Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Nên bày mâm ngũ quả khi nào?

Cập nhật: 28/03/2024

Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Nên bày mâm ngũ quả khi nào? Nếu bạn chưa biết bày mâm ngũ quả ngày Tết khi nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cúng tất niên là gì?

1.

Cúng tất niên là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người dân Việt Nam nhằm ghi nhận quá trình kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang thời khắc thiêng liêng năm mới. Phong tục này là một bữa tiệc liên hoan cuối năm Âm lịch bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (nếu năm đủ) hoặc ngày 29 (nếu năm thiếu).

Ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả tất niên

2.

Mâm ngũ quả ngày Tết là biểu tượng tượng trưng cho sự ước nguyện và thịnh vượng, nó thể hiện niềm khát khao của con người với cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Tùy vào từng vùng miền, từng địa phương mà mâm ngũ quả sẽ được bày các loại quả khác nhau.

Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên?

3.

Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên?

Cúng tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán Âm lịch. Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc của một năm cũ để đón năm mới, do vậy mà các gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà và chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết.

Tất niên cũng là lễ cúng để mọi người cầu mong no ấm, bình an, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, an khang thịnh vượngvạn sự như ý.

Vậy bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền cùng với hương hoa thường được đặt trên bàn thờ vào ngày cúng tất niên và sẽ thờ suốt Tết.

Nên bày mâm ngũ quả khi nào?

4.

Nên bày mâm ngũ quả khi nào?

Mâm ngũ quả là tượng trưng lộc của trời ban cho, đồng thời tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người với mong muốn sự sung túc và đầy đủ.

Khi nào bày mâm ngũ quả? Mâm ngũ quả thường được bày vào ngày cúng tất niên chiều 30 Tết, hoặc 29 Tết (với những năm không có 30 Tết). Cách bày mâm ngũ quả cũng khác nhau tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và văn hóa của địa phương.

Cách bày mâm ngũ quả đơn giản, đẹp và ý nghĩa đón Tết |

Mâm ngũ quả gồm những gì?

5.

Như đã đề cập ở phần trên, tùy vào từng địa phương, từng tập tục mà mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí, chọn loại quả khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số loại quả đặc trưng mà ba vùng miền thường lựa chọn.

  • Đối với miền Bắc thường bày: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
  • Đối với miền Trung thường bày: Tại miền Trung, họ thường không có quy định cụ thể bày trí loại quả nào, nhà có quả gì thì chọn quả đó. Tuy nhiên, những loại quả thường được lựa chọn nhiều như Lê, lựu, đào, mai, phật thủ, táo, hồng, thanh long. Tùy vào sở thích mỗi người sẽ lựa chọn loại quả bày trí mâm ngũ quả.
  • Đối với miền Nam thường bày: Mãng cầu, xoài, đu đủ, sung, dừa.

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả

6.

Khi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không lựa chọn những loại quả quá chín bởi nó rất dễ bị hỏng, làm cho hình dáng mâm ngũ quả không được đẹp, đồng thời không may trong năm mới.
  • Nên chuẩn bị và bày trí mâm ngũ quả trước ngày 30 Tết.
  • Không dùng hoa quả giả để bày trên bàn thờ.
  • Không chọn những loại quả có nhiều gai nhọn.
  • Nên bày trí mâm ngũ quả theo nguyên tắc "quả to và nặng ở dưới, còn quả nhỏ và nhẹ ở trên". Nên sắp xếp các loại quả xen kẽ cho hài hòa, tạo thành hình tháp.

Trên đây là những thông tin về việc bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên, nên bày mâm ngũ quả khi nào mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn mâm ngũ quả bày lúc nào rồi nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!