Sắm lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đơn giản, đúng cách
Cúng ông Táo cần sắm gì? Sắm lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đầy đủ? Trong bài viết dưới đây, VnAsk sẽ chia sẻ đến bạn cách sắm đồ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất. Hãy tham khảo nhé!
Cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Sắm lễ vật cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Táo cần sắm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi ngày 23 tháng Chạp đang đến gần rồi. Để chuẩn bị cho ngày Táo quân về trời thì bạn cần sắm lễ ông Công ông Táo như sau:
- Mũ Táo quân: Bạn cần sắm 3 chiếc (2 chiếc mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, còn mũ dành cho Táo bà sẽ không có cánh chuồn. Tuy nhiên, một số gia đình chỉ cúng một cỗ mũ ông Công ông Táo (có 2 cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Đây là lễ vật tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Tuy nhiên, ở miền Bắc, người ta còn cúng một con cá chép sống được thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Thế nhưng, tại Nam Bộ, người ta thường dùng cá chép giấy nhiều hơn. Xem thêm: Thả cá chép lúc mấy giờ, ở đâu để đưa ông Táo về trời?
- Tiền vàng: Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít vàng mã tượng trưng chứ không cần dùng nhiều.
- Hia hài ông Táo bằng giấy.
Lưu ý: Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Công ông Táo sẽ thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành Kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
- Năm hành Mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
- Năm hành Thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
- Năm hành Hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
- Năm hành Thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen
Theo đó, năm 2023 Quý Mão là năm hành Kim nên mũ, áo, hia cúng Táo Quân sẽ có màu vàng.
Mâm cỗ cúng Táo quân
Với mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, bạn có thể tùy vào từng điều kiện gia đình, ngoài các lễ vật chính kể trên thì người ta còn làm thêm cỗ mặn hoặc cỗ chay để tiễn ông Táo lên trời. Bạn có thể tham khảo mâm cúng mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
- Thịt lợn luộc.
- Gà luộc (quay).
- Rau xào.
- Hành muối.
- Xôi gấc.
- Giò lợn.
- Canh mọc.
- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng).
- Hoa quả tươi.
- Trà, rượu.
- Trầu cau.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 tập giấy tiền, vàng mã.
- 1 lọ hoa cúc.
- 1 lọ hoa đào nhỏ.
Ngày nay, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo quân được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ, miễn là thành tâm.
Lễ cúng ông Công ông Táo đặt ở đâu cho đúng phong tục?
Đối với người Việt, ông Công ông Táo là một trong những vị Thần quan trọng, chuyên trông coi việc bếp núc do vậy mỗi gia đình đều cần chuẩn bị mâm cúng để tiễn đưa Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi hiện nay.
Trên thực tế không có bất kỳ tài liệu nào quy định rõ ràng về việc đặt mâm cúng ở đâu và việc cúng ông Công ông Táo ở vị trí nào còn tùy thuộc vào quan điểm, phong tục tập quán, điều kiện thực tế của mỗi gia đình, vùng miền.
Có nhiều gia đình thực hiện cúng ông Táo ở bếp, thế nhưng theo nhiều chuyên gia phong thủy cũng như phong tục cúng bái lâu đời của người Việt thì việc cúng tiễn ông Táo nên thực hiện ở nơi trang nghiêm. Do vậy, bạn nên đặt mâm cúng ở bàn thờ Táo Quân riêng, còn nếu không có bàn thờ riêng, bạn nên thực hiện lễ cúng ở bàn thờ gia tiên, Thần linh để thể hiện sự trang trọng, thành kính. Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt Nam, bàn thời chính là sợi dây kết nối thiêng liêng của người sống với Thần linh, những người đã mất nên các lễ cúng quan trọng thường được đặt ở đó.
Những chú ý trong lễ cúng ông Công ông Táo
Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Chuẩn bị đầy đủ lễ cúng.
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
- Trước khi tiến hành lễ cúng bạn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề để thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc bề trên.
- Khi đọc văn khấn cần đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc vừa đủ nghe, không quá to cũng không quá nhỏ.
- Không nên cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
- Nếu cúng cá chép sống thì sau khi cúng bạn cần thả cá ra sông và không nên thả từ trên cao xuống dưới.
Trên đây là một số thông tin về việc sắm lễ cúng ông Công ông Táo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm đồ gia dụng, bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.
Xem thêm
Đi lễ chùa đầu năm cầu gì, nên đi chùa nào? Cách đi chùa đầu năm
Chủ nhà tuổi Tý chọn người xông đất, xông nhà 2024 hợp tuổi
Tháng 2 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo Âm lịch, Dương lịch?
Ngày mùng 3 Tết 2024 tốt hay xấu? Là ngày mấy dương lịch?
Ngày mùng 10 Tết 2024 tốt hay xấu? Là ngày mấy Dương lịch?
Cách bó hoa hướng dương đẹp độc đáo, đơn giản tặng sinh nhật, tốt nghiệp
20+ hình ảnh đẹp chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Bài cúng cơm cho người mới mất và cách chuẩn bị mâm cơm cúng
Viết thư cho Ông già Noel bằng tiếng Anh