Bia hơi là gì? Bia hơi làm từ gì? Cách bảo quản bia hơi

Cập nhật: 28/03/2024

Bia hơi là gì? Bia hơi làm từ gì? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Bia hơi là gì?

1.

Bia hơi là một loại bia khá phổ biến, quen thuộc. Thế nhưng định nghĩa chính xác bia hơi là gì thì không phải ai cũng biết. Bia hơi thường được tiêu thị trong vài ngày chứ không có thời gian sử dụng dài như loại bia đóng chai/lon.

Quá trình tạo ra bia hơi sẽ phải trải qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao nên điều kiện bảo quản sẽ được ít ngày.

Bia hơi là bia gì

Bia hơi làm từ gì? Quy trình sản xuất bia hơi

2.

Bia hơi làm từ gì?

Nguyên liệu chính làm nên bia hơi là lúa mạch - một trong những loại nông sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không phải loại lúa mạch nào cũng có thể làm được bia hơi. Thường người ta sẽ chọn hạt lúa mạch có kích cỡ nhất định, các hạt đồng đều nhau để quá trình nảy mầm diễn ra tốt nhất.

Quy trình sản xuất bia hơi

Dưới đây là quy trình cơ bản để sản xuất ra bia hơi:

Kích thích cho lúa mạch nảy mầm

Lúa mạch sau khi được lựa chọn sẽ được ngâm trong nước để đạt độ ẩm khoảng 45%, giúp chúng nhanh nảy mầm, kích thích mọc rễ và phát triển.

Nấu và lọc bã

Người ta sẽ cho nguyên liệu vào trong 1 chiếc lò, dùng nước sôi để xử lý thành bột nhão. Quá trình này sẽ giúp biến đổi tinh bột có trong lúa mạch thành chất đường, protein. Đây là những chất quan trọng để tạo ra bọt bia, giúp bia có mùi thơm đặc trưng.

Sau đó, người ta sẽ tiến hành lọc để loại bỏ chất rắn.

Đun sôi và bổ sung hoa bia

Dịch lúa mạch sau khi lọc sẽ được chuyển sang lò đun sôi và được thêm hoa bia vào. Khi lúa mạch được thêm hoa bia và được đun sôi sẽ giúp tạo ra mùi hương và vị đắng cho bia. Công đoạn này cũng giúp ngăn chặn vi sinh vật và tăng cường khả năng duy trì bọt bia.

Kết lắng

Công đoạn này nhằm loại bỏ chất rắn trong dịch bia. Để tiến hành công đoạn này, người ta dùng thiết bị hình trụ có tên là whirlpool rồi cho dịch bia vào và tận dụng lực ly tâm sinh ra để gom chất rắn lại.

Công đoạn làm lạnh, lên men

Dịch bia được làm lạnh đến nhiệt độ có thể bắt đầu lên men và được cung cấp thêm enzym cần thiết cho sự sinh trưởng của men bia.

Công đoạn ủ

Sau công đoạn trên, ta thu được bia non. Sau đó, bia non được chuyển qua giai đoạn ủ để tiếp tục lên men. Thời gian lên men sẽ tùy vào từng loại bia nhưng thường sẽ mất khoảng 1 tháng.

Công đoạn lọc, đóng gói

Giai đoạn này nhằm đảm bảo bia thành phẩm không có lẫn tạp chất. Sau đó, bia sẽ được xử lý nhiệt để diệt khuẩn và được đóng gói để xuất ra thị trường.

Bia hơi

Cách bảo quản bia hơi chuẩn nhất

3.

Bia hơi cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh thích hợp để ức chế sinh vật gây hại. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản bia hơi chính là 4 - 6 độ C và nhiệt độ để sử dụng bia tốt nhất là 10 - 12 độ C.

Để đảm bảo hương vị bia được thơm ngon nhất, bạn nên thưởng thức bia trong vòng 48 tiếng.

Bia hơi

Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bia hơi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>>> Tham khảo thêm: