Cúng tất niên là gì? Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào tốt?

Cúng tất niên là gì? Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào tốt?

Vào những ngày cuối năm, mỗi gia đình, dù túng thiếu hay dư dả, cũng đều cố gắng làm mâm cơm, chuẩn bị lễ vật cúng tất niên. Vậy cúng tất niên là gì? Cúng tất niên cần những lễ vật gì? Cúng tất niên ngày nào, giờ nào tốt? Hãy theo dõi bài viết của để tìm câu trả lời bạn nhé!

Cúng tất niên là gì?

1.

Cúng tất niên là một nghi thức ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch (thường là ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ, hoặc 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu, một số nơi cũng có thể tổ chức cúng tất niên sớm hơn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể), nhằm ghi nhận sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị đón mừng năm mới. Khi ấy, người ta chuẩn bị đồ cúng tất niên, sau đó sẽ dọn cỗ để các thành viên trong gia đình và khách mời cùng ăn. Ngày diễn ra lễ cúng tất niên chính là dịp để cả gia đình sum vầy bên mâm cơm ấm cúng, chia sẻ cho nhau những câu chuyện buồn vui đã diễn ra trong năm và nói ra những nguyện vọng trong năm mới sắp đến.

Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là một nghi thức ngày Tết đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và đón mừng năm mới

>> Tham khảo thêm: Tiệc tất niên là gì? Check list tổ chức tiệc tất niên công ty quan trọng

Đồ cúng, lễ vật cúng tất niên gồm những gì?

2.

Lễ vật cúng tất niên thường bao gồm hương, đèn, vàng mã, mâm ngũ quả và mâm cơm cúng. Mâm cơm cúng tất niên truyền thống sẽ có những món cơ bản như: Gạo, muối; trà, rượu, nước lọc; bánh kẹo; trầu cau; chè, xôi, cháo trắng; tam sên; gà luộc; heo sữa quay; bánh kẹo; bánh chưng hoặc bánh tét; chả lụa.

Ngày nay, mâm cơm cúng tất niên đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của gia chủ. Ở Việt Nam, mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền thường khác nhau, mang đậm nét đặc trưng văn hóa, phong tục ở khu vực đó. Chẳng hạn:

Mâm cơm cúng tất niên ngày Tết

Mâm cơm cúng tất niên ngày Tết

>>> Xem thêm: Cách bày mâm cúng tất niên đẹp, đúng nghi lễ

Năm 2024 cúng tất niên vào ngày giờ nào tốt?

3.

Năm 2024 nên cúng tất niên vào thời gian nào? Trên thực tế, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều tối ngày 30 Tết (với tháng đủ), nếu năm nào không có 30 Tết, thì các gia đình thường sẽ cúng tất niên vào ngày 29 Tết. Tuy nhiên, ngày giờ cúng tất niên không thực sự quá quan trọng, miễn là khi cúng, bạn có lòng thành tâm, bày tỏ được tấm lòng tri ân với đất trời, thần linh, gia tiên. Bạn hoàn toàn có thể làm lễ cúng tất niên sớm hơn sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.

Cúng tất niên 2024 vào ngày giờ nào tốt? Năm nay, bạn có thể chọn một trong những ngày tốt dưới đây để làm lễ cúng tất niên tại gia đình, cơ quan của mình:

  • Thứ Hai, ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 5/2/2024 Dương lịch): Là ngày Minh Đường Hoàng Đạo. Các giờ tốt trong ngày này là Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-24h), Hợi (21h-23h).
  • Thứ Năm, ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 8/2/2024 Dương lịch): Là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo. Các giờ tốt trong ngày này gồm có: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
  • Thứ Sáu, ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 9/2/2024 Dương lịch): Là ngày Kim Đường Hoàng Đạo. Các giờ tốt trong ngày gồm có: Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).

Mong rằng sau chia sẻ của , các bạn đều đã biết cúng tất niên là gì, lễ vật cúng tất niên gồm những gì. Hãy ghé thăm chuyên mục Quà Tết trên để được chia sẻ nhiều bài viết thú vị về Tết bạn nhé! Chúc bạn và gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!