Bị kiến, côn trùng chui vào tai phải làm gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Bị kiến, côn trùng chui vào tai là một "tai nạn" mà nhiều người mắc phải. Mặc dù không quá nguy hiểm, thế nhưng nếu không được xử lý đúng cách, bạn sẽ có thể gặp phải một số di chứng ngoài ý muốn. Vậy khi bị kiến, côn trùng chui vào tai chúng ta phải làm gì? Mời bạn tham khảo bài viết này để biết được cách xử lý côn trùng chui vào tai của nhé!

Kiến, côn trùng chui vào tai

Dấu hiệu bị côn trùng bay vào tai như thế nào?

1.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai), người bị kiến, côn trùng chui vào tai thường sẽ xuất hiện triệu chứng như đột ngột đau dữ dội một bên tai mặc dù trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai. Ngoài ra, những cơn đau này thường dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ. Nguyên nhân gây nên những cơn đau này chính là do côn trùng chích, đốt hoặc chân có gai đâm vào tai. Một số người còn có cảm giác như có con gì bò trong tai kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Dấu hiệu bị côn trùng chui vào tai

Điều gì xảy ra nếu không xử lý đúng cách khi côn trùng bò vào tai?

2.

Khi bị kiến, côn trùng chui vào tai, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ tai bị chảy nước, thậm chí là chảy máu, rách màng nhĩ...

Ngoài ra, nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời thì có thể dẫn đến những bệnh về tai như viêm tai hay gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Một số loại côn trùng hút máu còn có thể tấn công làm thủng màng nhĩ và dẫn tới nguy cơ mất thính lực.

Vậy nếu chẳng may bị kiến, côn trùng bay vào tai, bạn sẽ xử lý như thế nào? Dưới đây là những mẹo xử lý của chúng tôi để bạn có thể tham khảo.

Cách xử lý côn trùng chui vào tai

3.

Xử lý côn trùng chui vào tai bằng dầu khoáng hoặc dầu ôliu

Dùng dầu khoáng (dầu thường dùng để massage cho em bé) hoặc dầu ôliu là cách để xử lý côn trùng chui vào tai nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần nghiêng đầu về bên ngược lại sao cho bên lỗ tai có côn trùng chui vào hướng lên trên. Sau đó, bạn đổ một ít dầu vào lỗ tai bị côn trùng bay vào. Lúc này, côn trùng sẽ bị ngộp và nổi lên rồi thoát ra ngoài. Khi côn trùng đã ra khỏi lỗ tai, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng chui vào để cho chảy ra hết, đồng thời không cần rửa lại tai.

Dầu ôliu

Sử dụng ánh sáng

Phần lớn các loại kiến và côn trùng đều có tính hướng sáng, vì vậy, bạn có thể tận dụng đặc tính này để khiến chúng chủ động chui ra khỏi lỗ tai nhé. Với cách làm này, bạn có thể dùng đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai. Ngay lập tức, côn trùng sẽ chui ra khỏi tai nếu chúng còn sống.

Sử dụng ánh sáng

Cách xử lý côn trùng chui vào tai bằng rượu hoặc oxi già

Bạn cũng có thể tận dụng rượu và oxi già để "đuổi" lũ côn trùng ra khỏi lỗ tai. Cách làm này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng bông nhỏ rồi thấm một chút rượu hoặc oxi già. Tiếp đến, bạn để miếng bông bên ngoài tai rồi nhẹ nhàng nhỏ 1 vài giọt rượu hoặc oxi già trên miếng bông vào trong tai. Lúc này, côn trùng sẽ tự động chui ra ngoài nếu như chúng còn sống.

>> Xem thêm: Cách chữa trị hết nấc cụt cho người lớn nhanh, đơn giản nhất

Rượu

Lưu ý khi xử lý côn trùng bay vào tai tại nhà

4.

Trong quá trình xử lý tình huống côn trùng chui vào tai, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Bạn tuyệt đối không sử dụng bông ngoáy tai hay bất cứ thứ gì để ngoáy vào bên trong tai bởi điều này sẽ vô tình làm cho côn trùng bị đẩy sâu vào bên trong gây khó khăn cho việc xử lý.
  • Nếu côn trùng ở sâu bên trong tai thì bạn không nên cố lấy chúng ra bởi càng cố lấy ra sẽ càng làm cho côn trùng chui vào sâu hơn. Một số trường hợp sẽ có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc dẫn tới nhiễm trùng tai.
  • Nếu đã áp dụng những cách trên mà không lấy côn trùng ra khỏi tai được thì bạn nên tới ngay Khoa Tai Mũi Họng của các bệnh viện để các bác sĩ có thể xử lý kịp thời, tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Làm thế nào để phòng tránh côn trùng chui vào tai?

5.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng bị kiến, côn trùng bay vào tai mà bạn có thể tham khảo:

  • Nên ngủ trên giường thay vì nằm ngủ ở dưới đất.
  • Không nên ăn uống hay mang thức ăn lên trên giường, tránh làm vương vãi ra.
  • Bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) sau khi cho bé bú sữa, đồng thời thường xuyên thay quần áo, ga, gối để tránh thu hút kiến và côn trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi hoặc trang bị các loại máy lọc không khí để tạo nên môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm hạn chế các loại côn trùng ẩn náu trong nhà.

>>> Xem thêm: Cách trị rệp giường cắn an toàn, hiệu quả

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được cách xử lý côn trùng chui vào tai hiệu quả để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Nếu có nhu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc vệ sinh, làm sạch nhà cửa, bạn vui lòng truy cập website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới:

>>> Tham khảo thêm: