Bảo hiểm xã hội là gì? Những thông tin về bảo hiểm xã hội bạn cần biết

Cập nhật: 28/03/2024

Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm vô cùng quan trọng với người lao động nhưng ít ai hiểu rõ bảo hiểm xã hội là gì, có những quyền lợi như thế nào. Vỉ vậy, để hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn hãy cùng VnAsk tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Bảo hiểm xã hội là gì? Dùng để làm gì?

1.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, BHXH được định nghĩa là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH".

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản, BHXH là sự chia sẻ rủi ro và bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc hoặc mất việc làm trên cơ sở người lao động đã tham gia đóng quỹ BHXH. Loại bảo hiểm này có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với lao động làm công ăn lương bởi nó mang lại sự ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người được hưởng. Khi người lao động gặp phải rủi ro, sự cố bảo hiểm thì chắc chắn sẽ nhận được hỗ trợ từ bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng tài chính, duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động.

Bên cạnh đó, BHXH còn hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người được hưởng bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?

Các chế độ BHXH tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Chế độ BH ốm đau.
  • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  • Chế độ bảo hiểm thai sản.
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
  • Chế độ hưu trí.
  • Chế độ bảo hiểm y tế.
  • Chế độ tử tuất.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

BHXH hiện nay có 3 loại là BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.

BHXH bắt buộc là loại bảo hiểm mà bắt buộc những người khi tham gia lao động và những người chủ lao động phải đóng. Thông thường, chủ doanh nghiệp và người lao động cùng chi trả cho loại bảo hiểm này với mức chia người sử dụng lao động phải đóng nhiều hơn. Loại bảo hiểm này có các chế độ sau: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

BHXH tự nguyện là là loại bảo hiểm không bắt buộc, mọi người được phép lựa chọn có thể mua hoặc không và chọn mua theo khả năng của mình, tùy vào điều kiện thu nhập của cá nhân và gia đình với những mức đóng khác nhau. Loại bảo hiểm này gồm các chế độ hưu trí và tử tuất. Tùy theo mức đóng khác nhau mà mức hưởng bảo hiểm của từng người sẽ khác nhau.

>> Tham khảo: BHXH là gì, bao gồm những gì? Tổng đài BHXH là bao nhiêu?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Số sổ bảo hiểm xã hội là gì?

2.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Khoản 1 Điều 96 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ: "Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này."

Như vậy, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH). Sổ BHXH cũng được coi như thẻ BHXH của người tham gia bảo hiểm.

>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số, quá trình đóng BHXH online, bằng tin nhắn không cần OTP

Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì?

3.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Làm bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì?

4.

Làm BHXH cần những giấy tờ gì?

Để tham gia BHXH việc đầu tiên người lao động, đơn vị cần chuẩn bị đó là hồ sơ làm BHXH. Căn cứ vào Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam người lao động và các đơn vị làm hồ sơ Bảo hiểm xã hội như sau:

Với người lao động

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị làm hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

Với đơn vị

Hồ sơ đối với đơn vị/ doanh nghiệp gồm có:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Người lao động và doanh nghiệp/ đơn vị sẽ thực hiện làm 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội là gì?

5.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội là những khoản trợ cấp mà người đóng BHXH có quyền được nhận khi nằm trong diện thụ hưởng chế độ trợ cấp theo đúng quy định của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trên cơ sở này, trong một số trường hợp, những người tham gia BHXH khi có yêu cầu sẽ được giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần.

>> Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần

Bảo hiểm xã hội điện tử là gì?

6.

Bảo hiểm xã hội điện tử là việc các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân kê khai và nộp hồ sơ bảo hiểm qua mạng. Hồ sơ bảo hiểm điện tử được cơ quan bảo hiểm chấp nhận và tương đương như hồ sơ giấy mà người tham gia nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm. Để khai nộp bảo hiểm xã hội điện tử các đơn vị sử dụng lao động phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất là hệ thống máy tính có kết nối Internet, có chứng thư số theo quy định; có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với BHXH Việt Nam.

Các cá nhân tham gia BHXH tại Việt Nam hiện nay cũng có thể theo dõi thông tin hồ sơ bảo hiểm của mình thông qua ứng dụng VssID. VssID (bảo hiểm xã hội số) là ứng dụng di động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giúp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) dễ dàng tra cứu BHXHtra cứu BHYT với các thông tin như: Thẻ BHYT, theo dõi quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tra cứu mã số bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, dịch vụ hỗ trợ 24/7...

>> Xem thêm: VssID là gì? Cách tra cứu thông tin BHYT, BHXH trên VssID

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

7.

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

Hệ số trượt giá BHXH hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH. Hệ số trượt giá BHXH bản chất là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Tiền trượt giá BHXH chính là phần chênh lệch sau khi điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng theo hệ số trượt giá BHXH. Hệ số trượt giá BHXH chính là "chìa khóa" góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH.

Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

8.

Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng. Mức tối đa đóng BHXH, BHYT là không quá 20 lần mức lương cơ sở. Mức đóng tối đa đối với bảo hiểm thất nghiệp là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Xem chi tiết: Lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản về BHXH mà VnAsk muốn chia sẻ để bạn hiểu thêm về chính sách này. Để tham khảo thêm những thông tin chi tiết hơn về BHXH, BHYT... hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm