Nước ép lựu có tác dụng gì? Cách làm nước ép lựu tại nhà

Nước ép lựu có tác dụng gì? Cách làm nước ép lựu tại nhà

Nước ép trái cây luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt, là thứ nước uống bổ dưỡng và yêu thích của nhiều người. Và nước ép lựu cũng không phải ngoại lệ. Vậy nước ép lựu có tác dụng gì? Cách làm nước ép lựu tại nhà như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.

Nước ép lựu có tác dụng gì? Uống nước lựu có tốt không?

1.

Nước ép lựu có tác dụng gì? Uống nước lựu có tốt không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra hiện nay.

Nước ép lựu có vị thơm ngon, vô cùng kích thích vị giác. Trong thành phần của loại nước ép này còn chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin K, vitamin E, folate, kali... Đặc biệt nó còn chứa hai hợp chất đặc trưng có lợi cho cơ thể đó là Punicalagin và axit Punicic. Chính vì thế, loại nước ép này được rất nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là một số tác dụng của nước ép lựu:

  • Bảo vệ và phục hồi chức năng gan, thận: Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu bạn sử dụng một lượng lựu nhất định thì có thể ngăn chặn được những hư tổn của gan, thận, đồng thời có thể bảo vệ chúng khỏi những độc tố mà cơ thể hằng ngày vẫn hấp thu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lựu và nước ép lựu có chứa nhiều vitamin C. Đây là loại vitamin được biết đến như một chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt để chống chọi lại một số bệnh thông thường như cảm mạo, cảm cúm...
  • Hỗ trợ phòng xơ vữa động mạch: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được các chất chống oxy hóa có trong quả lựu có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt và bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được lựu có tác dụng chống bệnh xơ vữa động mạch.
  • Phòng chống viêm khớp: Trái lựu còn chứa nhiều sắt, phốt pho, magie, canxi... giúp ngăn ngừa hiện tượng loãng xương. Nước ép lựu cũng có khả năng ức chế các enzym gây tổn thương sụn, gây đau xương khớp...
  • Ngăn ngừa ung thư vú: Các nhà khoa học tại một trường đại học đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa nước ép lựu và những thành phần hợp thành chất dinh dưỡng có thể chống lại bệnh ung thư ngực. Sau đó, họ đã kết luận rằng nước ép lựu là một phương thức điều trị rất có tiềm năng trong công cuộc phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Làm đẹp da: Trái lựu thường ít được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần của loại quả này, người ta thấy nó có chứa rất nhiều vitamin Cvitamin E, vitamin A. Đây đều là những loại vitamin rất tốt cho da, có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nước ép từ quả lựu cũng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị vết thâm nám trên da.
  • Cải thiện chuyện phòng the: Lựu không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, sắc đẹp mà theo nghiên cứu của đại học Queen Margaret (Edinburgh) nó còn là một món quà tự nhiên dành cho những ai muốn cải thiện đời sống chăn gối.
  • Chống đông máu: Thành phần của trái lựu có nhiều vitamin & khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa nên đây là một loại trái cây lý tưởng giúp làm loãng máu, đồng thời cũng tốt cho tim mạch. Khả năng chống oxy hóa của nước ép lựu được đánh giá cao trên 3 lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh.

Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng rất tốt cho phụ nữ có thai. Hàm lượng folate trong nước ép lựu có tác dụng giúp trẻ sơ sinh ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Nước ép lựu còn có tác dụng giúp cho đường kính động mạch tăng lên, nhờ thế việc cung cấp thức ăn cho em bé qua máu trở nên dễ dàng hơn.

Nước ép lựu

Các cách làm nước ép lựu tại nhà

2.

Cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố

Nguyên liệu & dụng cụ cần chuẩn bị

  • 1 - 2 quả lựu
  • 20ml nước đường
  • 10ml nước cốt chanh
  • Đá viên sạch
  • Máy xay sinh tố
  • Dao
  • Ly...

Chi tiết cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố

  • Bước 1: Lựu mua về, bạn đem đi rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu, sau đó tách lấy hạt. Bạn lưu ý tách hạt thật sạch, không có lẫn phần ruột màu vàng của trái lựu để không bị đắng nhé.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn cho phần lựu đã tách sạch vỏ vào máy xay sinh tố rồi cho thêm 20ml nước đường, 10ml nước cốt chanh vào và tiến hành xay nhuyễn. Lượng đường và nước chanh bạn có thể thay đổi tùy vào khẩu vị và sở thích của mình.
  • Bước 3: Sau đó, bạn cho phần nước lựu này qua rây lọc để lọc bỏ hết phần bã.
  • Bước 4: Bạn cho nước lựu ra ly, cho thêm đá viên và trang trí theo sở thích rồi có thể thưởng thức.

Lưu ý: Để tiết kiệm thời gian, không mất công lọc qua rây lọc thì bạn có thể sử dụng máy ép trái cây hoặc máy ép chậm nhé. Với cách làm này, lượng nước lựu thu được chắc chắn cũng sẽ tối ưu nhất.

Cách làm nước ép lựu

Cách làm nước ép lựu không cần máy

  • Bước 1: Bạn tách lấy phần hạt lựu như cách làm bên trên.
  • Bước 2: Sau đó, bạn cho phần hạt lựu vào trong túi zip rồi cho một đầu ống hút vào túi. Nhẹ nhàng kéo khóa lại để không khí theo ống hút ra bớt bên ngoài rồi bạn rút ống hút ra.
  • Bước 3: Bạn dùng tay ấn mạnh vào các hạt lựu để lựu ra hết nước, làm càng kỹ thì lượng nước lựu sẽ càng nhiều.
  • Bước 4: Sau đó, bạn đổ lựu trong túi ra rây lọc để thu được phần nước lựu nguyên chất.
  • Bước 5: Cho nước lựu ra ly, thêm đá viên là bạn có thể thưởng thức được rồi đó.

Cách làm nước ép lựu không cần máy

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được nước ép lựu có tác dụng gì và cách làm nước ép lựu tại nhà như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn có thể làm được những ly nước ép lựu thơm ngon, bổ dưỡng.

Đừng quên thường xuyên truy cập website  để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm: