Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân mẹ yên tâm
8 tháng tuổi là giai đoạn mà bé bắt đầu phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Một chế độ ăn không đảm bảo sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng để bé có thể phát triển toàn diện. Trên thực tế, có rất nhiều bé gặp phải những vấn đề như nhẹ cân, chậm tăng cân, biếng ăn... trong giai đoạn này, khiến cha mẹ cảm thấy bối rối. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong quá trình lên thực đơn cho bé 8 tháng, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Đảm bảo khi áp dụng thực đơn này, bé yêu của bạn sẽ có cân nặng được cải thiện đáng kể đồng thời có đầy đủ năng lượng để khám phá thế giới xung quanh.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Gợi ý mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân hiệu quả
- Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi thứ nhất (của Viện dinh dưỡng)
- Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân thứ hai
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Giai đoạn 8 tháng, mỗi ngày bé sẽ cần được cung cấp tối thiểu 500ml sữa cùng với đó là 3 bữa bột hoặc cháo. Bên cạnh đó, các bé cũng cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm lipid, glucid, protein, vitamin và khoáng chất.
Nếu như ở trẻ 6 tháng tuổi, bữa ăn dặm chỉ mang tính chất làm quen, thì với trẻ 8 tháng, các bữa ăn dặm có thể được xem là bữa chính. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể bổ sung một số bữa phụ từ các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, phô mai, váng sữa... Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý cho bé ăn đa dạng các loại rau xanh, trái cây, thịt cá để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
>>> Xem thêm:
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
- Trước khi muốn cho bé chuyển qua một món mới, mẹ nên để 2 - 3 ngày để bé làm quen với món ăn đó bằng cách cho bé ăn từng chút một.
- Mỗi lần ăn, mẹ cũng có thể cho trẻ thử nhiều món khác nhau và từ đó sẽ biết được bé có hứng thú với món nào nhất.
- Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên, lựa chọn thực phẩm phong phú để tránh cho bé có cảm giác nhàm chán, lười ăn đồng thời kích thích vị giác của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm bởi sẽ dễ dẫn tới các hiện tượng như táo bón, khó tiêu hoặc gây áp lực không tốt cho gan, thận. Thông thường, các bé 8 tháng tuổi sẽ cần khoảng 25 - 30 gam chất đạm.
- Không nên lạm dụng quá nhiều vào máy xay sinh tố. Giai đoạn này, bé đã có thể ăn thô tốt hơn, nếu bạn cho bé ăn thức ăn quá nhuyễn, dần dần bé sẽ quên đi mất cách nhai thức ăn và không thể cảm nhận được mùi vị các món ăn.
- Không nên hâm cháo quá nhiều lần: Việc hâm cháo nhiều lần sẽ khiến mùi vị và các chất dinh dưỡng trong cháo bị biến đổi và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Chính vì thế, trước khi chế biến, các mẹ cần cân nhắc kỹ lượng nguyên liệu sao cho vừa đủ để không bị thừa.
Gợi ý mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân hiệu quả
1. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi thứ nhất (của Viện Dinh dưỡng)
Thứ 2:
- 6 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 giờ: Súp cua khoai tây đậu hũ bao gồm 100 gam khoai tây, 30 gam thịt cua, 50 gam đậu hũ, 5 gam bột sắn dây.
- 12 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 16 giờ: 100 gam xoài chín.
- 18 giờ: Súp tôm khoai lang bao gồm 30 gam tôm và 100 gam khoai lang.
- 22 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thứ 3 và thứ 7:
- 6 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 giờ: Súp gà ngô ngọt bao gồm 30 gam thịt gà, 30 gam nấm rơm, 50 gam ngô ngọt.
- 12 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 16 giờ: Canh su su.
- 18 giờ: Bột tôm bí đỏ bao gồm 25 gam bột gạo, 30 gam thịt tôm, 30 gam bí đỏ, 5 gam dầu ăn.
- 22 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thứ 4:
- 6 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 giờ: Canh cá quả thập cẩm bao gồm 30 gam cá quả, 30 gam cải thìa,15 gam cà rốt, 15 gam bí đỏ.
- 12 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 16 giờ: 100 gam táo xay.
- 18 giờ: Súp tôm bao gồm 100 gam củ canh, 30 gam thịt tôm, 5 gam dầu ô liu, hành hoa, thì là.
- 22 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thứ 5 và Chủ nhật
- 6 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 giờ: Bột cua bể rau muống bao gồm 30 gam bột gạo, 30 gam thịt cua, 30 gam rau muống, 10 gam dầu ăn.
- 12 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 16 giờ: Nước ép cam.
- 18 giờ: Súp rau củ thập cẩm bao gồm 15 gam hành tây, 15 gam cà rốt, 15 gam đậu đũa, 50 gam khoai tây.
- 22 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thứ 6:
- 6 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 10 giờ: Bột nấu hạt sen gồm 25 gam bột gạo, 30 gam hạt sen tươi, nước.
- 12 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 14 giờ: 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 16 giờ: 100 gam hồng xiêm.
- 18 giờ: Súp thịt heo bí đỏ đậu xanh gồm 50 gam thịt nạc, 10 gam đậu Hà Lan và 5 gam dầu ô liu.
- 22 giờ: 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
2. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân thứ hai
Thứ 2 và thứ 4:
- 6 giờ 30: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 8 giờ 30: Cháo trứng gà.
- 10 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 12 giờ: Cháo lươn rau muống.
- 14 giờ: 1 hộp váng sữa.
- 17 giờ: Cháo thịt.
- 19 giờ: 100 gam đu đủ.
- 21 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
Thứ 3 và thứ 5:
- 6 giờ 30: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 8 giờ 30: Cháo thịt lợn.
- 10 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 12 giờ: Cháo tim lợn rau ngót.
- 14 giờ: 1 hộp sữa chua.
- 17 giờ: Cháo bột đậu xanh bí đỏ.
- 19 giờ: 100 gam dưa hấu.
- 21 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
Thứ 6 và Chủ nhật:
- 6 giờ 30: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 8 giờ 30: Cháo thịt bò.
- 10 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 12 giờ: Cháo thịt gà rau cải.
- 14 giờ: Nước cam.
- 17 giờ: Cháo cua.
- 19 giờ: 1/2 quả chuối.
- 21 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
Thứ 7:
- 6 giờ 30: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 8 giờ 30: Cháo thịt gà.
- 10 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
- 12 giờ: Cháo tôm bí xanh.
- 14 giờ: Nước nho hoặc dưa hấu.
- 17 giờ: Cháo thịt bò.
- 19 giờ: 100 gam xoài.
- 21 giờ: Bú mẹ hoặc 150ml sữa công thức.
>>> Tham khảo bài viết liên quan:
Gợi ý cách chế biến một số các món ăn dặm cho bé 8 tháng
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng bằng thịt bò súp lơ
Nguyên liệu cần có bao gồm: Thịt bò, gạo tám Điện Biên, súp lơ xanh, nước sạch hoặc nước hầm rau củ.
Cách làm:
- Trước tiên, bạn cần ninh nhừ cháo. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất hoặc nồi ủ cháo để rút ngắn thời gian, cũng như giúp cháo ngon hơn.
- Rửa sạch thịt bò, sau đó bạn cho vào máy xay thịt xay nhuyễn, bạn cũng có thể hấp trước rồi xay cũng được.
- Súp lơ xanh sau khi rửa sạch bạn đem băm nhỏ.
- Khi cháo đã chín, bạn đổ hỗn hợp thịt bò và súp lơ vào nấu cùng rồi tiếp tục đun thêm vài phút nữa là được.
>>> Xem thêm:
- Các sai lầm khi nấu cháo ăn dặm cho bé
- Lựa chọn thông minh khi mua đồ dùng ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng bằng thịt gà bí đỏ
Nguyên liệu cần có: Thịt ức gà, gạo tám, bí đỏ, phô mai, rau thơm.
Cách làm:
- Ninh cháo cho nhừ.
- Bí đỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ, sau đó bạn cho vào ninh cùng cháo cho tới khi chín mềm thì tán nhuyễn.
- Thịt gà rửa sạch, sau đó bằm nhỏ hoặc xay mịn, rồi bạn cho vào nấu cùng với cháo.
- Khi các nguyên liệu đã chín, bạn cho tiếp phô mai vào đảo đều tay là có thể tắt bếp.
>> Xem thêm: Cách nấu cháo yến mạch bí đỏ thơm ngon cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng bằng thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo ngon, bí đao, thịt heo, dầu ăn.
Cách làm:
- Ninh cháo cho nhừ.
- Cho thịt heo vào rửa sạch, sau đó bằm hoặc xay nhuyễn.
- Nấm rơm rửa sạch và thái thật nhỏ.
- Cho thịt heo và nấm rơm vào cháo, rồi đun tiếp tới khi các nguyên liệu chín mềm, sau đó bạn thêm một chút dầu ăn và tắt bếp là xong.
Hy vọng rằng, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân hiệu quả trên đây, sẽ phần nào giúp các mẹ nhẹ nhàng hơn trong quá trình chăm sóc bé yêu. Nếu có nhu cầu sử dụng các dụng cụ ăn dặm, ghế ăn dặm... hãy liên hệ tới số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
- Tại Hà Nội: Số 56 Duy Tân - Phường Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy. Hotline: 024.35.68.69.69
- Tại TPHCM: Số 716 - 718 Điện Biên Phủ - Phường 10 - Quận 10. Hotline: 028.38336666
>> Tham khảo thêm công thức nấu nhiều món ngon cho bé:
Xem thêm
Mách bạn công thức làm chả ốc thơm ngon khó cưỡng
Lòng se điếu là gì? Có phải dồi trường không? Cách luộc lòng se điếu
Thời hạn bảo quản các loại rau củ trong tủ lạnh
3 Cách làm bò khô miếng ngon tại nhà nhâm nhi ngày Tết
4 Cách làm cà na đập dập ngon, để được lâu tại nhà
2 Cách nấu cháo chim bồ câu mềm ngon, không bị tanh
Cách làm lạp xưởng miền Bắc tại nhà ngon chuẩn vị
3 Cách làm gỏi vịt thơm ngon ăn quên lối về
Cách nấu phá lấu lòng heo nước cốt dừa giòn ngon, béo ngậy