Cholesterol là gì? Có mấy loại? Xét nghiệm cholesterol là gì?
Chúng ta thường hay nghe đến cholesterol nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu cholesterol là gì, có mấy loại, xét nghiệm cholesterol là gì chưa?
Cholesterol là gì? Có chức năng gì?
Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Vậy cholesterol là gì?
Cholesterol là gì?
Cholesterol là chất béo, không tan trong nước, được vận chuyển trong máu nhờ các protein được sản xuất từ gan. Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol trong máu quá cao (tăng lipid máu) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bản thân cholesterol cao không gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng nó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên thông qua biến chứng xơ vữa động mạch do tích tụ quá nhiều cholesterol ở thành động mạch.
>>> Tham khảo: Cholesterol cao: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh
Cholesterol có trong thực phẩm nào?
Cholesterol đến từ hai nguồn là từ gan và từ các thực phẩm giàu cholesterol. Các thực phẩm giàu cholesterol thường là các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, ví dụ như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa nguyên béo… Những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có tác dụng làm cho gan tạo ra nhiều cholesterol hơn so với mức cần thiết. Đối với một số người, việc sản xuất thêm này sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu lên cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số loại dầu nhiệt đới - như dầu cọ, dầu hạt cọ và dầu dừa - cũng có thể kích hoạt gan tạo ra nhiều cholesterol hơn.
Có mấy loại cholesterol?
Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein và khi cả hai kết hợp chúng được gọi là lipoprotein. Lipoprotein có hai loại chính: LDL cholesterol và HDL cholesterol.
LDL cholesterol (cholesterol xấu)
LDL mang cholesterol từ gan đến các tế bào cần nó. Nếu có quá nhiều cholesterol cho các tế bào sử dụng, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể làm vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Vì lý do này, LDL cholesterol được gọi là “cholesterol xấu”.
Hàm lượng LDL cholesterol cao hay thấp có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.
Ngoài ra, còn có một biến thể khác của LDL cholesterol là Lp(a) cholesterol. Hàm lượng Lp(a) cholesterol trong máu tăng cũng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây ra các bệnh lý tương tự với LDL cholesterol gây ra.
HDL cholesterol (cholesterol tốt)
HDL cholesterol chiếm khoảng 25 - 30% hàm lượng cholesterol trong máu. Nó đóng vai trò vận chuyển cholesterol ra khỏi tế bào và trở lại gan - nơi nó bị phân hủy và thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải - đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Vì lý do này, nó được gọi là “cholesterol tốt”. Nhưng HDL cholesterol không loại bỏ hoàn toàn LDL cholesterol mà chỉ mang đi 1/3 đến 1/4 lượng cholesterol trong máu.
Bên cạnh những chỉ số về LDL, HDL thì cholesterol toàn phần hay cholesterol total cũng là một chỉ số được nhiều người quan tâm. Đây là chỉ số cholesterol được xác định dựa vào 3 thành phần khác nhau, bao gồm cholesterol tốt (HDL), cholesterol xấu (LDL) và triglyceride. Để đảm bảo sự cân bằng cho chỉ số toàn phần, các chỉ số nhỏ sẽ có những mức giới hạn nhất định. Chẳng hạn, giới hạn của chỉ số HDL sẽ là lớn hơn 1,3 mmol/L, giới hạn chỉ số LDL nhỏ hơn 3,3 mmol/L và giới hạn chỉ số triglyceride là nhỏ hơn 2,2 mmol/L. Chỉ cần một trong các chỉ số này vượt giới hạn sẽ lập tức đẩy chỉ số cholesterol toàn phần tăng lên.
Việc gia tăng nồng độ cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng rõ rệt, vậy làm thế nào để chúng ta có thể biết được mình có bị tăng cholesterol máu hay không? Câu trả lời đó là chúng ta phải thường xuyên làm các xét nghiệm lipid máu trong cơ thể.
>>> Tham khảo: Hàm lượng cholesterol trong máu thấp có nguy hiểm không?
Xét nghiệm cholesterol như thế nào?
Người trưởng thành khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác nên xét nghiệm cholesterol máu thông qua xét nghiệm mỡ máu lúc đói mỗi 4 đến 6 năm một lần. Nếu kết quả bất thường, bạn sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn, với bệnh án đầy đủ.
Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên kiểm tra mức cholesterol trong máu nếu bạn có các yếu tố tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu ở người trưởng thành, bao gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Tuổi cao (nam từ 45 tuổi trở lên hoặc nữ từ 50 - 55 tuổi trở lên).
- Tăng huyết áp (huyết áp từ 140/90mmHg trở lên).
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (ví dụ: Nếu bố hoặc anh trai bạn bị bệnh tim hoặc bị đau tim hoặc đột quỵ trước 55 tuổi, hoặc nếu mẹ hoặc chị gái của bạn có những tình trạng này trước 65 tuổi) hoặc một thành viên thân thiết trong gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol, chẳng hạn như tăng cholesterol máu gia đình (cholesterol cao di truyền).
- Đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ hoặc tai biến mạch não thoáng qua (TIA) hoặc bệnh động mạch ngoại biên (PAD).
- Đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
- Tình trạng thận, tuyến giáp hoạt động kém hoặc tuyến tụy bị viêm (viêm tụy). Những điều kiện này có thể gây tăng mức cholesterol hoặc triglyceride (chất béo khác trong máu của bạn).
Để hiểu rõ hơn về cách đánh giá các chỉ số cholesterol, bạn có thể tham khảo bài viết sau: LDL cholesterol, HDL cholesterol, cholesterol toàn phần là gì? Bảng đánh giá chỉ số cholesterol
>>> Xem thêm: Người bị cholesterol cao nên ăn gì và kiêng gì?
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết thêm được nhiều thông tin về cholesterol cũng như phân biệt được các loại cholesterol rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có những kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.
Xem thêm
Mua gạo ST25 ngon nhất thế giới ở đâu? Cách phân biệt gạo ST25 thật nhái?
Máu trinh màu gì, xuất hiện khi nào? Máu trinh khác máu kinh thế nào?
Cách cắt tỉa lông mũi đúng cách, không đau
Cách tẩy tế bào chết cho da mặt nhờn
6 Cách chặn số điện thoại đơn giản giúp bạn tránh bị làm phiền
Dịch tiếng Anh bằng camera, Google dịch bằng máy ảnh trên iPhone cực nhanh
Hướng dẫn cách quay TikTok đẹp, hay, được nhiều tim
Giải đáp: Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không?
Cách bán hàng trên TikTok hiệu quả cho người mới bắt đầu (hướng dẫn từ A-Z)