Thả cá chép lúc mấy giờ, ở đâu để đưa ông Táo về trời?
Cá chép được xem là "phương tiện" để ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. chính vì thế, trong lễ cúng ông Táo, các gia đình người Việt thường sẽ cúng cá chép sống sau đó thả xuống sông hồ... Vậy thả cá chép lúc mấy giờ, thả cá chép ở đâu để đưa ông Táo về trời? Bài viết này của sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề đó.
Thả cá chép lúc mấy giờ?
Hình ảnh thả cá chép đưa ông Táo về trời thường xuất hiện vào mỗi dịp 23 tháng Chạp. Người Việt Nam quan niệm cá chép là phương tiện để đưa ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện trong năm của các gia đình nơi hạ giới. Bên cạnh đó, tục lệ này còn thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt, đồng thời cũng là thể hiện cho tinh thần vượt khó để hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp hơn. Vậy thả cá chép đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và ở đâu là chuẩn nhất?
Quan niệm dân gian cho rằng, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ tức là 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp đưa ông Táo về thiên đình. Chính vì thế, người dân cần phải thả cá chép trước thời gian này.
Giờ đẹp thả cá chép
Theo lịch vạn niên, trong một ngày sẽ có những khung giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo. Trong đó giờ hoàng đạo là giờ tốt, thường được người ta lựa chọn để làm những việc quan trọng. Bạn cũng có thể chọn những giờ hoàng đạo này để đi thả cá chép với hy vọng mọi việc được tốt đẹp hơn.
Do bận rộn, nhiều gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào ngày 21, 22 tháng Chạp. Vì vậy, chúng tôi xin liệt kê giờ hoàng đạo trong các ngày 21, 22, 23 tháng Chạp để bạn có thêm nhiều lựa chọn:
- Giờ hoàng đạo ngày 21 tháng Chạp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
- Giờ hoàng đạo ngày 22 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)
- Giờ hoàng đạo ngày 23 tháng Chạp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h).
Thả cá chép ở đâu? Hướng dẫn thả cá chép đúng nhất
Bạn có thể thả cá chép ở sông, hồ, suối nước gần nhà. Khi tiến hành thả cá chép, bạn nên thả nhẹ nhàng, không nên đứng từ trên cao ném xuống để cá có nhiều cơ hội sống.
Bên cạnh đó, nhiều người còn đọc bài khấn Nôm khi thả cá chép để mong cầu những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình mình.
Bài khấn Nôm khi thả cá chép
Nam mô a di đà Phật (3 lần)
Tín chủ con là:.............................
Ngụ tại: .......................................
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, gia đình con đã hoàn thành lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời. Vậy nay con xin thả phóng sinh 3 ông cá để việc về trời của 3 ngài Táo Quân được thuận buồm xuôi gió.
Nam mô a di đà Phật (3 lần)
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được thả cá chép lúc mấy giờ, ở đâu để đưa ông Táo về trời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Hãy ghé thăm chuyên mục Quà Tết trên để được chia sẻ nhiều bài viết thú vị khác về ông Công ông Táo cũng như Tết Nguyên Đán bạn nhé!
Xem thêm
Hoa hồng tặng Valentine, 8/3 có ý nghĩa gì? Những mẫu hoa hồng Valentine, 8/3 đẹp cho người ấy
Truyện ngắn 20-11 về thầy cô hay, ý nghĩa đăng báo tường
Stt hay về lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ rằm tháng 7
Cúng đầy tháng cho bé như thế nào? Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai & bé gái
Bài cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu 2025
Cúng khai trương quay mặt hướng nào tốt?
Cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất năm 2024?
Những câu nói hay về ngày Quốc tế Hạnh phúc
Tổng hợp các câu đố về bánh chưng ngày Tết