Kịch bản Trung thu cho trẻ mầm non hay nhất 2025
Kịch bản Tết Trung thu trường mầm non
Kịch bản Trung thu cho trẻ mầm non hay nhất gồm những gợi ý hay về chương trình tổ chức tết trung thu cho trẻ tại trường mầm non, mời các bạn cùng tham khảo.
- Mẫu tiểu phẩm tổ chức đêm Trung thu
- Kịch bản chương trình Tết Trung thu
- Cách tổ chức Tết Trung Thu cực vui cho thiếu nhi
Lại một mùa trung thu nữa gõ cửa, hẳn các em đều háo hức trông ngóng đến ngày tết trung thu để được gặp chị Hằng, anh Cuội, được phá cỗ cũng như tham gia các trò chơi vui nhộn phải không nào? Tết trung thu là một trong những hoạt động lớn tại các trường mầm non, để cho buổi lễ diễn ra thành công mang đến niềm vui cho tất cả con thì không thể thiếu kịch bản hay lời dẫn chương trình.
1. Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu
Nguồn gốc Tết Trung thu
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...
Ý nghĩa Tết Trung thu
Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.
Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.
Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
2. Lời dẫn chú Cuội - chị Hằng đêm văn nghệ trung thu
Giới thiệu chương trình và đại biểu:
- Hằng Nga: Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.
- Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
Hằng Nga:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên của... tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ đang công tác tại bệnh viện cùng các em thiếu niên, nhi đồng là bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu.
Xin được trân trọng giới thiệu:...
- Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn...và hơn ……… em thiếu nhi đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí …………… ……… ………….lên phát biểu động viên các em thiếu niên nhi đồng đang có mặt trong đêm Vui hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.
- Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo...tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các em có đồng ý không? (Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)
Chương trình Vui Tết Trung Thu:
Chị hằng: Để hòa vào không khí vui vẻ của ngày tết trung thu nào xin mời tất cả các bạn hãy cùng đứng dậy và cất cao lời ca tiếng hát “Chiếc đèn ông sao”
- Chú cuội chị hằng cùng tất cả các bạn hát múa bên nhau
Chị Hằng: Chú cuội ơi tại sao lại có Tết Trung thu ?
Chú cuội: Chị hằng không biết thật à? Các bạn nhỏ có ai biết không nào?
Chị Hằng: chú cuội này kì thật không biết thì mới hỏi chứ!
Chú cuội: UH: Thế thì bây giờ chú cuội xin mời chị hằng và tất cả các em cùng nghe chú cuội kể về sự tích trung thu nhé!
Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông trăng..
Chị Hằng: Câu truyện về Sự tích trung thu đến đây là hết rồi. Bây giờ thì tất cả chúng ta đã hiểu tại sao lại có tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ.
Chú cuội: Đến với ngày hội trăng rằm của chúng mình hôm nay các bạn nhỏ lớp 5 tuổi cũng có những món quà ý nghĩa gửi đến chương trình đấy!
Chị hằng: Và ngay sau đây chị hằng mời tất cả các em cùng hướng về sân khấu để chào đón tiết mục văn nghệ: Chiếc đèn ông sao do các bạn lớp 5 tuổi biễu diễn.
Chị hằng: Vừa rồi chúng mình đã được thưởng thức tiết mục văn nghệ xuất sắc. Bây giờ chị Hằng cũng có một câu đố vui để đố các em đây các em lắng nghe nào.
Chú cuội: Chị hằng ơi chú cuội có được tham gia giải câu đố không Chị Hằng:………………
Cái gì năm cánh
Mà chẳng biết bay
Em cầm trên tay
Đêm rằm tỏa sáng.
Chú Cuội: Ôi cái gì nhỉ? Chú Cuội chịu thua, có bạn nào biết cái gì không? Nếu bạn nào giải được, chú cuội cũng có quà tặng ngay bạn ấy.
Chú Cuội: Đúng không các em? Nói to lên, Chị Hằng ơi, các bạn nhỏ này xứng đáng được trao quà chưa này! (Trao quà).
Chị Hằng: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các bạn rất vui vẻ, thông minh giải câu đố thật chính xác. Chú Cuội đề nghị tất cả chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào.
Trò chơi vận động và các trò chơi khác.
Dung dăng dung dẻ.
Vừa rồi chúng mình vừa được tham gia trò chơi dung dăng dung dẻ, chị Hằng thấy có nhiều bạn nhỏ chơi rất giỏi, chị muốn tất cả các em ai cũng chăm ngoa học giỏi như thế các em có đồng ý không.
Chú cuội: Tiếp theo chị Hằng và chú cuội mời các em tiếp tục hướng về sân khấu để đến với tiết mục văn nghệ: Rước đèn dưới trăng do các bạn 5A tuổi biễu diễn.
Chị Hằng.............Và ngay sau đây xin mời tiết mục biễu diễn Chiếc đèn ông sao do các bạn 5B tuổi thể hiện.
Chị Hằng: Tiếp theo là tiết mục người mẫu nhí do lớp 3TB biểu diễn.
Chú cuội: Các em ơi các em có thích xem các bạn hát múa nữa không?........
Chị Hằng: Vây xin mời các em tiếp tục hướng lên sân khấu để thưởng thức tiết mục biễu diễn từ các bạn 5 tuổi A với tiết mục rất sôi động với tên gọi “Bống bống bang bang”.
Chú cuội: Và tiếp theo chương trình là phần trao quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biết khó khăn ngay sau đây xin mời các bé...................Xin trân trọng kính mời cô giáo...hiệu trưởng nhà trường sẽ lên trao quà cho các bạn.
Chị Hằng: Ngay sau đây sẽ là phần phá cỗ đầy là phần phá cỗ trung thu liên hoan bánh kẹo.
Chương trình vui Trung thu “Đêm hội trăng rằm” đến đây kết thúc. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các cô giáo cùng các bạn nhỏ đã tham gia chương trình...(Nhạc bài “Tết trung thu” bật lên)
3. Kịch bản chương trình Trung thu mầm non mẫu 1
Một trẻ chạy vào và nói to:
“ Loa loa loa loa…Trung Thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa loa loa loa…
Chị Hằng Nga xuất hiện:
Trẻ: Chúng em chào Chị HN
HN: Chị HN chào các em. Hôm nay chị HN thấy bạn nào cũng đẹp, bạn nào cũng dễ thương vì chị Hn biết các bạn đang háo hức chào đón một đêm trung thu thật vui tươi và hạnh phúc.
HN: Chị HN thấy mọi người ai cũng đến đầy đủ và đông vui nhưng chị thấy thiếu thiếu một ai nữa nè? À..các bạn có phát hiện nếu thiếu người đó đêm trung thu sẽ buồn lắm không? Thiếu ai vậy các bạn?
Trẻ: Thiếu chú cuội
HN: À..đúng rồi, chú cuội này đi đâu mà giờ này chưa đến nữa?
Các bạn ơi”! Các bạn cùng với chị HN gọi Chú Cuôi mau đến chơi cùng mình nhé!
Trẻ gọi cuội.
HN: Trong khi chờ đợi cuội HN sẽ đến kể cho các bạn 1 câu chuyện các bạn có thích không nè? Các bạn có biết vì sao có Tết trung thu không? HN sẽ kể cho các bạn nghe về sự tích ngày Tết trung thu nhé.
HN: Nãy giờ mà cuội chưa chịu tới nữa, các bạn cùng với HN gọi cuội 1 lần nữa nhé! Cuội ơi, chú cuội ơi, mau xuống đây chơi nè!
Cuội xuất hiện: Đây..đây..đây này! Nãy giờ cuội bị kẹt đò nên qua trể đó, mọi người đứng hết cả lối đi làm cuội đợi mãi giờ này mới đến đây được đó. Cuội xin lỗi các bạn, xin lỗi HN nhé!
HN: Tưởng cuội mãi đi chơi mà đến trể để các bạn đợi là HN giận cuội suốt đời luôn đó, Lí do chính đáng tha tội cho cuội đó. Các bạn có đồng ý không?
Cuội: Thôi mà, HN và các bạn đừng giận cuội có mang thật nhiều quà và bánh TT đến tặng HN và các bạn nè.
HN: Ồ..tuyệt quá các bạn ơi!
Cuội: Các bạn ơi! Các bạn có thích được nhận quà không nè?
Cuội: Vậy các bạn sẽ lắng nghe cuội và trả lời câu hỏi của cuội nhé! nếu bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 món quà, mạnh dạn đưa tay các bạn nhé.
Mùa gì có ánh trăng rằm
Rước đèn, phá cỗ chị hằng cùng vui?
Cuội: 1 phần quà dành cho bạn. HN ơi HN đi phát quà dùm cuội nhé!Các bạn cố gắng đưa tay nhanh để giành quyền ưu tiên trả lời hén?
“Trong mùa thu có ngày lễ hội gì đặc biệt nhất?”
“Ngày tết TT hàng năm được tổ chức vào ngày tháng nào?”
Cuội: Tết TT là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Vào ngày này các bạn sẽ làm gì?
Cuội: Xin mời các bạn hãy hướng mắt lên sân khấu thưởng thức tiết mục Múa lân đặc sắc do các bạn lớp lá biểu diễn.
HN: Tết Trung thu đã về, các bạn nhỏ nô nức đón chào. TT còn là 1 phong tục rất có ý nghĩa đó là ý nghĩa của sự chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của yêu thương. Hòa cùng niềm vui ấy hôm nay Trường ...........Tổ chức Lễ hội Bé Vui Tết Trung thu để chào mừng một mùa TT vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc
Đến dự lễ hội ................ đêm nay xin được trân trọng giới thiệu :
Về phía khách mời:
Đại diện UBND : Ộng ( Bà)…………………………………
Đại diện Hội cha mẹ học sinh: Ông ( Bà) ………………
Về phía nhà trường:
Bà: ...............Hiệu trưởng Trường ...................
Bà: ................... Chủ tịch Công đoàn
Cùng với sự có mặt của toàn thể CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh.
HN: Xin một tràn pháo tay thật nồng nhiệt để chào đón sự có mặt của quí quan khách và các em thiếu nhi trong đêm lễ hội hôm nay.
HN: Để có ngày tết trung thu thật vui tươi va đầy ý nghĩa là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, hội cha me học sinh và các mạnh thường quân.
Sau đây xin mời ………………………………. gởi đến các em. Để mở đầu chương trình văn nghệ tối đêm nay xin trân trọng kính mời quí vị đại biểu, quí thầy cô, quý phụ huynh và toàn thể các con hãy hướng mắt về sân khấu chào đón tiết mục Thời trang Mưa Thu thật sôi động và hào hứng.
Cuội: Xin cảm ơn các bạn lớp lá đã góp phần làm không khí đêm TT càng nhộn nhịp và rộn ràng hẳn lên.
Xin cảm ơn!
HN: Để thay đổi không khí xin mời các bạn nhỏ tham gia trò chơi Nốt nhạc vui.
Cách chơi : các bạn sẽ nghe giai điệu và đoán tên bài hát. Ai đoán đúng sẽ nhận được phần quà rất hấp dẫn.
Luật chơi : Nghe giai điệu bài hát khi nào MC nói hết thì các bạn mới giơ tay giành quyền trả lời, bạn nào giơ tay trước sẽ mất quyền ưu tiên..
HN: Hòa trong không khí nhộn nhịp của ngày xuân các cô gái Ấn độ sẽ gởi đến chúng ta một tiết mục rất đặc sắc đó bài “ Múa Ấn Độ”. Do các giáo viên của trường MN ...............biểu diễn. Xin cho một tràng pháo tay thật to để đón chào các cô gái đến từ Ấn độ.
MC: “Mùa xuân ai đi hái hoa còn em đi nuôi dạy trẻ “ đó là ca từ trong bài hát “Cô nuôi dạy trẻ” Do cô ........... trình bày xin mời quí vi thưởng thức.
HN: Liên tục chương trình Bé ...... và nhóm múa lớp lá sẽ biểu diễn bài “Khúc ca rộn ràng”
Bế mạc.
MC: Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô, quý phụ huynh và các bé thiếu nhi thân mến tiết mục ......................đã khép lại chương trình Lễ hội ................. của Trường MN ............ Xin thay mặt BTC chân thành cảm ơn UBND ....................., Hội cha mẹ học sinh, và các mạnh thường quân đã đến dự và hỗ trợ cho buổi lễ được thành công tốt đẹp. xin cảm ơn sự có mặt của toàn thể CB-GV-CNV trong trường và các cháu thiếu nhi. Và một lần nữa xin kính chúc quí vị đại biểu, quí khách dự một Tết Trung thu vui vẻ, nhiều sức khỏe. Chúc các bạn nhỏ vui, khoẻ, học giỏi.
Xin trân trọng kính chào
4. Kịch bản chương trình Trung thu mầm non mẫu 2
Phần Xuất hiện của Cuội và Hằng: Xuất hiện bằng cách ra sân khấu trực tiếp hoặc xuất hiện bằng một câu chuyện nào đó. Cuội và Hằng có thể cùng nhau đóng kịch để tăng sức hấp dẫn.
Cháu:
Loa…loa….loa…loa…
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa….loa…loa…loa…
Loa….loa…loa…loa…
Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!
- Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.
- Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...
- Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga
- Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón 1 người bạn cũng đến từ cung trăng.
- Chú cuội: Đi ra
- Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao
“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.
- Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non XX các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?
- Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!
Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):
Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ)
Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.
Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.
Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ...những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.
Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):
Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ
Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác...)
Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:
Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:
Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)
Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú Cuội)
Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)
Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)
...
Giới thiệu các tiết mục:
Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát
Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)
Lời dẫn giới thiệu bài hát
Tiết mục 1: đơn ca ''Thùng thình"
Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...
Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...
Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy
Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................của................................
Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.
Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình.
Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động.
Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.
Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa?
Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.
1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!
Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay
Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng
Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.
2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất
Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to
Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.
3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước
Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.
Phá cỗ - Tặng quà:
Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.
Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!
Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 20XX.
5. Kịch bản dẫn chương trình đêm Trung Thu
A. Thời gian:
Từ 15h Tập trung trẻ xuống sân trường
Từ 15h30: Tổ chức chương trình
Đến 16h30: Kết thúc chương trình
B. Các công việc cần chuẩn bị:
Lên danh sách các tiết mục văn nghệ
Bánh kẹo, lồng đèn phá cỗ Trung thu
Đội múa lân 5 – 7 người
Bắt đầu, đến ngày này các bạn tổ chức theo các bước sau:
1. Lời dẫn chương trình tết Trung Thu cho trẻ mầm non
Tiếp theo:
2. Kịch bản chú Cuội chị Hằng
MC nói:
-Các bé ơi.....Hãy lắng nghe xem, có âm thanh gì vậy ta? Các bé hãy im lặng và lắng nghe nhé!
-Loa....loa...loa...
Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé: (Một nhóm trẻ chạy ra sân khấu và gọi vang)
Loa...loa....loa...loa...
Trung thu ngày hội
Đón chị Hăng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa....loa...loa...loa...
Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!! (nên hô vàng để tất cả trẻ ngồi bên dưới sân cùng gọi)
- Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?
-Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé! (Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài Tết Suối Hồng – 1 đoạn)
-Hôm nay xuống cùng chị Hằng có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Lá ai vậy các bé? (Chú cuội)
Tiếp theo:
3. Kịch bản hài Trung Thu
Chú Cuội bước ra giao lưu chơi các trò chơi với các bé
Cuội xin chào các bạn, ở đây sao nhiều bạn nhỏ quá vậy? Các bạn học ở trường nào vậy?
Sao hôm nay các bạn vui quá vậy?
Cuội nghe nói ở trường mầm non Thái Chán các bé vừa xinh vừa học giỏi nữa, Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao nói về “ Chú Cuội”
–Cuội sẽ có phần quà to ơi là to cho bạn ấy???( Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao). Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thucó từ bao giờ?
HN: uhm...Chị chịu thua, vì sao vậy?
Cuội: Mẹ e bảo rằng:
Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm.
Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc
Bây giờ đó chị Hằng Nga: Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó.
Cuội: chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá ah. E nghe nói các bé hát hay và múa đẹp lắm phải ko chị???
Hằng Nga: Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé!
Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!
Tiếp theo:
4. Tiết mục ca nhạc Trung Thu
Các tiết mục văn nghệ của các chấu thiếu nhi và cô giáo lần lượt được biểu diễn. Nên đưa ra 3 tiết mục đặc sắc nhất.
Tiếp theo là:
5. Tổ chức trò chơi Trung thu cho thiếu nhi
Trò chơi bong bóng:
Người thực hiện: Hằng Nga + Người cùng chơi
Chị Hằng ơi, phải công nhận là các bé trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bé có chơi giỏi không nữa?
Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vây?
Cuội: Trò chơi: “ Ép bong bóng” (thông qua luật chơi)
Hằng Nga: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhe, nhanh chân lên các bạn ơi!( Cho các bé ép quả bóng sao cho quả bóng nổ mà ko dùng tay hoặc chân, 2 bé cùng 1 đội. Đội nào ép bóng nổ trước là đội đó thắng)
Tiếp theo là tiết mục:
6. Đố vui tết Trung Thu
Người thực hiện: Chị Hằng Nga và Chú Cuội
Các bé trả lời đúng, tặng quà.
Câu 1. Con gì kêu “Vít ! Vít! “
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch
Là con gì? (Đáp án: Con vịt con)
Câu 2. Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì? (Đáp án: Con thỏ)
Câu 3. Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp? (Đáp án: Con vịt)
Câu 4. Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì? (Đáp án: Con chó)
Câu 5. Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi (Đáp án: Con trâu)
Câu 6. Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc? (Đáp án: Con gà trống)
Câu 7. Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy. (Đáp án: Con gà mái)
Câu 8. Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày (Đáp án: Con gà con)
Câu 9. Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi (Đáp án: Con bò)
Câu 10. Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau (Đáp án: Con mèo)
Câu 11. Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người (Đáp án: Con cừu)
Câu 12. Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò (Đáp án: Con heo)
Câu 13. Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?(Đáp án: Con ngựa)
Câu 14. Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người (Đáp án: Con dê)
Câu 15. Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bac hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? (Đáp án: Con voi)
Câu 16. Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?
Là con gì? (Đáp án: Con cò)
Câu 17. Bốn cây cột đình
Hai đinh nhọn hoắt
Hai cái lúc lắc
Một cái tòng teng
Trùng trục da đen
Lại ưa đầm vũng?
Là con gì? (Đáp án: Con trâu)
Câu 18.Con gì bơi lượn giỏi nhanh? (Đáp án: Con cá)
Câu 19. Con gì đi dọc lại thành đi ngang? (Đáp án: Con cua)
Câu 20. Con gì khiêu vũ giỏi giang? (Đáp án: Con công)
Câu 21. Con gì đi, đứng, nằm hang cứ ngồi? (Đáp án: Con cóc)
Tiếp theo là tiết mục:
7. Múa lân phá cỗ rằm Trung Thu
Thực hiện: đội múa lân
Các bé xem chương trình múa lân.
Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn
Các bé cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: “Rước đèn tháng 8”.
Kết thúc:
Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em, Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau.
Chào tạm biệt!!!!
Hi vọng, kịch bản vui Tết Trung thu sẽ giúp các bạn có thể đem lại một ngày Tết Trung thu ý nghĩa cho trẻ em và cả các bậc phụ huynh, giúp cho chương trình đạt được ý nghĩa vốn có của nó - ngày Tết sum vầy, đoàn viên. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của VnAsk.
Xem thêm
Cap thả thính Trung thu cực hay cực chất
Cách làm bánh Trung thu Hà Hoa Tô KFC ngàn lớp đẹp lung linh
Quà Trung Thu cho người yêu nên tặng gì ý nghĩa, độc đáo?
Đèn kéo quân là gì? Cách làm đèn kéo quân đẹp, đơn giản
10 Cách tỉa dưa hấu Trung Thu đẹp, đơn giản mà sáng tạo
Mẫu tiểu phẩm tổ chức đêm Trung thu 2025
Làm đèn lồng hình quả dứa để rước đèn đêm Trung Thu
Giá bánh Trung thu Bảo Ngọc 2022 bao nhiêu? Có những loại nào, vị gì?
Lời chúc Trung Thu cho bố mẹ và gia đình ấm áp nhất