Cách bày mâm cúng Tất niên đẹp, đúng nghi lễ
Trong ngày cuối năm, bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thì chuẩn bị mâm cúng Tất niên cũng là một việc vô cùng quan trọng và cần được đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chuẩn bị được một mâm cỗ cúng Tất niên chỉn chu, đúng nghi lễ. Do đó, mời bạn hãy cùng VnAsk tìm hiểu cách bày mâm cúng Tất niên đẹp qua bài viết sau đây.
Nên cúng Tất niên khi nào?
Cứ vào những ngày giáp Tết, trên mọi miền đất nước đi đâu người ta cũng thấy những mâm cỗ cúng cuối năm với khói hương, đèn nến linh thiêng, lễ vật ấm cúng gợi nhắc cho mọi người không khí ấm cúng của ngày đoàn viên. Tất niên tức là kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới.
Lễ cúng Tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ báo hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dần, đây trở thành một lễ cúng truyền thống của người Việt để báo cáo chư vị Thần, Phật, ông bà tổ tiên những gì đã làm trong năm và cầu cho năm mới an yên, sung túc.
>>> Xem thêm
- Năm 2024 là năm con gì và mệnh gì, hợp tuổi nào, sinh con có tốt không?
- Lịch Âm Dương - Lịch Vạn Niên - Âm lịch hôm nay
Mỗi vùng miền sẽ có quan niệm về cúng Tất niên khác nhau, vì thế tùy vào từng vùng miền, địa phương mà bạn có thể làm tiệc Tất niên hay cúng Tất niên theo đúng nghi lễ của từng vùng miền. Đa phần, lễ cúng Tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ theo Âm lịch (30 hoặc 29 tháng Chạp). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt một lần có thể chọn vào ngày khác nhân dịp cuối năm đều được cả. Các gia đình có thể cúng Tất niên trước đó nhưng phải đảm bảo rằng lễ cúng phải được chu toàn và thành tâm.
Trước khi cúng Tất niên, các gia đình luôn phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên cẩn thận, sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất... Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ hoàn tất, gia chủ hãy bắt tay vào chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.
>>> Tham khảo:
Cách bày mâm cúng Tất niên
Lễ cúng Tất niên là một nghi thức quan trọng trong dịp cuối năm của người Việt nhưng lễ vật và mâm cơm cúng Tất niên không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã phù hộ cho gia chủ trong một năm qua.
Thông thường, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, hay còn gọi là “tùy tiền mãi lễ”. Không nên quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ chứng giám.
Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ của mỗi gia đình là khác nhau nhưng phải luôn thật trang nghiêm, ấm cúng. Lễ vật cúng Tất niên cơ bản vẫn phải có đầy đủ hương và đèn bởi: Hương là tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ). Sau đó thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của mỗi gia đình và mỗi vùng miền mà có thêm những vật phụ khác như: Mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã cúng Tất niên, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Gia chủ cần phải chú ý về cách bố trí bàn cúng Tất niên. Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
>>> Xem thêm:
Mâm cỗ cúng Tất niên các miền có gì khác nhau?
Tùy theo mỗi vùng miền mà cách bày mâm cúng Tất niên cũng có sự thay đổi cho phù hợp với đặc điểm văn hóa của vùng đó. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác mang ý nghĩa "cầu vừa đủ sài" (âm đọc lái theo tên các loại trái cây).
>>> Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam gồm những gì đẹp, ý nghĩa?
Mâm cỗ mặn của người miền Bắc được chuẩn bị rất bài bản, cầu kỳ, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ xếp cao từ 2 đến 3 tầng. Cỗ Tất niên miền Bắc gồm những món như: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông, đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
>>> Xem thêm: Cách nấu thịt đông chân giò miền Bắc ngon, chuẩn vị ngày Tết cho gia đình
Mâm cơm Tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: Bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên hay đĩa ram...
Trong khi đó, trong mâm cỗ Tất niên của người miền Nam hay có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu (thường dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa), đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu...
>>> Xem chi tiết: Cúng Tất niên gồm những món gì? Thực đơn mâm cơm cúng Tất niên đơn giản
Trước đây, mâm cỗ Tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ Tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho). Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại hoặc các món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình như các món bò, vịt quay...
Một số lưu ý khi bày mâm cúng tất niên
Khi bày mâm cúng Tất niên, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Bình hoa nên là cắm hoa tươi, không dùng hoa giả.
- Nên đặt thêm một mâm cúng nhỏ riêng ở dưới bàn thờ chính (mâm cúng này có thể là mâm mặn), còn trên bàn thờ chính thì nên trưng hoa quả tươi, tiền giấy vàng mã, trà.
- Mâm ngũ quả nên chọn các loại quả đặc trưng, thông dụng, là quả thật, đẹp mắt và phải vừa đủ chính. Gia chủ có thể chọn chuối, cam, phật thủ, bưởi, táo... Không dùng hoa quả màu xanh hay quả giả để cúng.
- Bạn có thể bày thêm một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa thơm như hoa thược dược, hoa ly...
>>> Xem thêm:
- Mâm cúng tân niên & Bài cúng tân niên chuẩn nhất
- [Tổng hợp] Món ngon ngày Tết miền Nam dễ làm, ăn không ngán
- [Mách nhỏ] Cách muối củ kiệu chua ngọt giòn ngon mà để lâu, không sợ nổi váng
- Cách muối hành tím ngon, chua ngọt, ăn chống ngán ngày Tết
- Cách luộc gà không cần nước mà thịt vẫn thơm ngon, da vẫn vàng ươm
- Tự tay chuẩn bị nem rán truyền thống cho ngày Tết sum vầy
- [Tổng hợp] Món ngon ngày Tết Miền Bắc dễ làm đãi khách
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về cách bày mâm cúng Tất niên cũng như những khác biệt trong việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên ở các vùng miền trên cả nước rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị một lễ cúng tươm tất, trang nghiêm để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên và chư vị Thần, Phật trong dịp Tết năm nay.
Xem thêm
Mẹt trang trí Tết đẹp nhất 2023
Ngày lễ Phật Đản tụng kinh gì? Kinh mừng đại lễ Phật Đản
Nụ tầm xuân màu gì, là hoa thật hay giả? Ý nghĩa nụ tầm xuân
40 stt Noel hài hước, stt Giáng Sinh vui nhộn hay nhất
15/10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 là cung gì?
Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới hỏi và lễ vật cần chuẩn bị
Tháng 3 có ngày lễ gì? Các ngày lễ trong tháng 3
Lễ Halloween là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến Halloween?
25+ mẫu bánh sinh nhật đẹp cho bé trai 1 - 10 tuổi