Các loại tôm biển và nước ngọt: Tên gọi, hình ảnh
Tên gọi và hình ảnh của các loại tôm biển, nước ngọt như thế nào? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Tên các loại tôm nước mặn và hình ảnh các loại tôm biển
Tôm sú
Loại tôm này thường sống ở dưới biển, có kích thước khá lớn, chiều dài tối đa khoảng 36cm (hơn một gang tay), con cái có thể nặng đến 650g.
Tôm sú sở hữu đặc điểm khá nổi bật, lớp vỏ dày, màu sắc có thể khác nhau (xanh, đỏ, nâu, xám), tùy thuộc vào môi trường sống của chúng như thế nào.
Tôm he
Đây là loại tôm biển sở hữu màu vàng đẹp mắt (đôi khi là màu xanh nhạt), mắt xanh, vỏ mỏng, thịt chắc, vị ngọt, có nhiều dưỡng chất, thường xuất hiện ở các đảo, rạng đá.
Tôm sắt
Đây là loại tôm biển có vỏ hơi cứng, màu xanh đen đậm, phần vân nằm giữa các đốt có màu trắng cực kỳ đẹp mắt.
Loại tôm này thường có kích thước nhỏ hơn các loại tôm biển khác, nhưng phần thịt của chúng lại khá dai, cực kỳ ngon ngọt.
Tôm hùm
Tôm hùm là loại tôm có càng màu xanh trong đẹp mắt (đôi khi là màu hồng đỏ hoặc vàng, tùy vào từng giống tôm). Phần vỏ tôm thường có màu bóng đẹp, cứng, bên trong thịt tôm rất dai ngon. Loại tôm này thường có kích thước lớn nhất trong các loại tôm.
Ngoài ra, trong giới “săn tôm”, người ta chia thành nhiều loại tôm hùm như sau: Tôm hùm xanh, tôm hùm bông, tôm hùm baby, tôm hùm Alaska, tôm hùm tre...
Tôm tít
Con tôm này còn có nhiều tên gọi khác là tôm tích, bề bề, tôm thuyền. Chúng thường sống ở những vùng biển ấm.
Loại tôm thuyền này có đặc điểm khá khác biệt so với những loại tôm khác, phần bụng của chúng trông giống hệt tôm nhưng phần càng thì lại giống con bọ ngựa.
Một đặc điểm nổi bật của loài tôm tít này chính là chúng có thể thay đổi màu của bản thân từ màu nâu sang màu xanh lục, đen hay hồng nhạt cực đơn giản. Thậm chí, một số con còn có thể phát quang.
Tôm mũ ni
Loại tôm này thuộc họ động vật giáp xác mười chân, chúng thường sống ở những vùng biển xa hoặc các rạn san hô dưới đáy biển, rạn đá ngầm. Cũng chính vì lý do này mà việc đánh bắt, khai thác tôm mũ ni cũng khó khăn hơn những loài tôm khác.
Tôm mũ ni có phần thịt dai, chắc, ngọt và cực kỳ thơm ngon. Có thể nói, chất dinh dưỡng của loại tôm này “vượt mặt” tôm hùm.
Tôm càng biển
Tôm càng biển (hay còn có tên gọi khác là tôm phốc, tôm phóc) có đặc điểm khá nổi bật, phần thân phía trên màu đỏ (dù vẫn còn tươi), còn phần dưới thì lại có màu trắng đục, mang đến vẻ khác biệt cực hấp dẫn. Phía trước của tôm phốc có 2 chiếc càng dài và 4 chân mỗi bên. Có lẽ vì đặc điểm này mà chúng được các ngư dân vùng biển đặt tên là tôm càng biển. Loại tôm này thường xuất hiện ở những vùng biển khu vực miền Trung.
Hình ảnh và tên các loại tôm nước ngọt
Tôm hùm đất
Tôm hùm đất có tên tiếng Anh là Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs hay Red Swamp Crayfish. Chúng có đặc điểm bên ngoài màu đỏ, kích thước bằng khoảng ngón tay cái, một số con có thể lớn hơn.
Loại tôm hùm này có sở thích ăn tạp, chúng có thể ăn cả động vật sống, chết hoặc thực vật nên thường gây ra tình trạng phá hoại mùa màng.
Tôm rồng
Tôm rồng (hay còn được gọi là tôm càng đỏ) có phần vỏ khá cứng chắc, hai râu xúc giác hai bên, chùy trán của chúng thường phát triển to hơn tôm rảo.
Loại tôm này sở hữu đôi càng trông giống như chiếc kìm to cùng 10 chiếc chân to khỏe chia đều cho hai bên. Phần vây đuôi của chúng rộng, đốt đuôi có hình lưỡi xẻng trông cực kỳ dũng mãnh.
Khác với các loại tôm thông thường khác, phần đầu ngực của tôm khá to, mập, nhưng bụng lại nhỏ và ngắn. Loại tôm rồng này thường sống ở trong các đầm hồ, sông ngòi, đôi khi có thể tìm thấy ở các khe đá, vùng đáy biển.
Tôm đất
Loại tôm đất này thường thấy ở các ao, hồ, sông, chúng sống trong vùng nước ngọt. Đặc điểm của tôm đất là có màu hồng, vỏ mỏng, thân tròn, kích thước khá nhỏ, có mùi tanh.
Do sống tự nhiên nên loại tôm này rất ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Tôm thẻ
Đây là loại tôm được nuôi, sống trong môi trường nước ngọt. Loại tôm này có đặc điểm là màu trắng đục, các càng và phần râu có màu vàng nhạt hoặc trắng. Phần dưới bụng của tôm có 6 đốt dáng thon dài, kích thước nhỏ. Lớp vỏ của tôm thẻ khá mỏng nên thường được dùng để chiên, hấp hoặc nấu canh.
Trên đây là các loại tôm biển và nước ngọt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Kinh nghiệm hay trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Mách bạn công thức làm chả ốc thơm ngon khó cưỡng
Lòng se điếu là gì? Có phải dồi trường không? Cách luộc lòng se điếu
Thời hạn bảo quản các loại rau củ trong tủ lạnh
3 Cách làm bò khô miếng ngon tại nhà nhâm nhi ngày Tết
4 Cách làm cà na đập dập ngon, để được lâu tại nhà
2 Cách nấu cháo chim bồ câu mềm ngon, không bị tanh
Cách làm lạp xưởng miền Bắc tại nhà ngon chuẩn vị
3 Cách làm gỏi vịt thơm ngon ăn quên lối về
Cách nấu phá lấu lòng heo nước cốt dừa giòn ngon, béo ngậy