Cách trồng rau thủy canh tại nhà bằng chai nhựa đơn giản
Chai nhựa đựng nước khoáng là một loại rác thải sinh hoạt quen thuộc mà chúng ta luôn luôn muốn cố gắng tái chế để góp phần bảo vệ môi trường. Nếu bạn có nhiều chai nhựa đã qua sử dụng mà không biết dùng làm gì thì hãy tham khảo ngay cách trồng rau thủy canh bằng chai nhựa mà VnAsk chia sẻ dưới đây này nhé.
Cách trồng rau thủy canh tại nhà bằng chai nhựa đơn giản
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị
Mỗi ngày, chúng ta đều thải một lượng lớn rác thải nhựa ra ngoài môi trường, đặc biệt là các loại chai nhựa đựng nước khoáng. Các chai nhựa này thường được thu nhặt lại để tái chế, tuy nhiên, quy trình tái chế cũng mất thời gian, tốn kém và cũng gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy hiện nay, rất nhiều người đã và đang tìm cách tái sử dụng các loại chai nhựa này cho những mục đích khác nhau mà hay gặp nhất là trồng rau thủy canh.
Trồng cây thủy sinh là một xu hướng sống xanh hiện đang được rất nhiều người hưởng ứng. Đặc biệt là với các gia đình sống ở thành thị đông đúc, không gian sống chật hẹp, diện tích trồng cây xanh khiêm tốn thì cách trồng rau thủy canh trong chai nhựa là một giải pháp hữu hiệu vừa giúp làm đẹp không gian sống, vừa giúp bạn có rau sạch nhà làm để sử dụng. Vậy, muốn trồng rau thủy canh trong chai nhựa cần những gì? Hãy chuẩn bị những vật liệu sau nhé!
- 5 vỏ chai 5 hoặc 6 lít
- 1 cây kéo
- 1 cái dao
- Phân hữu cơ
- 1 ít dây vải lưới hoặc vải mùng
- Hạt giống
- Vỏ trứng, khay đựng trứng
- Xơ dừa
- Băng dính.
Cách trồng rau thủy canh tại nhà bằng chai nhựa đơn giản
Bước 1: Ươm mầm cây rau thủy canh
Để trồng rau thủy, đầu tiên bạn trộn hỗn hợp giá thể gồm phân bón và xơ dừa cho đều nhau. Xơ dừa bạn nên xé vụn cho càng nhỏ càng tốt nhé!
Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào các khay đựng trứng đã chuẩn bị sẵn và tưới nước để làm ẩm giá thể.
Tiếp theo, bạn đem ngâm hạt giống vào nước ấm từ 12 - 48 tiếng rồi ủ vào khăm ẩm hoặc bông ẩm cho hạt giống tác vỏ rồi tiến hành ươm hạt giống vào giá thể. Lưu ý, bạn cần tưới nước hàng ngày cho hạt giống mau nảy mầm nhé.
>>> Xem thêm: Giá thể trồng rau mầm là gì? Có cách nào trồng rau mầm không cần giá thể không?
Bước 2: Tái chế vỏ chai nhựa
Sau khi hạt giống bắt đầu nảy mầm, bạn cắt vỏ chai nhựa đựng nước khoáng thành 2 phần theo tỷ lệ 1:2. Tiếp theo, bạn khoét 1 lỗ lớn ở nắp chai, dùng vải lưới trùm lên phần miệng chai rồi vặn nắp chai để cố định. Úp ngược phần đầu chai vào phần đáy chai như hình cái phễu rồi dùng băng dính cố định chúng để hoàn thành phần chậu cây.
Bước 3: Pha dung dịch thủy canh
Nghiền nát vỏ trứng sau đó trộn với phân bón và nước sạch để làm hỗn hợp dung dịch thủy canh để trồng cây. Khi tiến hành trồng rau thủy canh bằng chai nhựa, rau sẽ cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển. Chình vì vậy, bước pha dung dịch thủy canh là một bước vô cùng quan trọng trong cách trồng rau thủy canh. Nếu không có thời gian tự làm, bạn có thể mua dung dịch thủy canh được bán sẵn tại các cửa hàng nông sản.
Bước 4: Trồng cây vào chai nhựa
Đặt cây giống đã ươm trong rọ vào chai nhựa và cho thêm xơ dừa để lấp đầy chai nhựa. Bạn dùng bình tưới cây tia nhỏ tưới từ từ vào phần nắp để nước thoát xuống dưới đáy khay thủy canh, sau đó dùng tay ấn phần rễ xuống dưới. Cứ làm như vậy cho tới khi khoảng trống được lấp đầy là bạn sẽ có một vườn rau thủy canh xanh tươi trồng trong chai nhựa. Những chậu cây rau này bạn có thể dùng dây treo lên để trang trí không gian nhà thêm xanh.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng rau thủy canh bằng chai nhựa đơn giản, nhanh chóng nhất. Hy vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn trồng được một vườn rau chất lượng để có những bữa ăn ngon và an toàn cho cả gia đình. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Cách trồng rau sạch tại nhà trong thùng xốp đơn giản, năng suất
- Cách trồng và chăm sóc hoa hướng dương lùn trong chậu đơn giản, ra hoa đẹp
- Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau cải mầm tại nhà đảm bảo thành công
- Hướng dẫn kỹ thuật tự trồng rau mầm tại nhà đơn giản nhất
- Cách làm giá đỗ bằng khăn, túi lưới tại nhà mập ngon ít rễ
Xem thêm
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
Cách bảo quản khoai lang được tươi lâu, không bị mọc mầm
Hàm lượng vitamin C trong chanh, cam, ổi và các loại trái cây thông dụng
Táo đỏ có tác dụng gì? Tác dụng của táo đỏ và cách sử dụng
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Cách trồng rau sạch tại nhà trong thùng xốp đơn giản, năng suất
Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
Ăn vải thiều có béo không? Ăn vải tăng cân hay giảm cân?
Ăn chuối nhiều có tốt không? Một ngày nên ăn mấy quả chuối?