Cách tính tiền lương bảo hiểm thất nghiệp
Tiền bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp thì đừng bỏ qua cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 mới nhất nhé!
Cách tính tiền lương bảo hiểm thất nghiệp 2021
Tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản hỗ trợ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng sẽ nhận mức trợ cấp thất nghiệp như nhau mà mức này sẽ thay đổi dựa trên cở sở mức tiền lương đóng bảo hiểm bình quân hàng tháng của người đó. Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 có quy định Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 như sau:
Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Lưu ý: Mức hưởng lương BHTN hàng tháng tối đa của người lao động thực hiện chế độ lương theo quy định của Nhà nước không quá 5 lần mức lương cơ sở, hoặc sẽ không quá 5 lần so với quy định về mức lương cơ bản tối thiểu của vùng đối với người lao động thực hiện chế độ lương do bên người sử dụng lao động đưa ra.
Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng quy định như sau:
- Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng BHTN thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa hưởng hết trợ cấp thất nghiệp theo quy định nhưng đã có việc làm thì sẽ bị chấm dứt hưởng kể từ thời gian kê khai.
>> Xem thêm:
Ví dụ cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp
Ví dụ 1
Ông A làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng 9 năm 2015. Ngày 30/12/2020 ông A chấm đứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp với doanh nghiệp đó. Công ty chốt sổ cho ông A, hiện tại quá trình chốt sổ của ông A ghi nhận ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 64 tháng với mức lương bình quân 6 tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi ông nghỉ việc là 5 triệu đồng/tháng. Như vậy cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 cho ông A được tính như sau:
Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A được tính:
- 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- 24 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 02 tháng trợ cấp.
- 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, ông A sẽ được hưởng 05 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng. Nếu ông A hưởng đủ 5 tháng thất nghiệp thì tổng số tiền thất nghiệp ông nhận được là 15 triệu đồng.
Ví dụ 2
Bà B làm nhà nước, đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng 13 triệu đồng/tháng. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp của bà được tính như sau:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = lương cơ sở * 5 = 1,49 * 5 = 7,45 triệu đồng/tháng
- Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 13 * 60% = 7,8 triệu đồng/tháng
Như vậy, theo quy định, vì không thể vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa nên bà B được hưởng 7,45 triệu đồng/tháng. Vì bà B đã đóng bảo hiểm được 12 tháng nên bà B sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn là 3 tháng.
>>> Xem thêm: Mẫu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) 2021 có gì mới?
Trên đây là cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2021 và ví dụ minh họa để bạn có thể hiểu rõ ràng hơn vấn đề này. Hy vọng rằng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã biết được cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 và qua đó đảm bảo được quyền lợi của mình. Để tham khảo thêm thông tin về các loại bảo hiểm khác của người lao động, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra, cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội là gì? Những thông tin về bảo hiểm xã hội bạn cần biết
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện online tại nhà, thủ tục đơn giản
- Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT - Tra cứu thời hạn Bảo hiểm Y tế
- Tra cứu thông tin bảo hiểm y tế hộ gia đình (BHYT hộ gia đình)
Xem thêm
Cách tính điểm trung bình học kỳ 1, học kỳ 2, cả năm cho học sinh cấp 2, cấp 3
Cách tính tiền lương bảo hiểm thất nghiệp
Cách tính tỷ số phần trăm đơn giản, dễ hiểu nhất
Cách tính diện tích hình thoi chuẩn công thức và bài tập
Thuế VAT là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng VAT chuẩn nhất
8 Cách tính ngày dự sinh chính xác, chuẩn nhất
Cách tính năng suất
Lệ phí trước bạ là gì? Cách tính thuế trước bạ ô tô, xe máy 2021
ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trên báo cáo tài chính