Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2025 mới nhất

Cập nhật: 20/09/2023 Sưu tầm
Tết trung thu

Kịch bản Trung thu là một phần quan trọng để cho đêm hội Trăng rằm tại các khu phố, thôn làng, tổ chức, trường học,... được diễn ra thành công, vui vẻ. VnAsk xin mời các bạn cùng tham khảo 08 mẫu kịch bản chương trình Trung thu 2023 hay nhất được chúng tôi tổng hợp.

Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Tuy nhiên để tổ chức cho các em một đêm hội đón trăng ý nghĩa và tràn ngập tiếng cười, niềm vui thì không thể thiếu một kịch bản chương trình hay. Trong bài viết này VnAsk xin gửi tới cho các bạn mẫu kịch bản chương trình Trung thu hay nhất cho trẻ tại nhiều địa điểm khác nhau như trường học, khu dân cư, công ty,.... mời các bạn cùng tham khảo.

A. Lời dẫn chương trình Tết trung thu cho thiếu nhi

1.

Phần Xuất hiện của Cuội và Hằng: Xuất hiện bằng cách ra sân khấu trực tiếp hoặc xuất hiện bằng một câu chuyện nào đó. Cuội và Hằng có thể cùng nhau đóng kịch để tăng sức hấp dẫn.

Cháu:

Loa…loa….loa…loa…

Trung thu ngày hội

Đón chị Hằng Nga

Cùng với chúng ta

Múa ca mừng hội

Loa….loa…loa…loa…

Loa….loa…loa…loa…

Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!

Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.

Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...

Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga

Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng.
- Chú cuội: Đi ra

Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao

“Chú cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.

Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non.... các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?

Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!

Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):

Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ)

Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.

Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.

Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.

Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ...những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.

Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):

Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ

Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác...)

Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:

Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay.

Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:

Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?

(ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)

Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng?

(ĐA: Chú Cuội)

Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì?

(ĐA: Trời tròn đất vuông)

Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)

Giới thiệu các tiết mục:

Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát.

Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)

Lời dẫn giới thiệu bài hát

Tiết mục 1: đơn ca ''Thùng thình"

Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...

Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)

Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...

Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy

Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................của................................

Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.

Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình.

Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động.

Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.

Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa?

Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, ..... bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.

1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng

Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay

Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng

Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.

2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất

Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to

Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.

3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước

Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.

Phá cỗ - Tặng quà:

Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.

Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty ............., cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 20.....

>> Lời dẫn chương trình Trung thu hay nhất

B. Kịch bản chương trình lễ hội Trung thu, Tết Trung thu hay và ý nghĩa

2.

1. Kịch bản chương trình Tết Trung thu Số 1

Nội dung

Lời dẫn

Ghi chú

Chào đầu và văn nghệ

- MC nữ: Vui mừng chào đón quí thầy cô, các vị phụ huynh và các bạn học sinh đến với Chương trình văn nghệ Vui tết trung thu 2016.

Ngày hôm nay, không khí trung thu đang rộn ràng khắp nơi trên cả nước. Các em nhỏ háo hức mong chờ được phá cỗ trông trăng với những đèn lồng, bánh trung thu, xem múa lân, chơi những trò chơi dân gian thú vị ....

- MC nam: Nhằm mang lại nhiều niềm vui, tiếng cười cho mùa trung thu ý nghĩa, ban lãnh đạo trường THCS Nguyễn Huy Tưởng kết hợp với Trung tâm kĩ năng mềm Vietskill Đông Anh đã tổ chức chương trình văn nghệ "Vui tết trung thu".

Và để mở đầu cho chương trình hôm nay, xin mời quí vị và các bạn đến với những tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc do đội văn nghệ của trường …….thể hiện

Giới thiệu đại biểu

- MC nữ: Đến chung vui tết trung thu hôm nay, xin được trân trọng giới thiệu:

Hiệu trưởng:

Hiệu phó:

Giám đốc trung tâm Vietskill Đông Anh:

Cùng thể toàn thể các thầy cô, các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Huy Tưởng.

MC nam: và sau đây xin được kính mời ...

Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huy Tưởng lên đọc diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do tổ chức chương trình văn nghệ Vui tết trung thu 2015

Phát biểu

- Đọc diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do tổ chức chương trình văn nghệ Vui tết trung thu 2015

Giới thiệu nhà tài trợ

- Mc nam: Thưa các vị đại biểu, các thầy cô và các em học sinh thân mến! Trung tâm Vietskill Đông Anh là cơ sở mới khai trương của Trung tâm kĩ năng mềm Vietskill do bà Nguyễn Thị Thanh Mai sáng lập và bà Phan Duyên là Giám đốc cơ sở.

Với đội ngũ giảng viên giảng dạy giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và được đặc biệt yêu mến trên sóng truyền hình như: MC Thanh Mai, MC Lê Anh, MC Danh Tùng, thạc sỹ Cẩm Thúy, nghệ sỹ Trần Hoàng, ca sỹ Việt Tú, MC Vân Anh, MC Hồng Ngọc, MC Quang Đạo, MC Thanh Hằng, MC Hoài Thu …

- MC nữ: Phương pháp "đào tạo mở" của Vietskill đề cao sự tương tác, chương trình đào tạo tập trung vào những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tiếng nói, kỹ năng biên tập, diễn xuất, phỏng vấn, xử lý tình huống, hoạt náo ... giúp các bạn thực sự tự tin trước đám đông.

Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được 03 Voucher / học bổng khóa học MC của Vietskill Đông Anh. Mỗi học bổng trị giá 3 triệu đồng.

Câu đố

1. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy chính xác? (DA: Tương lai…)

2.Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào? (DA: Tàu điện làm gì có khói)

3. Trước đây ở nước ta có bộ tộc La Hủ sống bầy đàn và cách ly trong rừng sâu, nghèo đói, cứ 10 người sinh ra thì có tới 11 người chết đi. Tại sao? (ĐA: vì bao gồm cả người mẹ)

- Trao quà cho người chiến thắng

Phá cỗ

Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ Trung Thu của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

2. Kịch bản chương trình Tết Trung thu Số 2

STT

Thời lượng

Nội dung

Ghi chú

1

2’

Xin chào mừng quý vị phụ huynh và đặc biệt là tất cả các em nhỏ đang có mặt tại “Thế giới cổ tích” ngày hôm nay.

Hằng Nga rất vui và háo hức cũng như là hồi hộp nữa vì sau một năm dài trên cung trăng, Hằng Nga mới lại được quay trở lại Trái Đất và tới sum vầy cùng với các bạn nhỏ vào một dịp đặc biệt như thế này.

Các em nhỏ có biết, dịp đặc biệt mà chị Hằng đang nói là gì không?

Đúng rồi, đó chính là Tết Trung thu.

Trung thu thì có gì đặc biệt nhỉ? Bạn nào có thể nói cho chị biết nào?

(*)

À chính xác, Trung thu thì trăng tròn hơn mọi hôm này. Trung thu thì được rước đèn ông sao này, được làm công chúa này, được làm siêu nhân này, được phá cỗ cùng các bạn và được xem múa lân nữa này. Các bé có thích không?

Các bé có muốn xem múa Lân không?

Vậy thì không để quý vị phụ huynh và các bé chờ lâu nữa. Chúng ta hãy cùng đoàn múa Lân của rạp xiếc TW đi chơi Trung thu nhé!!!

(**)

Vâng, xin cảm ơn màn biểu diễn rất tuyệt vời vừa rồi của đoàn múa lân Hà Nội. Các bé đã cảm thấy không khí của chúng ta nóng dần lên chưa nào? Chúng mình hãy cùng dành một tràng pháo tay thật lớn nữa để dành cho màn biểu diễn tiếp theo đến từ nhóm nhảy đang rất được yêu thích hiện nay: “Nhóm nhảy ST.319”

Cảm ơn các bạn, một màn biểu diễn rất đáng yêu dành cho các bé vào ngày đặc biệt như hôm nay đúng không?

(*) Giao lưu với khán giả

(**) Tiếng nhạc trống múa Lân tầm 5s

2

2’

Và sau đây, Hằng Nga xin được mời bà Phạm An Nhiên- GĐ công ty bánh kẹo Hải Hà- Nhà tài trợ chính trong chương trình có đôi lời phát biểu: “…”

Vâng xin cảm ơn những chia sẻ từ bà cũng như những phần quà rất ý nghĩa mà công ty bánh kẹo Hải Hà dành cho các bé ngày hôm nay.

Để tiếp theo chương trình, chúng mình hãy cùng chơi một trò chơi nhé. Các bé hãy giơ những cánh tay của mình lên nào, rất nhiều phần quà đáng yêu đang chờ đợi các bé trên sân khấu đấy. Hãy giơ cao cánh tay của mình lên nữa đi ạ.

Các bé có vui không?

Các bé có muốn chơi tiếp không?

Nhưng trước khi đến với trò chơi tiếp theo chúng mình hãy cùng thưởng thức bài hát: “Rước đèn ông sao” do tốp ca Họa mi đến từ Cung văn hóa thiếu nhi quận Ba Đình thể hiện. Chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bạn nhé!

Vâng như lời hứa, chị Hằng lại mang đến cho các bé một trò chơi nữa đây. Chị cần 5 bé trai và 5 bé gái. Các bé hãy giơ cao tay lên nào.

3

1’

Hôm nay các bé có vui không? Riêng chị Hằng thì chị Hằng rất hạnh phúc khi được cùng các bé có một buổi tối nhiều tiếng cười như thế này. Bây giờ thì chị Hằng phải quay trở về cung trăng mất rồi. Chị Hằng chúc các bé học thật là giỏi, thật là ngoan ngoãn vâng lời ba mẹ và ngủ thật là ngon nhé.

Xin cảm ơn công ty bánh kẹo Hải Hà đã tài trợ chính cho chương trình hôm nay và xin cảm ơn tất cả quý vị phụ huynh cùng các bé đã tới tham dự chương trình. Chúc quý vị có một buổi tối vui vẻ. Xin chân thành cảm ơn.

3. Kịch bản chương trình Tết Trung thu Số 3

Nội dung

Lời dẫn

Ghi chú

Ổn định tổ chức

Mời các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ hãy ổn định chỗ ngồi để bắt đầu chương trình đón tết Trung Thu

Chào đầu

Xin chào tất cả các bạn nhỏ, đố các em biết chị là ai nào! Bật mí nhé, chị đến từ một ngôi sao, mỗi tháng 1 lần ngôi sao ấy lại tỏa ảnh sáng dịu dàng xuống trái đất của chúng ta đấy! Đúng rồi chị chính là chị Hằng ở Cung trăng đây, chờ đợi đúng năm dài ròng rã, hôm nay đúng dịp Trung Thu, chị lại đến chơi với các em!

Không biết 1 năm vừa qua, các em học có ngoan không, có nghe lời ông bà bố mẹ không nhỉ? Chị tin chắc là tất cả các bạn ở đây đều rất ngoan và học giỏi nữa, vì vậy nên chị đã chuẩn bị rất nhiều các phần quà, đồ ăn và trò chơi cho các em đây!

Sự tích Trung Thu

Mà các em có biết tại sao chị chỉ đến vào dịp này không? Ở đây có bạn nào biết sự tích của ngày Tết Trung thu không? (Mời một bạn nhỏ lên)

Kể lại: Các em có biết không, Trung thu là giữa mùa thu như tên gọi đến, mùa thu đẹp đẽ trăng trong gió mát. Vào một đêm trăng sáng nhất trong năm, có vị vua nằm mơ thấy mình được một cơn gió lạ đưa lên cung trăng. Lên đến đây, nhà vua bị choáng ngợp bởi ánh sáng rực rỡ khắp nơi, các nàng tiên nữ đẹp tuyệt trần đón tiếp nhà vua với những điệu múa duyên dáng, những bản nhạc say đắm lòng người. Nhà vua cũng được thưởng thức những món ăn, trái cây, bánh nướng, bánh dẻo vô cùng ngon và đặc biệt, nhà vua vui đùa mà quên cả thời gian, một cơn gió đưa hoàng thượng về trần gian và nhà vua chợt tỉnh giấc. Vì quá tiếc nuối và muốn tất cả mọi người đều được thưởng thức những giây phút tuyệt vời như vậy, từ đó nhà vua lệnh cho toàn dân, cứ đến rằm tháng 8, khi trăng sáng rực rữ nhất trong năm, toàn dân sẽ nghỉ ngơi tổ chức lễ tết chào đón trung thu, mọi người dân sẽ chuẩn bị bánh trái, mâm ngũ quả và phá cỗ đón trăng lên, toàn dân yên vui trong hạnh phúc.

Rước đèn

Các em ơi, các em nhìn xem bây giờ trăng đã lên cao và rất sáng rồi, chúng ta sẽ cùng nhau rước đèn nhé! Các em có đèn lồng, đèn ông sao hay bất cứ đồ chơi gì hãy cầm lên nào. Các bạn hãy xếp vào hàng theo sự hướng dẫn của các anh chị nhé! Bạn nào đi đẹp đi đúng hàng lối nhất sẽ được nhận quà rất đặc biệt của chị đó!

Ổn định và chơi trò chơi

Woaaaa… rước đèn tết trung thu thật vui phải không nào! Các em có thấy chú Cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng không? Chú Cuội gửi cho chúng ta rất nhiều các món quà, và bây giờ hãy tham gia những trò chơi thật vui nhộn để nhận quà của Chú cuội nhé!

1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!

Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay

Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng

Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng

2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất

Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to

Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.

3. Trò chơi thứ 3 :Trời, Đất, Nước

4. Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.

Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt: các động tác bay, bơi cho tập thể xem.

Văn nghệ

Để chào đón “Đêm hội trăng rằm”, các bạn nhỏ đã tập luyện nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc đẻ chào mừng đêm hội. Sau đây, xin trân trọng kính mời bậc phụ huynh cùng các bạn thưởng thức một số tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc

Mở đầu là bài hát : ……………………………………………..do em :……………………………………………

Một lần nữa đề nghị chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để cám ơn bạn qua bài hát vừa rồi và cùng nhau chào đón tiết mục tiếp theo, xin mời em :………………………………………………..sẽ phục vụ trong đêm hội trăng rằm chúng ta hôm nay qua bài hát:……………………………………………………………………………………………………………………

Phá cỗ

Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

Xin cảm ơn các bác lãnh đạo, các bậc phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ chúng cháu có một buổi lễ Trung Thu vô cùng ý nghĩa! Xin chào các bạn nhỏ, chúc các bạn vào năm học mới học thật tốt và chúng ta sẽ gặp nhau vào tết Trung Thu năm sau!

4. Kịch bản chương trình Tết Trung thu Số 4

1. Thời gian:

  • 15h30: Tập trung trẻ xuống sân trường
  • 16h: Tổ chức chương trình
  • 17h: Kết thúc chương trình

2. Chuẩn bị:

  • Các tiết mục văn nghệ.
  • Bánh kẹo, lồng đèn phá cỗ Trung thu.
  • Múa lân.

Chương trình chi tiết

1. Giới thiệu chương trình

Các con à, vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Các con biết không, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thu còn là dịp để các em thiếu nhi thoả thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng của mỗi người nữa.

Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non Thái Chánh tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thu ở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình.

Đến dự ngày hội "Vui hội trăng rằm" hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón:

Cô...............................................Hiệu trưởng trường mầm non ... (Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

2. Chương trình vui tết Trung thu:

Các bé ơi.....Hãy lắng nghe xem, có âm thanh gì vậy ta? Các bé hãy im lặng và lắng nghe nhé!

Loa....loa...loa...

Thứ tựNội dungNgười thực hiện
1

Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé: (Một nhóm trẻ chạy ra sân khấu và gọi vang)

Loa...loa....loa...loa...
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa....loa...loa...loa...

Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!!( Có thể tất cả trẻ ngồi bên dưới sân cùng gọi)

- Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?

- Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé! (Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài Tết Suối Hồng – 1 đoạn)

- Hôm nay xuống cùng chị Hằng có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Lá ai vậy các bé? (Chú cuội)

Chị Hằng và Chú cuội
2

Chú cuội xuất hiện và giao lưu với các bé:

Cuội xin chào các bạn, ở đây sao nhiều bạn nhỏ quá vậy? Các bạn học ở trường nào vậy?

Sao hôm nay các bạn vui quá vậy?

Cuội nghe nói ở trường mầm non Thái Chánh các bé vừa xinh vừa học giỏi nữa, Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao nói về "Chú Cuội" – Cuội sẽ có phần quà to ơi là to cho bạn ấy???

(Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao).

Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ?

Hằng Nga: uhm...Chị chịu thua, vì sao vậy?

Cuội: Mẹ e bảo rằng: Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc bây giờ đó chị.

Hằng Nga: Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó.

Cuội: chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá ah. Em nghe nói các bé trường Mầm non Thái Chánh hát hay và múa đẹp lắm phải ko chị???

Hằng Nga: Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé! Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!

3Các tiết mục văn nghệ: (có thể xen phần trò chơi để kéo dài chương trình văn nghệ)Các cô giáo
4

Trò chơi:

Chị Hằng ơi, phải công nhận là các bé trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bé có chơi giỏi không nữa?

Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vây?

Cuội: Trò chơi: "Ép bong bóng"(thông qua luật chơi)

Hằng Nga: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhé, nhanh chân lên các bạn ơi!

(Cho các bé ép quả bóng sao cho quả bóng nổ mà ko dùng tay hoặc chân, 2 bé cùng 1 đội. Đội nào ép bóng nổ trước là đội đó thắng)

Hằng Nga (Chuẩn bị sẵn bong bóng)
5

Trò chơi: Ai hay nhất?

Các bé nào tham gia chơi thì chạy lên sân khấu. Yêu cầu loại trực tiếp do bình chọn của khán giả: (3 bé 1 đội)

Hơi ai dài nhất?

Giọng ai la to nhất?

Chú Cuội
6

Múa lân + Phá cỗ + Rước đèn

Các bé xem chương trình múa lân.

Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn.

Các bé cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: "Rước đèn tháng 8.

Đội Lân
7Kết thúc: Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em. Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau. Chào tạm biệt!!!!

5. Kịch bản chương trình Tết Trung thu Số 5

1. Giới thiệu chương trình và đại biểu

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các cháu thiếu niên nhi đồng yêu quí!

Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.

"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung"

Hòa trong không khí nô nức vui tết – đón trăng – nhớ Bác Hồ, được sự nhất trí của chi bộ nhà trường. Hôm nay công đoàn trường THCS Trần Phú tổ chức tết Trung thu năm 20... cho các cháu. Vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu.

Về phía công đoàn ngành tôi xin trân trọng giới thiệu:
...........................................................................................................................
Về phía công đoàn trường tôi xin trân trọng giới thiệu:
............................................................................................................................
Chúng ta cùng vui mừng chào đón các bậc phụ huynh và hơn 70 em thiếu niên nhi đồng đã có mặt đầy đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

2. Phát biểu của chủ tịch công đoàn

Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các cháu!

Để hiểu rõ về ý nghĩa tết Trung thu tôi xin trân trong giới thiệu thầy Phạm Văn Chiêu - Chủ tịch công đoàn truờng lên đọc sự tích tết Trung thu rằm tháng 8.

Xin mời thầy!

3. Phát biểu của đại biểu

Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các cháu

Thật vinh dự và tự hào cho liên đội trường THCS Trần Phú trong đêm Trung thu hôm nay được đón chào................................................................... về dự với các cháu vui tết Trung thu này. Để căn dặn các cháu phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Sau đây xin trân trọng kính mời.....................................................................lên có đôi lời căn dặn các cháu nhân dịp tết Trung thu. Xin trân trọng kính mời.....!

4. Trao thưởng cho các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập

Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các cháu

Trong những năm qua các cháu thiếu niên nhi đồng của truờng Trần Phú luôn nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện đạo đức, tất cả các cháu đều là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan bác Hồ. Nhiều cháu đạt HSG các cấp, nhiều cháu thi đỗ ĐH, trường chuyên Lương Văn Chánh các cháu thật đáng được biểu dương và khen ngợi. Để động viên khích lệ tinh thần học tập của các cháu, nhân dip tết Trung thu công đoàn trường có tặng thưởng cho các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập.

Sau đây tôi xin thông qua danh sách các cháu được nhận thưởng:

Trao quà mỗi xuất trị giá 200 000đ cho các cháu có tên sau:

1. Nguyễn Đình Vương - đậu ĐH năm 20...

2. Quách Anh Tuấn - đậu ĐH năm 20...

3. Huỳnh Như Thảo - Giải nhất HSG tỉnh năm học 20...-20...

Trao quà mỗi xuất trị giá 150 000đ cho các cháu có tên sau:

1. Lê Thị Phương Anh - Giải 3 olympic tiếng Anh tỉnh năm học 20...-20...

2. Nguyễn Phú Cường - Giải 3 olympic tiếng Anh tỉnh năm học 20...-20...

Trao quà mỗi xuất trị giá 100 000đ cho các cháu có tên sau:

1. Đào Giang Châu - Giải KK olympic tiếng Anh tỉnh năm học 20...-20...

2. Võ Minh Thắng - Giải KK HSG tỉnh năm học 20...-20...

Xin mời ........................................... lên trao thưởng cho các cháu.

5. Phát quà Trung thu

Tiếp nối chương trình là phần phát quà Trung thu xin mời các thầy cô trong BCH công đoàn ra trước sân khấu để phát quà cho các cháu.

6. Văn nghệ

Tiếp nối chương trình quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các cháu thưởng thức các tiết mục văn nghệ chào mừng tết Trung thu do đội văn nghệ trường THCS Trần Phú biểu diễn.
......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các cháu

Chúng ta đã có một buổi vui tết Trung thu thật vui vẻ, đầm ấm và ý nghĩa, tôi mong muốn rằng thông qua bổi sinh hoạt này các cháu sẽ tích cực học tập lao động hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Tôi xin thay mặt cho công đoàn trường THCS Trần Phú chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị đại biểu, quý phụ huynh mạnh khoẻ hạnh phúc.

6. Kịch bản chương trình Tết Trung thu cho trẻ mầm non Số 6

A. Thời gian:

Từ 15h Tập trung trẻ xuống sân trường

Từ 15h30: Tổ chức chương trình

Đến 16h30: Kết thúc chương trình

B. Các công việc cần chuẩn bị:

Lên danh sách các tiết mục văn nghệ

Bánh kẹo, lồng đèn phá cỗ Trung thu

Đội múa lân 5 – 7 người

Bắt đầu, đến ngày này các bạn tổ chức theo các bước sau:

1. Lời dẫn chương trình tết Trung Thu cho trẻ mầm non

MC của chương trình nói lời giới thiệu:

Các con à, Vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Các con biết không, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thucòn là dịp để các em thiếu nhi thoả thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng của mỗi người nữa.

Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non…..tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thuở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình. Đến dự ngày hội “ Vui hội trăng rằm” hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón:

Cô...............................................Hiệu trưởng trường mầm non ...(Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

Đặc biệt là sự hiện diện của tất cả các bé các khối nhà trẻ, mầm, chồi, lá trường mầm non thái chánh. Chúng ta hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để chào đón mình nhé!

Tiếp theo:

2. Kịch bản chú Cuội chị Hằng

MC nói:

- Các bé ơi.....Hãy lắng nghe xem, có âm thanh gì vậy ta? Các bé hãy im lặng và lắng nghe nhé!

- Loa....loa...loa...

Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé: (Một nhóm trẻ chạy ra sân khấu và gọi vang)

Loa...loa....loa...loa...

Trung thu ngày hội

Đón chị Hằng Nga

Cùng với chúng ta

Múa ca mừng hội

Loa....loa...loa...loa...

Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!! (nên hô vàng để tất cả trẻ ngồi bên dưới sân cùng gọi)

- Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?

- Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé! (Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài Tết Suối Hồng – 1 đoạn)

- Hôm nay xuống cùng chị Hằng có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Lá ai vậy các bé? (Chú cuội)

Tiếp theo:

3. Kịch bản Trung Thu hài hước

Chú Cuội bước ra giao lưu chơi các trò chơi với các bé

Cuội xin chào các bạn, ở đây sao nhiều bạn nhỏ quá vậy? Các bạn học ở trường nào vậy?

Sao hôm nay các bạn vui quá vậy?

Cuội nghe nói ở trường mầm non Thái Chánh các bé vừa xinh vừa học giỏi nữa, Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao nói về “ Chú Cuội”

– Cuội sẽ có phần quà to ơi là to cho bạn ấy???( Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao). Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ?

HN: uhm...Chị chịu thua, vì sao vậy?

Cuội: Mẹ e bảo rằng:

Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm.

Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc

Bây giờ đó chị Hằng Nga: Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó.

Cuội: chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá ah. E nghe nói các bé hát hay và múa đẹp lắm phải ko chị???

Hằng Nga: Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé!

Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!

Tiếp theo:

4. Tiết mục ca nhạc Trung Thu

Các tiết mục văn nghệ của các chấu thiếu nhi và cô giáo lần lượt được biểu diễn. Nên đưa ra 3 tiết mục đặc sắc nhất.

Tiếp theo là:

5. Tổ chức trò chơi trung thu cho thiếu nhi

Trò chơi bong bóng:

Người thực hiện: Hằng Nga + Người cùng chơi

Chị Hằng ơi, phải công nhận là các bé trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bé có chơi giỏi không nữa?

Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vậy?

Cuội: Trò chơi: “ Ép bong bóng”(thông qua luật chơi)

Hằng Nga: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhe, nhanh chân lên các bạn ơi!( Cho các bé ép quả bóng sao cho quả bóng nổ mà ko dùng tay hoặc chân, 2 bé cùng 1 đội. Đội nào ép bóng nổ trước là đội đó thắng)

Tiếp theo là tiết mục:

6. Đố vui tết Trung Thu

Người thực hiện: Chị Hằng Nga và Chú Cuội

Các bé trả lời đúng, tặng quà.

Câu 1. Con gì kêu “Vít ! Vít! “

Theo mẹ ra bờ ao

Chẳng khác mẹ tí nào

Cũng lạch bà, lạch bạch

Là con gì? (Đáp án: Con vịt con)

Câu 2. Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng lông mượt

Có tài chạy nhanh

Là con gì? (Đáp án: Con thỏ)

Câu 3. Con gì chân ngắn

Mà lại có màng

Mỏ bẹt màu vàng

Hay kêu cạp cạp? (Đáp án: Con vịt)

Câu 4. Thường nằm đầu hè

Giữ cho nhà chủ

Người lạ nó sủa

Người quen nó mừng

Là con gì? (Đáp án: Con chó)

Câu 5. Con gì ăn cỏ

Đầu có 2 sừng

Lỗ mũi buộc thừng

Kéo cày rất giỏi (Đáp án: Con trâu)

Câu 6. Thường nằm đầu hè

Giữ nhà cho chủ

Người lạ nó sủa

Người quen nó mừng (Đáp án: Con chó)

Câu 7. Con gì mào đỏ

Gáy ò ó o…

Từ sáng tinh mơ

Gọi người thức giấc? (Đáp án: Con gà trống)

Câu 8. Con gì quang quác

Cục tác cục te

Đẻ trứng tròn xoe

Gọi người đến lấy. (Đáp án: Con gà mái)

Câu 9. Cái mỏ xinh xinh

Hai chân tí xíu

Lông vàng mát dịu

“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày (Đáp án: Con gà con)

Câu 10. Chỉ ăn cỏ non

Uống nguồn nước sạch

Mà tôi tặng bạn

Rất nhiều sữa tươi (Đáp án: Con bò)

Câu 11. Con gì hai mắt trong veo

Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau (Đáp án: Con mèo)

Câu 12. Tôi vốn rất hiền lành

Thường ăn lá, rau thôi

Bộ lông tôi dày, xốp

Làm thành len tặng người (Đáp án: Con cừu)

Câu 13. Con gì ăn no

Bụng to mắt híp

Mồm kêu ụt ịt

Nằm thở phì phò (Đáp án: Con heo)

Câu 14. Con gì bốn vó

Ngực nở bụng thon

Rung rinh chiếc bờm

Phi nhanh như gió?(Đáp án: Con ngựa)

Câu 15. Con gì kêu “be be”

Đầu có đôi sừng nhỏ

Thích ăn nhiều lá, cỏ

Mang sữa ngọt cho người (Đáp án: Con dê)

Câu 16. Bốn cột tứ trụ

Người ngự lên trên

Gươm bac hai bên

Chầu vua thượng đế

Là con gì? (Đáp án: Con voi)

Câu 17. Cổ cao cao, cẳng cao cao

Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh

Cảnh quê thêm đẹp bức tranh

Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?

Là con gì? (Đáp án: Con cò)

Câu 18. Bốn cây cột đình

Hai đinh nhọn hoắt

Hai cái lúc lắc

Một cái tòng teng

Trùng trục da đen

Lại ưa đầm vũng?

Là con gì? (Đáp án: Con trâu)

Câu 19.Con gì bơi lượn giỏi nhanh? (Đáp án: Con cá)

Câu 20. Con gì đi dọc lại thành đi ngang? (Đáp án: Con cua)

Câu 21. Con gì khiêu vũ giỏi giang? (Đáp án: Con công)

Câu 22. Con gì đi, đứng, nằm hang cứ ngồi? (Đáp án: Con cóc)

Tiếp theo là tiết mục:

7. Múa lân phá cỗ rằm Trung Thu

Thực hiện: đội múa lân

Các bé xem chương trình múa lân.

Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn

Các bé cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: “Rước đèn tháng 8”.

Kết thúc:

Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em, Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau.

Chào tạm biệt!!!!

7. Kịch bản chương trình Trung thu cho trường tiểu học Số 7

  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Kính thưa các vị đại biểu!

Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Vậy là rằm tháng tám lại đến, cái thời điểm mà trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt - Tết Trung Thu. Và hẳn trong chúng ta, những người lớn cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng tùng … cheng cheng … vang dội của những điệu múa lân, múa rồng, tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái mà đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo…

Tết Trung thu của người Việt thường gắn liền với hình ảnh chị Hằng, chú Cuội. Vào rằm tháng 8, mỗi gia đình thường bầy cỗ Trung thu trong khung cảnh trăng thanh gió mát với những đặc sản của mùa thu để tạ ơn trời đất. Dù Tết Trung thu có nguồn gốc ngoại nhập hay nội sinh thì từ lâu đã ăn vào tâm thức của mỗi người Việt và trở thành một trong những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày xưa, Tết Trung thu là dịp để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất. Còn ngày nay, Trung thu được coi là cái Tết Nhi Đồng, đây là dịp để các bậc cha mẹ có dịp thể hiện tình thương qua quan tâm chăm sóc con em mình. Và cứ vào mỗi đêm trung thu, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Với mong muốn tổ chức một chương trình văn nghệ nhân dịp đặc biệt này, thầy trò trường tiểu học ........... đã hội tụ đông đủ về đây để chung vui đón trăng rằm - xin cảm ơn các bậc phụ huynh, các vị khách mời xa gần đến dự đêm văn nghệ “VUI ĐÓN TRĂNG RẰM” của trường tiểu học ...........!

Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”

Vui tết trung thu – đón trăng rằm – nhớ Bác Hồ, chương trình văn nghệ “ VUI ĐÓN TRĂNG RẰM” của trường tiểu học ........ hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu. (Giới thiệu các đại biểu)

Về phía nhà trường, trong buổi lễ ngày hôm nay còn có sự hiện diện của đại diện hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo các đơn vị trường trong toàn xã, các đồng chí cán bộ giáo viên, công nhân viên và đông đủ các em học sinh cũng có mặt đông đủ đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

  • Phát biểu chào mừng – Khai mạc "Đêm hội trăng rằm"

Kính thưa quý vị đại biểu!

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cùng các em thiếu niên nhi đồng thân mến!

Để tổ chức được một Đêm trung thu thật vui và ý nghĩa hôm nay chính là nhờ sự quan tâm ủng hộ và chỉ đạo của các cấp, các Ban ngành đoàn thể xã .... cùng BGH nhà trường. Và sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu: Đồng chí ..... lên phát biểu và khai mạc "Đêm hội Trăng rằm" ngày hôm nay.

Xin trân trọng kính mời đồng chí.

  • Đọc thư chúc Tết trung thu của Chủ tịch nước
  • Giới thiệu lãnh đạo phát biểu và tặng quà
  • Giới thiệu đại biểu PHHS phát biểu & tặng quà
  • Nội dung chính của chương trình văn nghệ

Và bây giờ là đến nội dung vô cùng hấp dẫn và đặc biệt trong đêm nay: Để chào đón “Đêm hội trăng rằm”, các bạn học sinh cũ trường tiểu học .... đã chuẩn bị cũng như tập luyện rất nhiều các tiết mục văn nghệ đặc sắc để chào mừng đêm hội. Sau đây, xin trân trọng kính mời các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các em cùng thưởng thức một số tiết mục văn nghệ do các bạn đến từ đội văn nghệ của trường biểu diễn. (Giới thiệu các tiết mục).

  • Phá cỗ
  • Bế mạc chương trình

Sau không khí vui tươi rộn ràng của các em học sinh, tết trung thu năm nay của trường tiểu học ....đã thành công tốt đẹp. Sự có mặt của các quý vị đại biểu trong Đêm rằm trung thu hôm nay là sự động viên vô cùng ý nghĩa đối với thầy và trò nhà trường.

Xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc đến các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các thầy cô giáo, các em học sinh trường tiểu học ....

8. Kịch bản chương trình Tết Trung thu cho trẻ mầm non Số 8

Để chương trình diễn ra suôn sẻ thì ban tổ chức, dẫn chương tình cần họp nhau đưa ra được kịch bản hay nhất, thường thường kịch bản sẽ phải soạn thỏa chỉn chu trước 5 ngày khi diễn ra đêm hội văn nghệ.

18h30: Ban tổ chức chương trình cần chuẩn bị bàn, ghế chỗ ngồi khang trang, sạch sẽ, chuẩn bị nước, đồ tráng miệng nhẹ, quạt và ánh điện cho các vị đại biểu khách quý ngồi. (chuẩn bị khoảng 30p)

Đêm văn nghệ thường bắt đầu từ 19h tối, khoảng thời gian này mọi người cũng ăn tối xong nên đây là khoảng thời gian khá hợp lý.

19h: Dẫn chương trình ( chị Hằng, chú Cuội): Đọc lời mở đầu, Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, phát biểu khai mạc (diễn ra trong khoảng 10 - 15p).

19h20p: Đọc lời chúc của Chủ tịch nước(khoảng 5 -10p)

19h30p: Phát biểu khai mạc (khoảng 10 -15p)

19h40p: Diễn ra văn nghệ, tổ chức trò chơi (đây là hoạt động chính trong đêm hội văn nghệ)

Các tiết mục mà các bạn nên tham khảo để trình diễn trong đêm văn nghệ như: Chú cuội chơi trăng; Vầng trăng cổ tích; Rước đèn tháng 8.....ngoài ra có thể lựa chọn các tiết mục múa nhảy đương đại làm cho đêm văn nghệ mới mẻ, độc đáo nhiều màu sắc hơn

Văn nghệ có thể diễn ra khoảng 12 -13 tiết mục của từng đội khác nhau, có thêm cả tiết mục của các thầy cô trong nhà trường, tiết mục của các bé trong hội văn nghệ đoàn, đội kết hợp với những tiết mục hát đơn ca, song ca, top ca, mời nghệ sỹ biểu diễn xiếc, mời ca sỹ về trình diễn ca khúc nổi tiếng của họ....

Ngoài trình diễn văn nghệ, ban tổ chức có thể tổ chức trò chơi cho các bé như:

Có thể mời các bé dưới sân khấu lên để đố vui, mời các bé lên hát xem ai hát hay nhất và tặng quà các cháu, chúc các cháu chăm ngoan học giỏi, có mùa tết trung thu an lành..

Thực hiện xong các tiết mục thì tổ chức rước đèn, mỗi bạn nhỏ cầm trên tay chiếc đèn ông sao đầy đủ màu sắc, hình dạng khác nhau nối đuôi nhau rước đèn và hát khúc hát ngày trăng rằm.

21h: Phá cỗ trung thu và bế mạc. Tất cả các tiết mục đều diễn ra suôn sẻ, các bé đều tham gia nhiệt tình và cũng đến lúc mệt và đói rồi phải không nào? Vậy chúng ta cùng nhau phá cổ để kết thúc đêm văn nghệ đầy vui tươi, nồng nhiệt bừng cháy này nhé!

Như vậy, một đêm văn nghệ diễn ra thật suôn sẻ đầy hứng khởi đã kết thúc, có lẽ sẽ để lại sự tiếc nuối cho chúng ta nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn phải không nào? Trước khi kết thúc chương trình, một lần nữa cho chị Hằng, chú Cuội chúc các bạn nhỏ đáng yêu của chúng ta luôn vui tươi, hạnh phúc, chăm ngoan học giỏi. Chúng ta sẽ tiếp tục gặp nhau vào năm sau. Xin cháo tạm biệt!

9. Kịch bản trương trình Trung Thu cho giáo xứ

Tại các giáo xứ, ngày Tết Trung Thu cũng là một trong những ngày lễ được chú trọng. Vào ngày này, các tín đồ lại tập trung tại nhà thờ để cùng nhau trang hoàng và chuẩn bị cho các con chiên nhí một ngày hội đặc biệt.

Theo đó, hãy để ngày rằm tháng 8 năm nay trở nên ấn tượng hơn với gợi ý kịch bản Tết Trung Thu mới nhất ngay dưới đây:

I. Mục đích và ý nghĩa chương trình

- Chương trình tạo cơ hội để tất cả thành viên trong giáo xứ cùng nhau tụ họp, gặp gỡ và gắn kết.

- Chương trình Tết Trung Thu có sự tham gia của nhiều thế hệ, tạo sự liên kết và gắn bó giữa trẻ em và các thành viên trong gia đình.

- Chương trình cũng góp phần phát triển tinh thần đồng tâm. Chương trình là cơ hội để cộng đồng giáo xứ cùng hợp tác, cùng tay làm việc để tổ chức một sự kiện và vun đắp cho thế hệ tiếp theo của giáo hội.

II. Đại biểu tham dự

- Phía Giáo xứ: Cha Xứ, Ban chấp hành Giáo xứ

- Các em thiếu nhi

- Các con chiên

III. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: .............., ngày ............. (nhằm ngày .................. Âm lịch).

- Địa điểm: Nhà thờ.

IV. Nội dung chương trình

Thời gian

Nội dung

18h00 - 18h15

Tập trung, sinh hoạt tự do

18h15 - 18h30

Ổn định vị trí ngồi và thực hiện một số hoạt động tại chỗ để khởi động

18h30 - 18h45

MC tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự

18h45 - 19h00

Cha Xứ phát biểu

19h00 - 20h00:

Văn nghệ và trò chơi

- 19g00 - 18h10

Đơn ca bài hát “Em đi xem hội trăng rằm?"

- 18h10 - 18h20

Song ca bài hát “Bên gốc cây đa”

- 18h20 - 18h40

Hoạt động “Đố chơi thưởng chất"

- 18h40 - 19h10

Tiểu phẩm: “Sự tích chú Cuội cung trăng"

- 19h10 - 19h30

Tốp ca múa liên khúc bài hát “Lên thăm chú cuội” và “Ơi ánh trăng vàng"

- 19h30 - 20h00

Giao lưu văn nghệ

20h00 - 20h30

Phát quà bánh cho các em

20h30

Bế mạc chương trình

C. Kịch bản chương trình Tết Trung thu hài hước, vui nhộn

3.

1. Kịch bản chương trình Tết Trung thu hài hước

I. Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện

Từ trong cánh gà Cuội bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên: Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi thế này nhỉ? Thế các bé có biết mình là ai không? Là ai? Là ai nào?

À, đúng rồi, mình là chú Cuội !!!

- Các bé chờ mình một tí nhé! Sao giờ này Chị Hằng còn chưa tới nhỉ? (Xem đồng hồ rồi lấy I-phone ra gọi chị Hằng)

- Alo ! Chị Hằng ạ ! Lại tắc đường à chị ??? Huhu

- Huhu Chị Hằng không chơi với em ! Huhu (ngồi khóc)

Chị Hằng xuất hiện: Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này?

(Quay xuống các bé): Thôi đừng khóc nữa các bé lêu lêu kìa? Lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa !!!

- Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn e xuống trần gian.

Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?

Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy e ạ!

Cuội: Ôi vui quá, vui quá! Thế là được đi chơi cùng các bé thiếu nhi à chị?

Chị Hằng: Đúng rồi em ạ, mình sẽ được chơi những trò chơi và được phá cỗ nữa...

Cuội: Hay quá, thế để em gọi bạn Bờm đi cùng cho vui nhé!

(Cuội quay xuống khán giả): thế các bé có biết bạn Bờm không nào?

Vậy một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng bạn Bờm nào? (Bờm ăn mặc hài hước, dáng đi gây cười)

Bờm (cầm kẹo mút trên tay): Thế các bé có muốn nghe hát không nào?

Vậy thì Bờm cùng chị Hằng và chú Cuội sẽ hát tặng các bé một bài hát nhé. (hát bài 2 con thằn lằn con)

II. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

Cuội: Các bé thân mến, hàng năm cứ vào dịp tết trung thu, từ các ngõ ngách thôn quên đến những khu phố sầm uất trên khắp đất nước, các bạn thiếu nhi đều náo nức rước đèn phá cỗ.
Chị Hằng: Hòa chung cùng niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?

Cuội + chị Hằng: Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu)

Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.

Chị Hằng: Các bé thân mến, lúc sinh thời Bác Hồ có lời dạy thiếu nhi rằng:

“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt, thường xuyên được ông bà cha mẹ và thầy cô khen khen thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.

Cuội: Ồ, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng. Như vậy chứng tỏ là các bạn nhỏ của chúng ta rất biết nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào? Và em biết một bí mật này chị Hằng ạ. Trong năm học vừa qua, có hai em học sinh của Khoa Ngữ văn đã đạt được thành tích học tập cực kì đáng khen. Chị Hằng có biết 2 em ấy là ai không?

Chị Hằng: Ồ, chị Hằng không biết. Cuội mau nói tên hai em ấy cho chị Hằng và các bạn nhỏ biết đi.

Cuội: À, hai bạn ấy chính là bạn.... Hai bạn đã nỗ lực hết mình vượt khó học tốt trong năm học qua. Vậy hai bạn ấy có xứng đáng được nhận quà không nào ?

Chị Hằng : Sau đây, xin trân trọng kính mời ....sẽ lên trao 2 suất quà cho 2 em .... để khích lệ tình thần vượt khó học tốt của hai bạn nhỏ. Mời hai em lên sân khấu nhận phần quà của mình.

Cuội : Xin trân trọng cảm ơn. Các bé thân mến, các em hãy luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ và học tập thật chăm chỉ nhé. Bé nào ngoan và học tập tốt thì trung thu năm sau, chú Cuội và chị Hằng sẽ trao thật nhiều phần thưởng cho các bé đó. Các bé có đồng ý không nào ?

Phá cỗ chơi trò chơi

Chị Hằng: Các bé thân mến ! Bây giờ mặt trăng đã lên cao trên bầu trời rồi. Chị em mình hãy cùng phá cỗ, ăn bánh kẹo và chơi trò chơi nhé.

Trước hết, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ độc đáo của chính các bạn nhỏ trong chương trình hôm nay nhé.

Tiết mục 1: Trung thu đến ở đâu đâu ta cũng nghe trống lân rộn ràng như thúc giục người xem, và bài hát “ Đêm trung thu” do chú Xuân Thu sáng tác lại thể hiện không khí vui tươi của đêm trung thu gồm có tiếng trống, con sư tử, ánh trăng vàng… Sau đây đội ca nhí của trường .... sẽ thể hiện, xin 1 tràn pháo tay cổ vũ các ca sĩ nhí.

Chúng ta vừa nghe một bài hát rất là hay. Để thêm say xưa rộn ràng trong không khí trung thu ngập tràn chúng ta cùng thưởng thức tiết mục nhảy “Rock vầng trăng” do các bé trình bày.
Cuội: Các bé vừa được nghe hát, xem nhảy rồi. Bây giờ các bé có thích chơi trò chơi không nào? Trước khi vào trò chơi chính thức, chú Cuội và chị Hằng sẽ cùng chơi trò xé nháp với các bé nhé. Khi chú Cuội hỏi to: Nháp đâu, nháp đâu?, các bé sẽ hô to: Nháp đây, nháp đây. Khi chú Cuội hô to: Xé nháp thì các bé sẽ hô to: Xoẹt nhé.

(Cho các bé chơi trò chơi khởi động).

(Trong thời gian 2 bé hát, chuẩn bị trò chơi bịt mắt đập niêu)

* Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêu

Chị Hằng: Trò chơi đầu tiên của chúng ta là trò bịt mắt đập niêu. Chị sẽ treo bốn chiếc niêu trên cao kia, các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng. Chú Cuội hãy làm mẫu cho các em xem nào. (Cuội làm mẫu ).

Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ tham gia chơi trò chơi này nào. Bé nào đập được niêu sẽ được nhận phần quà đặc biệt của chương trình. (Gọi các bé giơ tay xung phong chơi. Để các bé giới thiệu tên. Khi kết thúc trò chơi, các bé đều được nhận quà)

Chị Hằng: Kết thúc phần trò chơi vừa rồi, chúng ta sẽ cùng thưởng thức thêm một tiết mục múa đến từ các bé... Vầng trăng bao đời vẫn sáng, vẫn lung linh trên bầu trời đêm vào dịp rằm, và sự tích Chú cuội, Hằng nga lại luôn gắn với ánh trăng vàng. Bằng sự hồn nhiên nhí nhảnh của trẻ thơ các bạn nhỏ lớp... thể hiện với tiết mục múa “Vầng trăng cổ tích”. Xin quý vị cùng thưởng thức.

Các bạn múa có hay không? Vậy các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Cho chị hỏi các bạn nhỏ nè ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? ( mặt trăng) đúng rồi. vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? (không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “ Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.

* Trò chơi 2: : Đoán tên nhân vật cổ tích

Chị Hằng: Sau đây chị em mình sẽ chuyển sang chơi trò chơi thứ 2 nhé. Cho chị Hằng hỏi là các bé ở đây có thích đọc hoặc nghe kể truyện cổ tích không nào? À, như vậy là các bé rất thích truyện cổ tích và những nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam ta. Trò chơi này của chị Hằng cũng liên quan tới truyện cổ tích đấy các em ạ.

Cuội: Chú Cuội sẽ miêu tả về tính cách, số phận hoặc đặc trưng tiêu biểu của 5 nhân vật cổ tích. Các bé sẽ đoán xem đó là nhân vật cổ tích nào nhé,

Chị Hằng : Ồ vậy chị Hằng thử đố các em nhé. Nhân vật cổ tích nào thường ôm gốc đa trên cung trăng ngồi khóc huhu ấy nhỉ ? ( Các bé trả lời). À, đó chính là chú Cuội của chúng ta đây này  Chú Cuội ngồi gốc cây đa. Để trâu ăn lúa gọi cha ởi ời.
(Cuội ra vẻ mặt dỗi).

Chị Hằng: Thôi Cuội ơi, chị Hằng chỉ trêu Cuội thôi mà. Cuội đừng giận nhé. Chị đang làm ví dụ cho các bé hiểu cách chơi ý mà. Thế các bé hiểu cách chơi chưa nào? Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu chơi nhé. Các bé nào biết thì hãy giơ tay trả lời nhé.

- Nhân vật cổ tích nào khi mới sinh ra không tay không chân, chỉ là khối thịt tròn có mắt có miệng, lăn lông lốc đi chăn dê cho phú ông rồi sau đó lấy được con gái phú ông. ( Sọ Dừa)

- Câu hát: Bống bống bang bang. Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người là của nhân vật cổ tích nào? ( cô Tấm)

- Nhân vật cổ tích nào có cây đàn kêu réo rắt rằng: Đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang trở về? Và có niêu cơm thần ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy? ( Thạch Sanh)

- Quả dưa hấu gắn liền với câu chuyện cổ tích về nhân vật nào? (Mai An Tiêm)
Cuội: Chúng ta vừa được tham dự trò chơi đoán tên nhân vật cổ tích rất bổ ích và vui nhộn. Để tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ cùng chào đón màn diễn song ca của ...( Hát xong, giao lưu với bé và tặng quà).

* Trò chơi 3: Nhảy theo nhạc

Cuội: Các bé của chúng ta thật giỏi quá: vừa am hiểu truyện cổ tích dân gian lại cừa thông minh nhanh trí giải câu đố. Bây giờ, chú Cuội muốn thử khả năng linh hoạt của các bé qua phần trò chơi nhảy theo nhạc.

Chị Hằng: Trò đó mình chơi thế nào hả chú Cuội?

Cuội: Chị Hằng ơi. Trò này là vui lắm đấy. Chị em mình sẽ mời 5 bé tham gia chơi trò chơi này. Sau khi các bé lên sân khấu, thì bật nhạc lên để các bé nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì các bé cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc. Kết thúc trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà của chương trình.

Ô, Cuội làm hay quá đi. Các bé có thích không nào? Bây giờ chị Hằng mời 5 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi nào. Ai là người thích nhảy nào?
Kết thúc trò chơi tặng quà cho các bé

III. Kết thúc chương trình

Cuội: Các em nhỏ thân mến, trung thu năm nay với chị Hằng và chú Cuội có thật nhiều ý nghĩa khi được xuống trần gia vui vầy phá cỗ với các em nhỏ. Trăng vàng vành vạnh đang gọi chúng ta rồi các bé ạ. Chị Hằng và chú Cuội sắp phải từ giã các em nhỏ rồi. Huhu…Chị Hằng ơi, em buồn quá.

Chị Hằng: Ồ Cuội à, chúng ta phải vui lên chứ. Sao lại nước mắt ngắn dài rồi. Để có được chương trình Vui hội trăng Rằm ý nghĩa như năm nay, chúng ta hãy cùng gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cảm ơn...đã tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức một đêm hội thật vui.
Cuội: Nhưng mà em muốn rước đèn với các bé cơ.

Chị Hằng: Ồ được chứ. Trước khi Cuội về với gốc đa và chị Hằng về chơi với thỏ ngọc thì chị em ta hãy cùng hát một bài hát thật vui, tặng quà cho các bé và dẫn các bé đi rước đèn ngắm trăng đã nào. Các bé có đồng ý hát với chị Hằng không nào? Chúng ta sẽ hát bài “Chiếc đèn ông sao” nhé. Chị Hằng bắt nhịp nha. Các bé ơi, cố gắng hát thật to nhé. Vì sau khi hát xong, chị Hằng, chú Cuội và Bờm sẽ phát quà cho các bé đấy. Nào..1…2…3…(hát). Chị Hằng và chú Cuội cũng xin gửi lời chúc trung thu đến toàn thể các vị đại biểu tham dự chương trình, các vị khách quý, các gia đình, các bé.

2. Kịch bản chương trình Tết Trung thu vui nhộn

I. Giới thiệu chương trình và đại biểu

Kính thưa các quý vị đại biểu.
Thưa toàn thể các em thiếu nhi thân mến!

"Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm”

Rằm tháng tám hằng năm, trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt - Tết Trung Thu. Và hẳn chúng ta, những người lớn cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng.. rinh vang dội của những điệu múa lân, múa rồng , tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái, đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo.

Với mong muốn tổ chức một chương trình trung thu đầm ấm, ý nghĩa cho các cháu hiện đang học tại Trường mầm non... Được sự chỉ đạo của ..., được sự nhất trí của ... về việc tổ chức chương trình “ Vui tết trung thu” năm học 20XX – 20XX. Chương trình là dịp để khích lệ tinh thần các thiếu nhi đang học tập tại Trường mầm non được giao lưu, gặp mặt, vui chơi bổ ích, đem lại niềm vui cho các em. Đó chính là lý do của chương trình văn nghệ hôm nay.

Giới thiệu đại biểu

II. Chương trình văn nghệ

Hằng Nga: Cuội ơi!. Cuội ơi - Các bạn ơi có ai biết chú Cuội ở đâu không nhỉ? Các bạn hãy gọi to lên nào: 1,2,3 Chú Cuội ơi!

Chú cuội ơi!

*Chú cuội: (đầu đội mũ bảo hiểm xuất hiện trong trang phục chú Cuội):

- Ai gọi tôi đấy!

- Chú Cuội đây các bạn nhỏ ơi!

- Chú cuội xin chào tất cả các bạn nhỏ.

- Các bạn ơi, hôm nay các bạn thấy có vui không!

* Học sinh: Nói thật to (Có ạ).

* Chú cuội: Vậy chúng ta cùng vỗ tay thật to để chào chú cuội đi nào.

* Học sinh: Vỗ tay thật to và đều.

* Có một tiếng vọng bên trong:

* Chị Hằng: Chú Cuội trên đầu đội cái gì thế kia?

* Chú cuội: Ah các bạn ơi! đây là cái gì thế nhỉ?

* Học sinh: Mũ bảo hiểm ạ!

Chị Hằng- Các bạn có biết vì sao chú Cuội phải đội mũ bảo hiểm không?

* Chú cuội: Các bạn không biết à ? Đang trong Tháng an toàn giao thông, phát động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và thực hiện văn hoá giao thông. Các bạn nhỏ nhớ khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm đấy nhé.À, các bạn nhỏ biết không chú Cuội thấy các bạn nhỏ chúng ta vui Trung thu, thích quá... khi Ngọc Hoàng Thượng đế đang ngủ, chú trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi cùng các em đấy.

Các bạn có thấy Cuội có chấp hành tốt ATGT không?

* Học sinh: (Nói to)- Có ạ !

* Chú Cuội: Được nhiều bạn khen, Cuội thích quá!
Thôi chết rồi, khi chú Cuội xuống đây, chú đi cùng chị Hằng. Vậy mà không biết chị Hằng biến đi đâu nữa? Các bạn ơi! gọi chị Hằng hộ chú Cuội với.

* Học sinh: (Gọi to)- Chị Hằng ơi !

* Chị Hằng xuất hiện (Tấm): Chị Hằng đây! Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào các em thiếu nhi thân yêu của trường mầm non .......... nhé.

Học sinh: Chúng em chào chị Hằng ạ

* Chú Cuội: Chị Hằng ơi! Sao chị đi chậm thế?

* Chị Hằng:

- Chú Cuội có biết không?
Chị Hằng cưỡi gió
Vừa bay tới đây
Mới vén tường mây
Thấy ngay các bạn
Rước đèn, họp bạn
Bày cỗ linh đình
Tiếng trống thùng thình
Rộn ràng khắp xã.

Ô! Mệt quá, đường thì chật, các bạn nhỏ thì lại đông, chị không nhớ đường nên bị lạc, giờ mới đến được đây! Mệt nhưng mà vui quá! Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết ý nghĩa của ngày Tết Trung

* Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào?

* Thiếu nhi: Không ạ!

* Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, chú Cuội kể cho các em nghe ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé:

* Chị Hằng: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

* Chú Cuội: Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, ngày Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng nữa đấy. Bởi vậy dân gian có câu:

Muốn ăn lúa tháng năm,

Trông trăng rằm Tháng tám.

* Chị Hằng: Bây giờ thì tất cả chúng ta ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ. Vậy chúng mình cùng nhau hát bài “.............................” nhé.

* Cuội: Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi đố vui, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:

Câu 1: Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?

a. Tết Trông Trăng
b. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?

a. Việt Nam
b. Trung Quốc
c. Nhật Bản.

Câu 3: Ngày Tết Trung Thu được mừng ở những quốc gia nào?

a. Các quốc gia Đông Nam Á
b. Tất cả các quốc gia Châu Á.
c. Phần lớn ở các quốc gia Đông Á.

Câu 4: Vì cao các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ không mừng Tết Trung Thu?

a. Vì họ không thích
b. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.

Câu 5: Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

a. Thiếu niên nhi đồng
b. Tất cả mọi người
c. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên

Câu 6: Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?

a. Chị Hằng và Thỏ ngọc
b. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
c. Chú Cuội và chị Hằng.

Câu 7: Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng?

a. Chị Hằng b. Chú Cuội c. Thiên Lôi.

Câu 8: Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì? a. Cây sung b. Cây Đa c. Cây Bồ Đề.
Chú Cuội: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các em thiếu nhi Trường ........ chúng ta rất vui vẻ, thông minh giải câu đố, lại còn hát hay nữa. Chú Cuội đề nghị tất cả chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào.

Chú Cuội: Các em ơi! Cuội có một bí mật, và bây giờ Cuội sẽ bật mí cho các em biết. Là khi trốn xuống đây, Cuội đã ghé qua chỗ luyện đơn của Thái Thượng Lão Quân chôm rất nhiều tiên đơn và nhân sâm ngàn năm mà ai ăn vào sẽ trường sinh bất tử đó nha. Bây giờ em nào muốn trường sinh bất tử thì xung phong lên tham gia cuộc thi : “AI ĂN NHANH NHẤT” Cuội có 5 cái dĩa đựng tiên đơn và nhân sâm, Cuội cần 5 em…Em nào ăn hết trước sẽ được phong vương chức Tề Thiên Đại Thánh , các em còn lại là khỉ con (và đặc biệt mỗi em tham gia chơi đều được Cuội thưởng những viên tiên đơn hết sức quí giá này. Nào mời các em!

Chú Cuội: Các em ơi! Muốn tạo được mưa thì phải có mấy vị thần? (thần sấm, thần sét, thần chớp, thần gió , thần mưa). Em nào biết cuội sẽ thưởng tiên đơn….Bây giờ, Cuội mời em nào có hơi dài nhất lên tham gia cuộc thi : “VÔ ĐỊCH THẦN GIÓ”. Em nào thổi cho bao (bong bóng) của thần gió bể trước thì sẽ phong vương nhà vô địch thần gió năm 2019. Các em còn lại là quân sĩ của thần gió (và đặc biệt mỗi em tham gia chơi đều được Cuội thưởng những viên tiên đơn về dâng tặng mẹ và mẹ chúng ta sẽ được trường sinh bất tử để khỏi “Đêm đêm con thắp sao trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con). Những đứa con hiếu thảo đâu nào xung phong lên và hãy cố gắng hết mình đi nào.

Chơi thêm một vài trò nữa...

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh!

Mặc dù, bận rất nhiều công việc nhưng trong đêm hội trung thu của các em hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón tiếp ông………………………………………………………
Sau đây, xin trân trọng kính mời ông lên phát biểu và tặng quà cho các em học sinh trong nhà trường.

Kính thưa các vị đại biểu khách quí ! kính thưa thầy cô, các bậc PH và các em thân mến! Đêm hội hôm nay đã đem đến cho chúng ta niềm vui, sự phấn khởi và tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong từng lớp. Qua đó, cũng giúp các em hiểu thêm về ý nghĩa của ngày tết trung thu ở Việt Nam.

Sau không khí vui vẻ cùng với những trò chơi dân gian lý thú. Đêm hội trăng rằm năm 2019 của trường mầm non đã thành công tốt đẹp.

Sự có mặt của các vị đại biểu trong Đêm hội trăng rằm hôm nay là sự động viên mang ý nghĩa sâu sắc đối thầy và trò nhà trường. Thay mặt cho tập thể sư phạm nhà trường và các em học sinh, xin quyết tâm sẽ tiếp tục thực hiện thật tốt nhiệm vụ năm học, xin chân thành cám ơn những tình cảm tốt đẹp và những món quà đầy ý nghĩa của các vị đại biểu đã mang đến cho thầy và trò nhà trường.

Trước khi nói lời tạm biệt, thay mặt BTC, Cuội xin chúc các vị lời chúc trung thu với sức khỏe, vui vẻ hạnh phúc trong đêm hội trăng rằm. Xin cám ơn!

........................

Việc xây dựng kịch bản sẽ thể hiện được sự sáng tạo, linh hoạt của ban tổ chức, vì vậy, việc tham khảo những kịch bản trung thu mẫu sẽ giúp các bạn có thể hoàn thiện được khả năng tổ chức kịch bản của mình. Hi vọng, kịch bản vui Tết Trung thu sẽ giúp các bạn có thể đem lại một ngày Tết Trung thu ý nghĩa nhất.

Tham khảo thêm: