Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? Cách ngâm rượu đinh lăng cả củ
Rượu đinh lăng là một trong những bài thuốc dân gian quý được nhiều người sử dụng. Vậy uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của rượu đinh lăng và cách ngâm rượu đinh lăng cả củ chuẩn nhất nhé!
Tác dụng của rượu đinh lăng
Đinh lăng là một trong những cây thuốc nam quý, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền và còn được ví von là “nhân sâm của người nghèo”. Củ của cây đinh lăng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như axit amin, vitamin B, saponin, glucozit… Củ đinh lăng thường được dùng tươi hoặc dạng khô trong các bài thuốc dân gian. Trong đó, cách ngâm rượu củ đinh lăng tươi được áp dụng nhiều và phổ biến nhất, bởi vì rượu đinh lăng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Rượu đinh lăng có nhiều công dụng khác nhau như:
- Giúp tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai và có khả năng nâng cao sức đề kháng cho người sử dụng.
- Rượu đinh lăng cũng giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và chứng mất ngủ.
- Rượu đinh lăng có tác dụng hỗ trợ chữa yếu sinh lý ở nam, giúp phái mạnh tăng cường thể trạng và làm giảm một số tình trạng rối loạn tình dục thường gặp ở nam giới.
- Ngoài ra, rượu đinh lăng cũng có một số tác dụng có ích khác như giúp lợi tiểu, giúp giảm tình trạng chán ăn, giúp tăng cân...
Cách ngâm rượu đinh lăng cả củ
Các bước chuẩn bị
Để đảm bảo chất lượng và dược tính của rượu đinh lăng, bạn nên chuẩn bị và lựa chọn kỹ càng nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng.
Cách chọn củ đinh lăng tươi
Bạn nên chọn củ của cây đinh lăng lá nhỏ, vì củ của các loại cây đinh lăng khác như đinh lăng lá to, lá tròn, lá vằn… thường có công dụng và dược tính kém hơn so với củ của cây đinh lăng lá nhỏ.
Xem thêm: Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên chọn các củ đinh lăng có khối lượng từ 1kg trở lên và tránh sử dụng củ quá nhỏ. Một củ đinh lăng tươi và chất lượng thường có bề mặt màu vàng rơm, bóng nhẵn và có mùi thơm nồng rất đặc trưng. Bạn nên tránh các loại củ có màu nâu sậm, bề mặt bị sần sùi và không có mùi đặc trưng của đinh lăng.
Bạn cũng nên chọn các củ đinh lăng có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm, đây là độ tuổi giàu chất dinh dưỡng nhất của củ đinh lăng. Các củ có tuổi thọ quá cao có thể đã bị giảm hàm lượng chất dinh dưỡng và bị thoái hóa. Ngoài ra, bạn tránh lựa chọn củ đinh lăng chưa đủ 3 năm tuổi, vì chúng còn quá non.
Cách chọn rượu ngâm đinh lăng
Bạn nên sử dụng loại rượu nếp có nồng độ cồn từ 30 đến 45 độ. Loại rượu này sẽ giúp tinh chất từ củ đinh lăng tiết ra hiệu quả nhất. Bạn không nên sử dụng các loại rượu có nồng độ cồn quá cao hoặc quá thấp để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng rượu đinh lăng. Ngoài ra, rượu có nồng độ cồn quá cao còn có thể gây hưởng không tốt tới sức khỏe của người sử dụng.
Cách chọn bình ngâm rượu đinh lăng
Bình ngâm rượu là một dụng cụ cũng rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên chọn các loại bình thủy tinh hoặc bình sành có hình trụ, miệng rộng để bạn có thể cho toàn bộ củ đinh lăng vào mà không phải cắt nhỏ ra. Các loại bình bằng kim loại hay nhựa có thể phân hủy ra các độc tố hòa lẫn vào rượu, gây ngộ độc cho người sử dụng.
Cách ngâm rượu đinh lăng cả củ chuẩn nhất
Bước 1: Bạn đem củ đinh lăng rửa thật sạch bùn đất bám trên củ, sau đó cắt bỏ các rễ con và dùng một chiếc thìa hoặc gáy dao cạo bỏ phần vỏ ở cuối gốc để tránh rượu có mùi tanh khi ngâm.
Bước 2: Để củ đinh lăng cho ráo hẳn nước, sau đó bạn dùng khăn mềm sạch lau nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn còn sót lại.
Bước 3: Bạn bỏ củ đinh lăng vào bình, có thể sắp xếp tạo dáng sao cho đẹp mắt. Bạn có thể dùng thêm các dược liệu khác như bạch tật lê, sâm cau… để làm tăng thêm tính dược liệu của rượu đinh lăng.
Bước 4: Bạn đổ rượu từ từ vào bình, đổ đến khi ngập hết toàn bộ thân củ đinh lăng. Bạn tránh đổ quá ít hoặc quá nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng đến nồng độ và tác dụng của rượu đinh lăng.
Bước 5: Đậy kín nắp bình, đảm bảo nắp không bị hở. Bạn nên đặt bình rượu đinh lăng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Trên đây là công dụng của rượu đinh lăng và các ngâm rượu đinh lăng cả củ mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. VnAsk chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ!
>>> Xem thêm:
- Dầu oliu là dầu gì? Dầu oliu có tác dụng gì?
- Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
- 9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
- 9 tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe, cách bảo quản hạt sen tươi
- Gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe người bệnh tiểu đường và ăn kiêng?
Để được tư vấn đặt mua các sản phẩm bình ngâm rượu, tủ đựng rượu chính hãng, chất lượng tốt, hãy truy cập ngay website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại:
Xem thêm
Nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái có chính xác không?
10 Tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe và làm đẹp
Bột yến mạch là gì? Tác hại của bột yến mạch cần biết khi sử dụng
Kegel là gì? Tập kegel có tác dụng gì cho nam và nữ?
Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
Cách làm tỏi đen ngâm mật ong đúng kiểu
Dấu hiệu và cách trị táo bón cho bà bầu nhanh, hiệu quả nhất
Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
9 bài tập yoga đơn giản chữa đau lưng cực hiệu quả