tu hành, tu hành đến già, tóc rụng hết nên chỉ còn hai cọng lông mày dài. Sau khi chết và đầu thai chuyển thế, cọng lông mày ấy cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành nên lại đưa ông đi xuất gia. Cuối cùng, ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là Trường My La Hán.

La Hán Trường My

La Hán Trường My

La Hán Kháng Môn

Ông chính là em của Thán Thủ La Hán. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để xin họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Khi ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ rất vui mừng mà ra bố thí. Vì thế sau này ông được gọi là Khán Môn La Hán.

La Hán Kháng Môn

La Hán Kháng Môn

La Hán Hàng Long

Có một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi này sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật rồi mang hết kinh Phật cướp đi. Long Vương sau đó đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật nên người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.

La Hán Hàng Long

La Hán Hàng Long

La Hán Phục Hổ

Phục Hổ La Hán là vị cuối cùng trong 18 vị La Hán. Ông vốn là một tăng nhân, bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ bị đói bụng. Thấy vậy, ông liền mang phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục và đây cũng chính là lý do mà người đời gọi ông là Phục Hổ La Hán.

La Hán Phục Hổ

La Hán Phục Hổ

Sự tích về 18 vị La Hán

3.

18 vị La Hán có nguồn gốc từ nội dung được viết trong sách Pháp Trụ Ký. Cuốn sách này do Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật. Sau này được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600 - 664) dịch ra chữ Hán. Tuy nhiên trong đó, tác giả chỉ đề cập đến 16 vị La Hán, sau này mới thêm 2 vị nữa. Họ đều là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian để hộ trì chính pháp mà không về Tây Thiên. Tại nhân gian, các vị La Hán được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.

Qua các thời kỳ ngày càng có nhiều dị bản về các vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung. Vì thế mà tên gọi cũng như sự tích, vị trí xuất hiện của các vị La Hán không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán chính là của Tô Đông Pha người Bắc Tống - Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật và quy về làm đệ tử cửa Phật. Ông đã cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư, sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt và hoán vị. Tuy nhiên nhìn chung thì vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.

Trong Phật giáo, Thập bát La Hán là 18 vị tu luyện tới cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là vô cực quả hoặc giả vô học quả. Điều này biểu thị đã đạt đến cực điểm, học hết mọi thứ và không có gì không thể học rồi. Tu đến cảnh giới La Hán thì có nghĩa là tu đến đoạn tận buồn phiền của tam giới, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành, xóa bỏ những điều đã thấy và vĩnh viễn được giải thoát luân hồi.

Người tu đến cảnh giới La Hán sẽ không còn phải chịu khổ đau sinh tự luân hồi, tu hành đạt viên mãn, dẫn độ chúng sinh hành thiện tích đức và được người đời kính trọng. Như đã nhắc đến phía trên, 18 vị La Hán gồm có 16 vị La Hán ban đầu và 2 vị được thêm vào sau này.

Sự tích các vị La Hán

Ý nghĩa của 18 vị La Hán

4.

Thập bát La Hán mang ý nghĩa tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian đặc thù, dù cuộc đời của các Ngài siêu nhiên và kỳ bí như thế nào đi nữa nhưng họ vẫn rất gần gũi với chúng sinh. Tương truyền ở đời nhà Thanh - Trung Quốc, sau khi tạc tượng 16 vị A La Hán, tượng Khánh Hữu tôn giả và đại sư Huyền Trang đã được người dân thêm vào với lòng tôn kính. Tuy nhiên, vào năm Thanh Càn Long, hoàng đế đã xác định lại vị La Hán thứ 17 và 18. Đây là hai vị La Hán Hoàng Long và La Hán Phục Hổ, họ đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trên đây là một số thông tin về 18 vị La Hán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập chuyên mục Văn khấn trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!