Cách chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt
Cách chống thấm dột trần nhà như thế nào? Trong bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến các bạn cách chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt. Các bạn tham khảo nhé!
Những nguyên nhân trần nhà bị rạn nứt dột nước
- Trong quá trình xây dựng nhà, nếu bạn sử dụng vật liệu không tốt và không đảm bảo để xây trần nhà thì sau một thời gian và chịu tác động của các yếu tố tự nhiên bên ngoài như nắng, mưa, gió, bão... sẽ làm trần nhà bị rạn nứt và thấm trần.
- Quy trình thép đan xen bê tông thực hiện không đạt yêu cầu khi xây dựng và sử dụng bê tông kém chất lượng sẽ làm cho nền xi măng bị xuống cấp và gây ra tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước.
- Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước cũng có thể do gia đình bạn có sân thượng nhưng xây dựng hệ thống thoát nước kém, từ đó làm cho nước bị đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm nước.
- Nguyên nhân nữa là do trong quá trình thi công xây dựng nhà không áp dụng các biện pháp chống thấm hiệu quả hoặc sử dụng chống thấm trần nhà không đúng cách.
Cách chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt
Cách chống thấm dột trần nhà bằng Sika
Sử dụng Sika là cách chống thấm trần nhà bị nứt khá hiệu quả. Sika thường ở dạng lỏng và rất dễ dàng sử dụng, không làm bạn mất quá nhiều thời gian để sửa chữa. Sika có khả năng chống thẩm thấu tốt và hình thành lớp màng chống nước cực kỳ hiệu quả.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng keo chống thấm
Sử dụng keo để chống thấm trần nhà là một trong những phương pháp khắc phục trần nhà bị thấm nước phổ biến và được nhiều hộ gia đình áp dụng. Các bạn có thể thử sử dụng sản phẩm này nhé.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường là một loại chất lỏng hoặc có thể là bán rắn, thường có màu đen và độ nhớt cao. Nhựa đường có khả năng bám dính mạnh, đồng thời sở hữu tính đàn hồi tốt và kết hợp với khả năng dẻo dai giúp khắc phục các vết nứt trần nhà rất tốt.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm
Màng chống thấm sở hữu một lớp nhựa High Density Etilen được phủ trên bề mặt, do vậy mà nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động bên ngoài. Khi bạn muốn sử dụng màng chống thấm thì chỉ cần bóc lớp vỏ silicon rồi dán trực tiếp lên bề mặt trần nhà bị rạn nứt là được.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng phụ gia chống thấm
Phụ gia chống thấm thường ở dạng lỏng và chúng thường được sử dụng để trộn cùng với vữa xi măng hoặc bê tông. Phụ gia chống thấm có tác dụng giúp làm dẻo hồ và hạn chế các vết rạn nứt hiệu quả. Bên cạnh đó, phụ gia chống thấm còn sở hữu khả năng ngăn ngừa thấm dột của vật liệu hiệu quả.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng phương pháp khò nóng
Phương pháp khò nóng là cách xử lý trần nhà bị thấm nước tuyệt đối nhất. Phương pháp này không gây độc hại, đồng thời rất an toàn cho sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh.
Cách chống thấm dột trần nhà bằng sơn chống thấm
Các sản phẩm sơn chống thấm thường thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn. Sơn chống thấm thường chỉ được thêm một ít tính năng ngăn ngừa chống thẩm và sau một thời gian sử dụng nó sẽ bị ảnh hưởng bởi tia UV.
>> Xem thêm: Cách tẩy rong rêu trên nền xi măng, nền gạch, tường hiệu quả nhất
Những lưu ý khi chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt
- Trước khi sử dụng một trong những phương pháp chống thấm trần nhà ở trên thì các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra tình trạng trần nhà bị dột nước và rạn nứt. Từ đó, các bạn có thể chọn cho mình một phương pháp xử lý trần nhà bị thấm nước một cách hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp các bạn giảm thiểu thời gian, công suất cũng như giảm được chi phí tối đa.
- Tùy theo mức độ trần nhà bị thấm nhiều hay ít hoặc là thấm nghiêm trọng, rạn nứt lớn hay nhỏ mà các bạn chọn mình phương pháp và sản phẩm chống thấm nước phù hợp nhất nhé.
- Trước khi thực hiện quy trình chống thấm cho trần nhà, các bạn nên tiến hành vệ sinh trần nhà sạch sẽ và loại bỏ lớp sơn trước đó để đạt hiệu quả cao nhất.
- Ngoài ra, khi thực hiện chống thấm cho trần nhà, các bạn cũng cần đảm bảo an toàn cho bản thân khi thi công nhé.
Trên đây là cách chống thấm dột nước trần nhà bị rạn nứt mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Ống đồng máy lạnh bị rỉ nước, bị móp, bị hở: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Điều hòa bị rò rỉ ga có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- [Hướng dẫn] Cách tự pha sơn nước đúng chuẩn để sơn tường trong nhà
- Chống ẩm và giảm ẩm mốc trong nhà vào ngày mưa gió
- Những cách khử mùi hôi, mùi ẩm mốc trong phòng kín cho mùa nồm
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm máy xây dựng, công cụ & dụng cụ, đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Thỏ ăn gì? Thức ăn cho thỏ tốt nhất
Bị kiến ba khoang đốt thì bôi gì? Cách xử lý nhanh khi bị kiến ba khoang cắn
Luộc khoai lang bao lâu thì chín? Thời gian luộc khoai lang
Hà thủ ô có tác dụng gì cho tóc?
Mách bạn chọn mua nồi Inox hay nồi nhôm để nấu ăn?
Cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu
Nồm ẩm là gì? Trời nồm ẩm vào tháng mấy?
Cách làm sữa tươi trân châu đường đen “sốt xình xịch”
Cách bảo quản bơ trong ngăn đá dùng cả năm không mất chất dinh dưỡng