Ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có tác dụng gì? Tác dụng của quả lựu
Lựu là một loại trái cây quen thuộc, không chỉ có hương vị thơm ngon mà nó còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ăn lựu có tác dụng gì, tác dụng của quả lựu là như thế nào bạn nhé.
Ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có tác dụng gì?
- Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
- Ăn lựu có tác dụng gì? Tác dụng của quả lựu là gì?
- Ăn lựu có tốt không?
Cách ăn lựu tốt nhất cho sức khỏe
Tìm hiểu về quả lựu
Cây lựu còn có tên gọi là thạch lựu có danh pháp khoa học là Punica granatum. Đây là một loại thực vật ăn quả thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 5 đến 8 mét. Cây lựu có nguồn gốc từ Tây Nam Á, được mang trồng ở vùng Kavkaz từ thời cổ đại.
Cây lựu cũng được trồng rộng rãi tại Gruzia, Afghanistan, Algérie, Armenia, Azerbaijan, Iran, Iraq, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lục địa Đông Nam Á, Malaysia bán đảo, Đông Ấn, và châu Phi nhiệt đới.
Sau này, lựu được di thực vào châu Mỹ Latinh và California bởi những người định cư Tây Ban Nha vào năm 1769, ngày nay lựu được trồng tại một số vùng của bang California và Arizona để sản xuất đồ uống.
Trái lựu thường có từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau (vùng Bắc bán cầu) và ở Nam bán cầu là từ tháng 3 đến tháng 5. Trái lựu không chỉ được sử dụng để ăn trực tiếp mà còn được dùng để sản xuất đồ uống đóng chai, làm nước ép, làm rượu vang...
Ăn lựu có tốt không? Ăn lựu có tác dụng gì?
Lựu khi chín có vị ngọt hơi chua nhẹ, nhiều nước. Đây là loại trái cây yêu thích của khá nhiều người. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người băn khoăn ăn lựu có tốt không? Trước khi trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những tác dụng của quả lựu nhé.
Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
Lựu có thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, bao gồm:
- Chất xơ
- Protein
- Vitamin C
- Vitamin K
- Folate
- Kali
Bên cạnh đó, trái lựu còn có chứa hai hợp chất đặc trưng có lợi cho cơ thể:
- Punicalagin: Đây là chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh. Nó có trong nước ép lựu và phần vỏ hạt. Punicalagin có tác dụng mạnh tới mức người ta có thể tìm thấy hoạt tính chống oxy hóa trong nước ép lựu cao gấp ba lần rượu vang đỏ và trà xanh.
- Axit Punicic: Hợp chất này được tìm thấy trong dầu hạt lựu. Nó là thành phần axit béo chính trong phần vỏ hạt có tác dụng sinh học mạnh mẽ.
Ăn lựu có tác dụng gì? Tác dụng của quả lựu là gì?
- Bảo vệ và phục hồi chức năng gan, thận: Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu bạn sử dụng một lượng lựu nhất định thì có thể ngăn chặn được những hư tổn của gan, thận, đồng thời có thể bảo vệ chúng khỏi những độc tố mà cơ thể hằng ngày vẫn hấp thu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lựu và nước ép lựu có chứa nhiều vitamin C. Đây là loại vitamin được biết đến như một chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt để chống chọi lại một số bệnh thông thường như cảm mạo, cảm cúm...
- Làm đẹp da: Trái lựu thường ít được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần của loại quả này, người ta thấy nó có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin E, vitamin A. Đây đều là những loại vitamin rất tốt cho da, có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nước ép từ quả lựu cũng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị vết thâm nám trên da.
- Cải thiện chuyện phòng the: Lựu không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, sắc đẹp mà theo nghiên cứu của đại học Queen Margaret (Edinburgh) nó còn là một món quà tự nhiên dành cho những ai muốn cải thiện đời sống chăn gối.
- Chống đông máu: Thành phần của trái lựu có nhiều vitamin & khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa nên đây là một loại trái cây lý tưởng giúp làm loãng máu, đồng thời cũng tốt cho tim mạch. Khả năng chống oxy hóa của nước ép lựu được đánh giá cao trên 3 lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh.
- Hỗ trợ phòng xơ vữa động mạch: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được các chất chống oxy hóa có trong quả lựu có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt và bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được lựu có tác dụng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- Phòng chống viêm khớp: Trái lựu còn chứa nhiều sắt, phốt pho, magie, canxi... giúp ngăn ngừa hiện tượng loãng xương. Nước ép lựu cũng có khả năng ức chế các enzym gây tổn thương sụn, gây đau xương khớp...
- Ngăn ngừa ung thư vú: Các nhà khoa học tại một trường đại học đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa nước ép lựu và những thành phần hợp thành chất dinh dưỡng có thể chống lại bệnh ung thư ngực. Sau đó, họ đã kết luận rằng nước ép lựu là một phương thức điều trị rất có tiềm năng trong công cuộc phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Ăn lựu có tốt không?
Có thể thấy, lựu là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, có nhiều công dụng tuyệt vời giúp bạn tăng cương sức đề kháng, ngăn ngừa được một số bệnh. Chính vì thế, hãy cân nhắc để bổ sung loại trái cây này vào thực đơn mỗi ngày của gia đình mình.
Tuy nhiên, việc ăn lựu như thế nào, sử dụng lựu ra sao để tốt nhất thì không phải ai cũng nắm được. Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để biết được điều đó nhé.
Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?
Lựu cũng là một loại trái cây tốt, thích hợp cho nhiều bà bầu.
Ăn lựu sẽ làm giảm nguy cơ gây đau tim, đòng thời làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Chính điều này sẽ có lợi cho phụ nữ mang thai và cũng hữu ích cho em bé trong bụng.
Bên cạnh đó, lựu còn có tác dụng giúp cho đường kính động mạch tăng lên, nhờ thế việc cung cấp thức ăn cho em bé qua máu trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, chất chống oxy hóa có trong quả lựu cũng giữ cho các động mạch hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn lựu sẽ có thể "nặn" má lúm đồng tiền cho bé yêu. Chưa bàn tới độ chính xác của việc làm này, thế nhưng với nhiều tác dụng tích cực mà trái lựu mang lại thì các mẹ bầu cũng nên tận dụng mùa lựu đến để bổ sung cho cơ thể nhé.
Cách ăn lựu tốt nhất cho sức khỏe
Hạt lựu có ăn được không?
Khi ăn lựu tốt nhất bạn nên bỏ hạt. Với người lớn nếu có thể thì cần nhai thật kỹ trước khi nuốt, còn với trẻ nhỏ, khi cho trẻ ăn lựu bạn nên hết sức thận trọng bởi trẻ có thể bị hóc. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp nguy kịch do nuốt phải hạt lựu gây tắc ruột.
Ngoài ra, để tận dụng hết nguồn nước từ quả lựu, bạn có thể cho lựu vào máy ép trái cây để ép lấy nước rồi sử dụng.
>> Xem thêm: Nước ép lựu có tác dụng gì? Cách làm nước ép lựu tại nhà
Những ai nên hạn chế ăn lựu?
Một số trường hợp nên thận trọng hoặc hạn chế ăn lựu gồm:
- Người bị bệnh viêm dạ dày.
- Người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Trong trường hợp bạn vẫn muốn ăn loại quả này, bạn nhớ đánh răng ngay sau khi ăn nhé.
- Người bị nóng trong, đặc biệt là ở trẻ em.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường. Mặc dù lựu có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu thế nhưng nó không phải là loại quả phù hợp để ăn thường xuyên.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ăn lựu có tốt không, ăn lựu có tác dụng gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Những bài thơ nói về nghề nghiệp hay nhất
Thơ 4 chữ ngắn, thơ bốn chữ hay về nhiều chủ đề
Song thất lục bát là gì? Các bài thơ song thất lục bát hay nhất
10 Bài thơ về trường học cho bé tiểu học, cấp 2, cấp 3 hay nhất
Những vần thơ hay
Tuyển tập những bài thơ lục bát về mẹ hay và ý nghĩa nhất
Thơ 6 chữ ngắn hay thuộc nhiều chủ đề
Bài thơ về gia đình ngắn hay, những câu thơ hay nói về gia đình
Thơ về hoa muồng hoàng yến, câu nói, stt hay về hoa muồng hoàng yến