Văn khấn tia chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn nhất
Cách rút chân nhang bàn thờ, văn khấn xin rút chân nhang, bao sái ban thờ , văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ gia tiên... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Rút chân nhang ban thờ gia tiên
1.1 Rút chân nhang bàn thờ gia tiên khi nào?
Bát nhang được xem là linh vật trên bàn thờ là cầu nối giữa người còn sống với thế giới tâm linh. Việc chăm sóc, giữ sạch sẽ cho bàn thờ là việc làm thể hiện sự trân trọng, tôn kính của gia chủ đối với thần linh, gia tiên. Cũng chính vì vậy mà cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên, là việc làm quan trọng, không thể tùy tiện thực hiện.
Cứ đến những ngày cuối năm vào khoảng từ 23 đến 30 tháng Chạp theo lịch âm, mọi nhà lại thực hiện công việc rút chân nhang trên bàn thờ và bàn thờ gia tiên.
Rút bớt chân nhang là việc nên làm không phải tùy tiện hàng ngày, thích làm lúc nào cũng được đâu. Có 1 nguyên tắc là. Thời điểm tốt nhất rút chân nhang vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía , ngày rằm tháng 7. Còn những nơi thắp hương thường xuyên hơn. Bạn nên kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng để rút chân nhang. Thủ tục bạn sẽ được hướng dẫn dưới đây.
1.2 Có nên rút chân nhang ban thờ gia tiên?
Theo phong tục tập quán của ông bà ta thời xưa, việc rút chân nhang là việc cần làm. Bát nhang sau một năm thường nhiều chân nhang và cần phải tỉa bớt để gọn gàng hơn. Việc này còn giúp tạo sự thông thoáng, vận khí tốt hơn, tài lộc dồi dào hơn.
1.3. Cách bao sái ban thờ gia tiên,
Vì vậy khi vệ sinh cần phải rất cẩn thận và thành kính. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ.
Rút chân hương bàn thờ bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 - 5 - 7 - 9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.
Gia đình nào tiến hành tỉa chân nhang cũng nên lưu ý về chọn người thực hiện. Bạn nên chọn người chỉn chu và cẩn thận để thực hiện một cách thành kính nhất. Trước khi thực hiện, người đó nên tắm rửa sạch sẽ và thay đổi để đảm bảo sự thành kính.
1.4. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Mỗi năm, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng và tỉa chân nhang vào dịp ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo).
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.
Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.
2. Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp...hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
3. Văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ gia tiên
Như đã nói ở trên thì sau khi tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ xong, gia chủ cần đọc 1 bài văn khấn đề mời Thần linh về ngự lại nơi bàn thờ để gia chủ và gia đình tiếp tục thờ cúng. Sau đây là mẫu bài văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ cho gia chủ quan tâm.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy quan thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........
Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Gia tiên (), rút chân nhang. Kính mời các quan về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
4. Cách thay tro bát hương
- Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát. Ở nông thôn, người ta thường dùng rơm tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho lư hương vào mỗi dịp Tết đến. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.
- Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.
- Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trài lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.
- Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.
- Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.
- Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3 – 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.
- Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.
- Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.
5. Một số lưu ý khi rút chân nhang ban thờ gia tiên
Việc tỉa chân nhang và thay tro bát hương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy và tài lộc, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi tiến hành cần khấn vái và xin phép hoặc tổ tiên rồi mới được thực hiện.
Đối với đồ thờ ở trên bàn thờ, bạn lưu ý chỉ được thay đổi và di chuyển vị trí của bình hoa, chén nước hoặc chén rượu,... Còn bát hương phải luôn được đặt ở một vị trí, tuyệt đối không dịch chuyển.
Quá trình lau và vệ sinh bàn thờ phải luôn thực hiện bằng khăn sạch hoặc khăn đã giặt sạch.
Tuyệt đối phải để các đồ thờ cúng trên cao trong quá trình lau dọn, không để dưới đất hoặc chỗ mất vệ sinh.
Quá trình vệ sinh cần hết sức nhẹ tay, cẩn thận tránh va đập mạnh làm mẻ hoặc hỏng các đồ thờ cúng. Đây là điều tối kỵ nhất trong phong thủy, tâm linh.
Bát hương bằng đồng không nên rửa sẽ dễ gây mốc, chỉ nên lau bằng giẻ ẩm sau đó nhớ lau khô.
Tỉa chân hương đúng cách
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ.
Sau khi nhổ chân hương xong, gia chủ hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để qua nhiều chân hương. Gây ra bụi bẩn cho bàn thờ và cần phải thay nước ở các bình hoa và nước cúng. Nên nhớ không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ, cần thay ngay nếu thấy hoa đã héo.
Nên nhớ rằng, việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.
-----------------------------------
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách rút chân nhang bàn thờ Gia tiên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Cuối năm cũng là thời điểm có nhiều lễ cúng quan trọng để chuẩn bị đón Tết nguyên đán như cúng tất niên, cúng giao thừa. Đây đều là các nghi lễ quan trọng trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt nên các bạn nhớ chuẩn bị sao cho thành kính. Nếu như các bạn chưa nắm rõ cách chuẩn bị cúng lễ giao thừa hay đọc văn khấn tất niên thì có thể tham khảo trên VnAsk:
Xem thêm
Câu đối chúc Tết hay và ý nghĩa mừng năm mới
Ngày mùng 6 Tết 2024 tốt hay xấu? Giờ tốt ngày mùng 6 Tết
Những bài hát hay cho tiệc cuối năm
Rằm tháng Chạp cúng gì? Văn khấn rằm tháng Chạp chuẩn nhất
Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân
Người đi xông đất có bị ảnh hưởng gì không?
Danh sách những đồ cần sắm vào dịp Tết
Cây nêu là cây gì? Ý nghĩa và sự tích cây nêu ngày Tết
Cách làm phong bao lì xì hình hoa mai cực đẹp đón Tết