Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì là câu hỏi được nhiều quý vị thắc mắc nhiều nhất mỗi dịp Vu Lan về. Đốt vàng mã rằm tháng 7 sao cho đúng, đốt như thế nào, lưu ý khi làm lễ cúng rằm tháng 7,... đều được VnAsk tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Vàng mã cúng rằm tháng 7
Tháng cô hồn tháng của những âm hồn được cho về trần gian. Tháng này các gia chủ cần chú ý đến việc đi lại, việc làm ăn của mình. Thường thì người ta cúng cô hồn vào ngày 2 hoặc 14, 16 tháng 7 âm lịch. Các vật lễ cần chuẩn bị chu đáo, đủ, đúng theo phong tục, nghi thức.
Theo đó, vàng mã là một vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng 7. Tuy nhiên chọn vàng mã loại nào cúng rằm, cách đốt vàng mã cũng như giờ cúng, hóa vàng cúng rằm tháng 7 như nào cho đúng không phải ai cũng biết rõ.
1. Tìm hiểu về lễ Vu Lan
Hãy khoan nói về đồ cúng trong ngày đặc biệt này mà chúng ta hãy tìm hiểu một chút về nguồn gốc tích Vu Lan. Ngày lễ Vu Lan hay Vu Lan Báo Hiếu đã là một trong những sự tích nổi tiếng bậc nhất của dân tộc ta nói về sự hiếu thảo. Xuất phát từ sự tích Ngài Mục Kiền Liên xả thân mình để cứu mẹ đẻ. Chuyện kể rằng Ngài Mục Kiền Liên sau khi chứng quả A la hán vì quá nhớ mẹ nên đã dùng huệ nhãn để nhìn mẹ dưới địa phủ. Ngài thấy mẹ mình bị đọa làm ngạ quỷ (quỷ đói) ở địa ngục A Tì. Vì thương mẹ không ăn được cũng không uống được nên ngài đã dùng phép thuật đến gặp và dâng cơm cho mẹ. Trớ trêu thay bát cơm vừa đến miệng bà đã hóa thành lửa đỏ khiến bà không tài nào ăn được.
Không biết làm cách nào giúp mẹ Mục Kiền Liên đến gặp Đức Phật thuật lại chuyện và nhờ Đức Phật chỉ cách cứu mẹ thoát khỏi bể khổ. Vì nghiệp báo của tiền kiếp mà mẹ ông mới đọa làm ngạ quỷ.
Một mình Mục Kiền Liên muốn cứu thì thực sự là không đủ cho dù lòng hiếu thảo của ông lay động đất trời. Chỉ có cách nhờ công đức của tăng chúng thập phương đồng tâm cầu xin mới cứu được. Phật lại dạy đúng vào ngày rằm tháng 7 lập trai đàn để cầu nguyện. Mục Kiền Liên làm theo và nhờ lòng hiếu thảo của mình mẹ Ngài đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sanh về cảnh giới an lành.
Tích Vu Lan bởi vậy không chỉ là ngày tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, các đấng sinh thành, cúng cho các vong hồn vất vưởng, cô độc. Mà còn nhắc con người hãy biết trân trọng quan tâm những người bên cạnh mình: gia đình, bạn bè, người thân.
2. Các loại vàng mã cúng rằm tháng bảy
Lễ vật, vàng mã cúng thần linh và gia tiên rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo văn hóa dân ta, khi cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, hoa quả và lọ hoa.
Mâm cúng gia tiên nên là một mâm cơm, các món ăn có thể là chay hoặc mặn tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của gia chủ.
Trong mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn gồm có: Gà luộc, xôi gấc, món xào và canh, giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm bằng giấy giống với thực tế để đốt cho người âm: như quần áo, nhà cửa, xe, cộ…Đặc biệt nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người Âm có thể mua những món đồ mã họ thấy cần và cũng để họ có một cuộc sống đầy đủ thoải mái như người trần.
3. Lễ vật, vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7
Lễ cúng chúng sinh nên trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời.
Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:
Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc
Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.
4. Cách ghi gửi quần áo cho người âm
Trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ sẽ ghi thông tin lên các bộ quần áo, vật dụng bằng vàng mã để người âm có thể dễ dàng nhận diện và "đến được tay" người âm dễ dàng hơn.
Các thông tin cần ghi như:
- Họ và tên người mất
- Giới tính
- Ngày, giờ mất
Các gia chủ cần phải lưu ý điều này để lễ cúng được trọn vẹn hơn nhé.
5. Cách đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7
Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, gia chủ nên lưu ý phải đốt thật từ tốn, chậm rãi, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất. Tuyệt đối không được gom tất cả vào lửa để đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.
Trên vật dụng đốt nên được ghi rõ họ tên của người đã khuất. Lưu ý không được dùng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Lúc đốt, bạn cũng không nên dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, điều này sẽ làm cho phần tro bị nát hết. Đặc biệt, gia chủ cũng tránh việc dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang đến những điềm không may, thần linh, ông bà tổ tiên không thể chứng giám, phù hộ.
6. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Theo quan niệm tâm linh, từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là những ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho những vong linh. Vào những ngày này, các cô hồn sẽ được tự do trở về dương thế, vất vưởng khắp mọi nơi trên dương gian. Do đó, để những vong linh không nhà không cửa được bình an, ma quỷ không quấy phá thì gia chủ nên sắm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng thành tâm và chu đáo nhất.
Ngày rằm tháng 7 ngoài là ngày cúng cô hồn còn là ngày lễ Vu Lan, là thời điểm mà các vong hồn được thả tự do. Do đó, nếu thực hiện lễ cúng Phật, thần linh, ông bà tổ tiên vào đúng ngày này sẽ không tốt. Những linh hồn lang thang, vất vưởng sẽ có thể đến quậy phá, khiến cho tổ tiên, ông bà tổ tiên không nhận được những lễ vật cúng tế. Vì vậy, tốt nhất, gia chủ nên tiến hành lễ cúng trước ngày rằm tháng 7 một vài ngày, hoặc thậm chí là 1 tuần để tránh những tai họa không mong muốn.
7. Giờ cúng và hóa vàng rằm tháng 7
Về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã, “các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa 15 tháng Bảy. Tốt nhất nên chọn giờ cúng hợp với tuổi gia chủ bằng việc dụng thẻ để cúng vào các giờ Hỏa phong đỉnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, các gia đình đều bận rộn công việc nên có tâm lý tiện giờ nào cúng giờ đó miễn là đừng để qua 11h30 tối 15 Âm lịch. Không nên cúng rằm tháng 7 qua ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau".
Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7
Không được dùng “cây khấn” chọc vào vàng mã đang đốt. Ông bà ta quan niệm rằng làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết, bất kính với các linh hồn.
Đốt từ từ và đợi lửa tự tắt, chứ không được dội thẳng nước vào để dập khi lửa chưa tàn hết.
8. Một số lưu ý khi làm lễ cúng và hóa vàng Rằm tháng 7
- Nên cúng vào ban ngày
Vào ngày Rằm tháng 7, những gia đình có điều kiện thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng:
Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh - gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.
Quan niệm dân gian cho rằng, lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.
Không nên cúng cô hồn bằng món mặn
Lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) thường là các món chay. Dân gian quan niệm không cúng cô hồn món mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si... Đặc biệt, khi cúng phải đặt lễ cúng trước cửa nhà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), mâm cúng cô hồn gồm có các lễ vật: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, đĩa gạo trộn lẫn với muối (đĩa này sẽ được rắc ra vỉa hè phía xa nhà), ngô, khoai lang luộc để cúng cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai.
Lưu ý khi hóa vàng rằm tháng 7
- Không được dùng “cây khấn” chọc vào vàng mã đang đốt. Ông bà ta quan niệm rằng làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết, bất kính với các linh hồn.
- Đốt từ từ và đợi lửa tự tắt, chứ không được dội thẳng nước vào để dập khi lửa chưa tàn hết.
-----------------------------
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?. Bài viết đã cung cấp cho chúng ta thấy được các loại vàng mã dùng để cúng rằm tháng 7. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích.
Xem thêm
Tháng cô hồn kiêng ăn những món gì? Nên ăn món gì?
Văn khấn thần linh rằm tháng Bảy (tháng 7) chuẩn nhất
Rằm tháng 7 cúng gì? Đồ cúng rằm tháng 7 đầy đủ
Tháng cô hồn có nên mua quần áo không? Qua rằm tháng 7 mua quần áo được không?
Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà, ngoài trời chuẩn nhất
50+ Stt tháng 7 cô hồn, câu nói hay về tháng cô hồn
Lời bài hát Vu Lan nhớ mẹ, karaoke tông nam, nữ
Người tuổi gì cấm kỵ đi đêm trong tháng cô hồn?
Những bài thơ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay nhất