Đường ăn kiêng là gì? Có tốt không? Bao nhiêu calo? Nên mua loại nào?
Đường ăn kiêng là một loại đường quen thuộc với những người có nhu cầu giảm cân, ăn kiêng hay người mắc các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, tiểu đường... Vậy đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng có tốt không? Để giải đáp những thắc mắc ấy, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đường ăn kiêng có tốt không?
Đường ăn kiêng làm từ gì? Nên mua đường ăn kiêng loại nào?
Đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng bao nhiêu calo?
Khi nhắc đến đường, chúng ta đều nghĩ ngay tới một chất tạo nên vị ngọt và đường ăn kiêng cũng không ngoại lệ. Loại đường ăn kiêng này thường được sử dụng thay thế cho các dạng đường truyền thống, góp mặt vào thực đơn của những người ăn kiêng.
Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Câu trả lời là loại đường này có thể chứa rất ít hoặc thậm chí có cả loại đường ăn kiêng không calo. Chính vì thế, nó được những người thừa cân, có nhu cầu muốn giảm cân, ăn kiêng... rất ưa chuộng.
Đường ăn kiêng có tốt không?
Đường ăn kiêng có tốt không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số lợi ích mà loại đường đặc biệt này mang lại cho sức khỏe:
- Đường ăn kiêng không gây sâu răng bởi chất làm ngọt nhân tạo hầu như không gây ra bất kỳ một phản ứng nào với vi khuẩn trong khoang miệng, vì thế chúng không tạo ra axit và gây sâu răng như đường thông thường.
- Đường ăn kiêng còn có khả năng làm giảm một số bệnh lý như tim mạch, gan, trí não hay ung thư...
- Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, đường ăn kiêng có thể vẫn tạo được độ thơm ngon, ngọt ngào cho các món ăn, đồ uống nhưng đồng thời vẫn làm giảm được trọng lượng cơ thể.
Đường ăn kiêng làm từ gì? Nên mua đường ăn kiêng loại nào?
Đường ăn kiêng làm từ gì? Nên mua đường ăn kiêng loại nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số loại đường ăn kiêng phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn nắm được đường ăn kiêng làm từ gì và giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại đường ăn kiêng phù hợp nhất với mình.
Đường ăn kiêng chiết xuất từ la hán quả
Loại đường này được chiết xuất từ dung môi của la hán quả. Nó có vị ngọt gấp 300 lần so với đường sucrose, chứa rất ít calo và thường được dùng trong các loại đồ uống giải nhiệt.
Giá tham khảo: 265.000 đồng/hộp.
Đường ăn kiêng Huxol
Loại đường này đến từ Đức. Nó có độ ngọt tự nhiên và không làm ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu nên rất an toàn với người bị tiểu đường, người ăn kiêng.
Giá tham khảo: 70.000 đồng/hộp.
Đường ăn kiêng Tropicana Slim Sucraslose
Đường ăn kiêng Tropicana Slim Sucraslose được sản xuất trên công nghệ tạo ngọt thế hệ mới nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt không gây hậu vị đắng như nhiều loại đường ăn kiêng khác. Thành phần của đường Tropicana Slim Sucraslose có chứa bột bắp đem lại vị ngọt dịu nhẹ, đồng thời giúp bạn xua tan nỗi lo tăng cân, thừa cân...
Giá tham khảo: 100.000 đồng/hộp.
Đường ăn kiêng Hermesetas Stevia
Loại đường ăn kiêng này có chiết xuất từ cỏ ngọt và là sản phẩm nổi tiếng đến từ Thụy Sỹ. Nó có độ ngọt gấp 250 - 300 lần đường mía nhưng lại chứa steviosides nên không hề gây ảnh hưởng tới nồng độ glucose trong máu.
Giá tham khảo: 155.000 đồng/hộp.
Đường ăn kiêng Resoni
Loại đường ăn kiêng này được chiết xuất từ củ cải đường hoàn toàn tự nhiên. Nó có thể đảm bảo được khẩu vị của người ăn kiêng, người bệnh, giúp cung cấp lượng calo tối thiểu cho khẩu phần ăn nhưng không gây tích tụ mỡ thừa hay làm tăng huyết áp sau khi ăn.
Giá tham khảo: 50.000 đồng/hộp.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được đường ăn kiêng là gì, đường ăn kiêng có tốt không và nên mua loại nào. Mỗi loại đường ăn kiêng sẽ có hương vị khác nhau, chiết xuất và thành phần khác nhau. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn loại đường ăn kiêng phù hợp nhất với sở thích, khẩu vị của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Cách làm ngũ cốc ăn kiêng giúp giảm cân, đẹp da ngay tại nhà
- Cách làm tiramisu chuẩn Eat Clean, KETO cho người ăn kiêng
- Thực đơn ăn kiêng Low-carb 7 ngày đánh bay mỡ bụng cho nữ
- Cách làm bánh mì đen nguyên cám giảm cân tại nhà cho người ăn kiêng
- Mỡ máu cao nên ăn gì, kiêng gì để tránh nhiều nguy cơ cho sức khỏe
Xem thêm
Ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
Smoothie Bowl là gì? Cách làm Smoothie Bowl cho bữa sáng healthy đủ chất
Thực đơn Eat clean tăng cơ giảm mỡ cho người tập gym
Thực đơn ăn kiêng Low-carb 7 ngày đánh bay mỡ bụng cho nữ
5 Cách giảm cân bằng vỏ bưởi an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
Nước ép cần tây giảm cân có thực sự hiệu quả không?
Top những loại trái cây giúp giảm cân hiệu quả nhất
Thực đơn Eat Clean rẻ cho học sinh, sinh viên giảm cân hiệu quả
Chế độ ăn Eat Clean là gì? Ăn Eat Clean giảm cân có hiệu quả không?