Gạo lức hay gạo lứt, gạo nứt, cách gọi nào đúng?
Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt, cách gọi nào là đúng cho sản phẩm lương thực này? Có những loại gạo lứt nào trên thị trường và công dụng của chúng đối với sức khỏe con người là gì? Bạn có thể tìm tất cả lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết tổng hợp dưới đây của VnAsk.
2. Thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
3. Các loại gạo lứt
4. Cách chế biến gạo lứt
5. Tác dụng của gạo lứt
1. Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt, cách gọi nào là đúng?
Gạo lứt (hay còn được gọi là gạo rằn hoặc gạo lật) là sản phẩm gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà giữ lại phần cám gạo bên trong.
Về tên gọi, do sự khác biệt về phương ngữ mà người dân miền Bắc gọi sản phẩm lương thực có hàm lượng dinh dưỡng cao này là gạo lứt còn người dân miền Nam gọi là gạo lức. Chính vì thế, gạo lứt hay gạo lức đều là tên gọi đúng của sản phẩm lương thực này.
Gạo nứt, tuy vậy, không phải là tên gọi chính xác của loại gạo nguyên cám bổ dưỡng này (mặc dù tên gọi này có cách phát âm tương đối giống với từ gạo lứt).
2. Thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt là loại lương thực chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe của con người. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt bao gồm:
- Tinh bột.
- Chất béo.
- Chất xơ.
- Các loại vitamin như B1, B2, B3, B6.
- Axit pantothenic (vitamin B5).
- Axit folic (vitamin M).
- Các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kali, natri,...
Giá trị dinh dưỡng trong hạt gạo trắng sau quá trình xay, giã thường bị mất đi một lượng đáng kể, cụ thể: Hạt gạo bị mất đi hầu hết chất xơ, 23% vitamin B3, 20% hàm lượng vitamin B1, 10% vitamin B6,... Trong khi đó, hàm lượng vitamin và dưỡng chất trong gạo lứt vẫn được giữ nguyên. Vì vậy, gạo lứt có thể đem lại cho người dùng nhiều lợi ích to lớn về mặt sức khỏe như giảm cholesterol, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư,...
Trong phần tiếp theo của bài viết, mời bạn cùng VnAsk tìm hiểu những loại gạo lứt đang được người tiêu dùng ưa chuộng trên thị trường.
3. Các loại gạo lứt
Gạo lứt tẻ
Gạo lứt tẻ (hay còn được gọi là gạo lứt trắng) chính là hạt gạo trắng chỉ loại bỏ phần vỏ trấu mà vẫn giữ lại lớp cám bên trong. Loại gạo này thường được sử dụng để nấu thành cơm. Đặc điểm của lứt tẻ là cơm không nở như gạo trắng khi chín, ăn hơi ráp.
Ngoài ra, gạo lứt tẻ còn được sử dụng làm nguyên liệu chính để chế biến bún gạo lứt xào, cơm cốm gạo lứt, xôi gạo lứt ăn kèm với vừng hoặc cơm gạo lứt cuộn rong biển.
Gạo lứt nếp
Gạo lứt nếp là sản phẩm gạo nếp còn nguyên cám. Gạo lứt nếp thường được người dân sử dụng để nấu rượu nếp cái.
Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ là loại gạo được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc điểm của loại lương thực này là: Gạo lứt đỏ sau khi xay xát phần trấu sẽ được bảo quản ngay trong môi trường chân không thông qua máy hút chân không và túi đựng thực phẩm.
Gạo lứt đỏ là loại thực phẩm phù hợp đối với những người ăn chay; người có nhu cầu giảm cân, làm đẹp; người cao tuổi, trẻ em hoặc những người cần nâng cao sức đề kháng; người bị các bệnh về huyết áp, tim mạch;...
Gạo lứt đen
Gạo đen (hay còn được gọi là gạo cẩm) là loại lương thực được ví là "siêu thực phẩm" bởi giá trị dinh dưỡng cao trong hạt gạo. Gạo lứt đen (gạo lứt cẩm) chính là hạt gạo đen nguyên cám với hàm lượng đường thấp nhưng giàu chất xơ với những dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe như carbohydrate, protein, sắt,...
Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện một số sản phẩm gạo lứt khác như gạo lứt huyết rồng là loại gạo nguyên cám có ruột màu hồng, vị ngọt và béo.
4. Cách chế biến gạo lứt
Bạn có thể chế biến gạo lứt để sử dụng theo nhiều cách khác nhau như:
- Nấu thành cơm và ăn kèm với thức ăn hoặc muối vừng.
- Sấy gạo lứt ăn liền.
- Chế biến cháo gạo lứt ăn kèm với rau củ hoặc với các loại thịt.
- Làm nước gạo lứt rang.
- Là nguyên liệu để chế biến bún, bánh bao, bánh bèo gạo lứt,...
>> Tìm hiểu thêm công thức chế biến gạo lứt thông qua chùm bài viết dưới đây từ VnAsk:
5. Tác dụng của gạo lứt
Gạo lứt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong phần sau của bài viết, VnAsk xin giới thiệu bạn những lợi ích của gạo lứt đối với người sử dụng:
- Tác dụng lớn nhất của gạo lứt là giảm cân: Khi sử dụng gạo lứt, người dùng có cảm giác no lâu, không thèm ăn, giảm đáng kể việc hấp thụ nhiều chất dư thừa thông qua các bữa ăn vặt. Một số món ăn từ gạo lứt giúp giảm cân phải kể đến như cơm gạo lứt, nước gạo lứt, sữa gạo lứt...
- Gạo lứt làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, có lợi cho sức khỏe tim mạch của người sử dụng.
- Gạo lứt với hàm lượng chất xơ cao cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe của các bệnh nhân bị tiểu đường.
- Hàm lượng các chất chống oxy hóa cao trong gạo lứt giúp ngăn ngừa các tác động xấu của quá trình lão hóa, giúp chị em duy trì độ đàn hồi da và sống tươi trẻ mỗi ngày.
- Ngoài ra, gạo lứt cũng có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh Alzheimer, cải thiện sức khỏe xương, giảm chứng mất ngủ, trầm cảm và các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần.
>> Xem chi tiết: Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của VnAsk đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới gạo lứt như: Một số loại gạo lứt trên thị trường, công dụng của gạo lứt và cách chế biến một số món ăn ngon được làm từ loại lương thực này. Để được tư vấn và đặt mua các loại gạo, đặc biệt là gạo lứt, bạn có thể truy cập trang mua sắm trực tuyến hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau:
>> Xem thêm:
Xem thêm
Bí quyết cải thiện chứng khô hạn sau sinh
Trị nứt gót chân tại nhà đơn giản hiệu quả với 5 nguyên liệu tự nhiên sẵn có
Cách kết nối đồng hồ thông minh với điện thoại nhanh chóng, đơn giản
Có nên cạo lông mặt không? Tác dụng và tác hại khi cạo lông mặt
Đi đám cưới mặc gì? Cách phối đồ đi đám cưới đẹp, đơn giản cho nam nữ
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày đơn giản cho chị em
Cách triệt lông mặt nhẹ nhàng bằng phương pháp tự nhiên
Top 13 giày sneaker nam trắng hàng hiệu, giá mềm
[Giải đáp] Triệt lông nách có hết hôi nách không?