Cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu

Cập nhật: 28/03/2024

Bảo quản rau củ trong tủ lạnh là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình. Vậy bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu chưa? Đó cũng là nội dung chính mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn trong bài viết này. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Phân loại nhóm rau củ nên và không nên bảo quản trong tủ lạnh

1.

Mặc dù tủ lạnh là một giải pháp tiện dụng, hiệu quả để bảo quan thực phẩm, rau củ, thế nhưng không phải loại rau củ nào bạn cũng nên nhét vào tủ lạnh đâu nhé. Trước khi tìm hiểu cách bảo quản rau trong tủ lạnh, hãy học cách phân loại rau củ dưới đây bạn nhé.

Nhóm 1: Những loại rau củ không nên bảo quản trong tủ lạnh

Một số loại rau củ không cần thiết phải bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ cần để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu để trong tủ lạnh, các loại rau củ này có thể sẽ mất đi mùi vị. Các loại đó bao gồm:

Nhóm 2: Những loại rau củ chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh sau khi chín

Trong môi trường tủ lạnh, một số loại rau củ có thể sẽ tạm ngừng quá trình chín. Chính vì vậy, bạn nên để chúng ở nhiệt độ phòng tới khi chín mới tiến hành cho vào tủ lạnh bảo quản. Các loại rau củ ấy bao gồm:

Nhóm 3: Các loại rau củ cần bảo quản ngay trong tủ lạnh khi mua về

Khác với 2 nhóm trên, nhóm rau củ này cần phải bảo quản ngay sau khi mua về, bao gồm:

  • Măng tây
  • Súp lơ
  • Cần tây
  • Nấm
  • Bắp cải
  • Dưa leo
  • Cà rốt
  • Đậu Hà Lan
  • Cà tím
  • Củ Cải
  • Xà lách
  • Atisô...

>> Xem thêm: 

Cách bảo quản rau

Tại sao nên bảo quản rau củ trong tủ lạnh?

2.

Nhiệt độ, độ ẩm hay các yếu tố khác trong không khí đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản rau củ.

  • Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm tốc độ phản ứng hô hấp của rau củ cũng như ức chế sự sinh sôi, phát triển của đa số vi sinh vật. Bên cạnh đó, tính thấm màng tế bào sẽ giảm do tế bào chất bị co lại nếu nhiệt độ thấp.
  • Độ ẩm môi trường thấp khiến rau củ dễ bị héo, mất nước. Lúc này, các hoạt động trao đổi chất trong rau củ cũng bị rối loạn, khiến rau củ dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Còn độ ẩm cao sẽ giúp hạn chế quá trình hô hấp và mất nước, tuy nhiên nó lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
  • Khí oxy hay carbonic đều ảnh hưởng tới thời gian bảo quản rau củ quả. Nếu hàm lượng oxy cao sẽ thì sẽ tăng cường độ hô hấp cho rau củ nhưng nếu lượng oxy dưới mức cho phép thì quá trình trao đổi chất sẽ bị ngưng lại khiến cho rau quả bị hư. Còn nếu hàm lượng khí CO2 cao thì có thể làm tăng thời gian bảo quản bởi nó giúp ức chế cường độ hô hấp, và đồng thời cũng làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật.

Để cân bằng được hết các yếu tố trên thì cách lý tưởng nhất đó chính là để rau củ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu. Mời bạn theo dõi phần tiếp theo dưới đây để có được lời giải đáp nhé.

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu

3.

1. Loại bỏ phần nát, hư hỏng trước khi bảo quản

Phần rau củ bị hư hỏng, bị nát sẽ làm thúc đẩy quá trình sản sinh khí ethylene tạo hiện tượng chín tự nhiên, hình thành vi khuẩn, nấm khiến những phần hỏng này có thể bị lây sang phần khác hay thậm chí là ảnh hưởng tới chất lượng của rau củ. Chính vì vậy, trước khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh, bạn nên cắt bỏ phần bị hỏng nhé.

2. Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen rửa sạch rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Tuy nhiên, cách làm này lại hoàn toàn không đúng. Khi rau củ dính nước sẽ làm dư thừa độ ẩm khiến chúng dễ bị hư hơn. Trong trường hợp bạn vẫn muốn rửa trước khi cho rau củ vào tủ thì hãy chắc chắn để chúng thật khô ráo rồi mới để vào tủ lạnh nhé.

3. Phân loại riêng rau củ và trái cây

Khi ở trong tủ lạnh, trái cây thường sinh ra khí ethylen do tiếp tục quá trình chín của chúng. Nếu các loại rau xanh hấp thụ khí này thì sẽ dễ bị úa vàng, hư hỏng hoặc thay đổi hương vị. Chính vì thế, bạn nên phân loại và bảo quản rau củ với trái cây riêng ra. Tốt nhất bạn nên sử dụng túi/hộp đựng riêng cho từng loại.

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh

4. Không nên cắt nhỏ rau trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản

Nhiều người thường cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ rất thuận tiện mỗi khi lấy ra sử dụng. Tuy nhiên, việc làm này lại khiến cho rau củ bị mất đi dưỡng chất, đồng thời dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển.

5. Sử dụng túi, hộp chuyên dụng để chứa rau củ

Bạn nên sử dụng túi hút chân không, hộp nhựa chuyên dụng để chứa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh nhé. Việc làm này vừa giúp giữ ổn định độ ẩm để rau củ được tươi ngon lại vừa có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và hiện tượng ảnh hưởng khí athylene.

Bảo quản rau trong tủ lạnh

6. Bảo quản rau củ với 1 tờ giấy

Sau khi rửa rau, bạn dùng khăn giấy thấm nước, cho chúng khô ráo rồi lấy vài tờ khăn giấy khác bọc quanh bó rau. Sau đó, bạn cho rau vào hộp đựng hay túi zip và gói kín lại trước khi cho vào tủ lạnh. Việc làm này sẽ giúp rau tươi lâu hơn đấy nhé.

Một vài lưu ý khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh

4.
  • Thời gian bảo quản: Với những loại rau củ quả thông thường, bạn chỉ nên bảo quản trong 3 đến 4 ngày tùy vào từng loại rau củ. Riêng các loại như súp lơ, cà rốt hay su su thì thời gian bảo quản có thể lâu hơn và tầm khoảng 10 ngày.
  • Lưu ý nhiệt độ của tủ lạnh: Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm là từ 1 đến 4 độ C. Nếu nhiệt độ trên 4 độ C thì có thể làm hình thành vi khuẩn gây hư thối còn dưới 1 độ C thì có thể khiến rau củ bị đóng đá. Hiện nay, một số dòng tủ lạnh có ngăn rau củ riêng biệt, bạn có thể tham khảo các loại tủ lạnh này để giúp việc bảo quản thực phẩm, rau quả đạt hiệu quả cao nhất nhé.
  • Lau dọn tủ lạnh thường xuyên: Việc lau dọn tủ lạnh thường xuyên cũng có vai trò rất quan trọng nhằm loại bỏ mùi khó chịu, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc để rau củ được tươi lâu hơn.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm như tủ lạnhmáy hút chân khôngtúi hút chân không... để phục vụ cho nhu cầu bảo quản thực phẩm lâu dài, bạn có thể tham khảo và đặt mua tại website  hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới.

Tham khảo thêm: