Tác dụng của rong biển là gì? Ăn rong biển nhiều có tốt không?
Rong biển - một nguyên liệu khá quen thuộc, thường góp mặt trong nhiều bữa ăn của các gia đình hiện nay. Tuy nhiên tác dụng của rong biển là gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết này của sẽ giúp bạn giải đáp ăn rong biển nhiều có tốt không, mời bạn cùng theo dõi để có câu trả lời nhé.
Tác dụng của rong biển là gì?
Rong biển khá đa dạng về chủng loại, tuy nhiên một số loại rong biển phổ biến nhất thì phải kể tới rong biển khô (nori), rong biển wakame, tảo bẹ, tảo dulse và các loại tảo xanh lam như spirulina và chlorella.
Rong biển được đánh giá là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của rong biển có chứa nhiều chất xơ, axit béo omega 3, các loại vitamin như vitamin A, C, D, E cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, phốt pho, đồng, kẽm, sắt, canxi...
Dưới đây là một số công dụng của rong biển để bạn tham khảo:
- Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu: Năm 2017, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng hợp chất fucoxanthin có trong rong biển có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào nên rong biển mang tới khá nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Rong biển có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, khoáng chất alginate có trong rong biển cũng có thể làm tăng cường chất nhầy trong thành ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa được cải thiện hơn.
- Hỗ trợ giảm cân: Ăn rong biển có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của loại thực phẩm này đó chính là hỗ trợ giảm cân. Cũng nhờ thành phần chất xơ nhiều mà khi ăn rong biển, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó làm giảm tần suất ăn vặt. Bên cạnh đó, alginate có trong rong biển cũng có tác dụng làm chậm sự hấp thu chất béo của cơ thể. Chính vì thế, nếu bạn đang có ý định ăn kiêng, giảm cân, duy trì vóc dáng thì nên bổ sung ngay rong biển vào khẩu phần ăn hằng ngày nhé.
- Hỗ trợ giảm đau đầu: Thành phần của rong biển có chứa nhiều magie nên có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh đau đầu khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện tình trạng này thì bạn cần duy trì sử dụng rong biển đều đặn nhé.
- Chống viêm, diệt khuẩn: Rong biển có tác dụng gì? Chống viêm và diệt khuẩn chính là một trong những tác dụng tiêu biểu của rong biển. Nhờ hợp chất fucans mà rong biển có thể ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm.
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Thành phần lignans có trong rong biển có tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi được các chứng bệnh ung thư nguy hiểm, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Tốt cho da: Rong biển có tác dụng gì với da? Nhờ lượng vitamin và khoáng chất tuyệt vời, rong biển cũng mang đến nhiều lợi ích cho làn da như hỗ trợ giảm mụn, giúp tẩy tế bào chết, làm sạch da và giúp da sáng khỏe hơn.
Ăn rong biển sấy khô có tốt không?
Ăn rong biển sấy khô có tốt không? Trong thành phần của rong biển sấy khô vẫn có chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất. Chính vì thế, sử dụng rong biển sấy khô cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như:
- Cân bằng huyết áp
- Hỗ trợ giải độc cho cơ thể khi ngâm với nước tắm
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Giúp giảm căng thẳng cho phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh...
Ăn nhiều rong biển có tốt không?
Ăn nhiều rong biển có tốt không? Tác hại của rong biển là gì? Mặc dù mang đến khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên khi sử dụng rong biển bạn cũng không nên lạm dụng. Lý do là bởi rong biển có tính hàn, giải nhiệt. Nếu bạn ăn quá nhiều thì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như bị lạnh bụng, đau bụng, thậm chí là tiêu chảy, ngộ độc...
Tốt nhất bạn chỉ nên ăn rong biển khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra khi chế biến rong biển, bạn cũng không nên nấu quá nhừ để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng có trong rong biển.
Hình ảnh một số loại rong biển thông dụng
Rong biển wakame
Rong biển arame
Rong biển xoắn spirulina
Rong biển nori
Rong biển kanten
Rong biển mozuku
Rong biển tosaka
Rong biển dulse đỏ
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tác dụng của rong biển là gì và ăn rong biển nhiều có tốt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé.
>>> Xem thêm:
Xem thêm
2 Cách làm thịt kho mắm ruốc thơm ngon, để được lâu
Quả na rừng có tác dụng gì? Tác dụng của quả na rừng
3 Cách làm dưa chua rau muống giòn ngon tại nhà
Cách làm bánh bò nướng chảo thơm ngon, dễ làm
Củ dền có tác dụng gì? Ăn củ dền có tốt không, có bổ máu không?
Cách nấu chè Bà Ba ngon, đơn giản, chuẩn vị nhất
Tré trộn là gì? Cách làm tré trộn đơn giản mà ngon
Cách nấu bún bò chay Huế đơn giản mà ngon
Tác dụng của nụ vối và cách chế biến nụ vối