Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra, cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Cập nhật: 28/03/2024

Mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số cùng một sổ bảo hiểm xã hội. Vậy sổ bảo hiểm xã hội là gì, dùng để làm gì? Hãy cùng VnAsk tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra, cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

1.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi và cuộc sống cho người lao động. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, mỗi người lao động sẽ được cấp một mã số cá nhân cùng với sổ bảo hiểm xã hội. Vậy sổ bảo hiểm xã hội (sổ BHXH) là gì, số bảo hiểm xã hội (số BHXH) có ý nghĩa gì?

Theo Khoản 1 Điều 96 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ: "Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này."

Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Số BHXH là gì?

Như vậy, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm, thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH). Sổ BHXH cũng được coi như thẻ BHXH của người tham gia bảo hiểm.

>> Xem thêm: BHXH là gì, bao gồm những gì? Tổng đài BHXH là bao nhiêu?

Cách tra cứu sổ bảo hiểm xã hội

2.

Hiện nay, để tra cứu thông tin sổ BHXH, người lao động không cần phải tới các trung tâm bảo hiểm xã hội nữa mà có thể tra cứu dễ dàng qua nhiều phương thức như:

  • Tra cứu qua website của BHXH Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
  • Tra cứu qua tin nhắn SMS đến tổng đài 8079
  • Tra cứu qua ứng dụng BHXH số VssID.

>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số, quá trình đóng BHXH online, bằng tin nhắn không cần OTP

Cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất

3.

Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH sổ BHXH được cấp lại trong trường hợp mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng. Vì vậy, khi sổ BHXH của bạn bị hỏng bạn được cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời).

Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người tham gia bảo hiểm xã hội làm mất, hỏng... sổ bảo hiểm xã hội và có nhu cầu cấp lại thì cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà cơ quan BHXH có quyền yêu cầu người tham gia bảo hiểm xã hội có thể phải chuẩn bị thêm: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh cấp theo quy định; chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu…

Cách làm lại sổ BHXH bị mất, hỏng...

Như vậy, khi sổ BHXH bị hỏng bạn cần chuẩn bị: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) để được cấp lại. Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn tham gia BHXH. Thời gian giải quyết thường không quá 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ số bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội là gì, có tác dụng gì cũng như cách làm lại sổ khi bị mất, hỏng... Để tham khảo thêm các thông tin khác về BHXH, hãy truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm: