Cách nấu hủ tiếu ngon đậm đà chuẩn vị, ăn là mê cực đơn giản
Nếu phở là món ăn đặc trưng của người miền Bắc thì hủ tiếu lại là món ăn phổ biến đối với người miền Nam. Cũng giống với phở, để có được 1 tô hủ tiếu thơm ngon, đúng vị phải trải qua khá nhiều công đoạn khác nhau. Với 2 cách nấu hủ tiếu ngon đậm đà dưới đây, chúng tôi tin chắc bạn sẽ có thể dễ dàng thực hiện chúng ngay tại nhà.
Cách nấu hủ tiếu Nam Vang chuẩn vị
Gợi ý nồi nấu phở giúp chế biến tô hủ tiếu nhanh chóng, đơn giản hơn
Cách nấu hủ tiếu giò heo ngon chuẩn vị
1. Nguyên liệu cần dùng
- Hủ tiếu: 1kg
- Giò heo: 1 cái khoảng 500 gam
- Xương heo: 500gam (Có thể sử dụng xương ống, xương đuôi hay xương sườn tùy ý)
- Tôm khô: 60 gam
- Cà rốt: 2 củ
- Củ cải trắng: 1 củ to
- Rau sống: Giá đỗ, xà lách, húng quế, rau mùi, bắp chuối bào
- Gia vị: Muối, đường, bột nêm, nước mắm, tiêu...
2. Cách thực hiện món hủ tiếu giò heo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và nấu nước dùng
- Xương heo, giò heo rửa sạch sau đó có thể trần qua nước sôi thêm chút xíu gừng để khử bớt mùi.
- Chặt xương heo và giò heo thành từng miếng vừa ăn, sau đó bắc lên bếp ninh. Lưu ý khi ninh bạn để lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
- Sau khoảng 45 phút, vớt giò heo ra và ngâm trong chậu nước đá khoảng 2-3 phút, xương vẫn ninh tiếp khoảng 20 phút nữa.
- Rửa tôm khô nhiều lần với nước lạnh sau đó cho vào ninh cùng với xương
- Củ cải cạo vỏ, đem chà với muối trắng rồi rửa lại với nước sạch để loại bớt mùi hăng sau đó thái từng miếng vừa ăn.
- Cà rốt cũng cạo vỏ cắt miếng
- Cho cà rốt cùng củ cải vào ninh cùng xương
Bước 2: Hoàn thiện món hủ tiếu
- Sau khi ninh 2 giờ đồng hồ, bạn nêm muối, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn
- Trụng sơ hủ tiếu vào nước sôi sau đó cho ra tô
- Bày thêm giò heo, giá đỗ... rồi chan nước dùng cho vừa ăn.
- Khi ăn bạn ăn kèm với rau sống cùng với chén nước mắm chua cay để giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Cách nấu hủ tiếu Nam Vang chuẩn vị
1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Xương ống: 1,5 kg
- Tôm: 1 kg tôm
- Gan heo: 300gr
- Thịt heo xay: 300gr
- Trứng cút: 20 quả
- Tôm khô: 30gr
- Mực khô: 1 con
- Hủ tiếu khô: 1 kg
- Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn
- Hành khô, tỏi, hành lá
- Rau sống: Rau tần ô, ngò gai, giá đỗ, hẹ, xà lách…
2. Cách nấu hủ tiếu Nam Vang
Bước 1: Nấu nước dùng
- Rửa sạch xương ống, tôm khô, mực khô
- Trần xương qua với nước sôi sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Cho tôm khô, mực khô cùng xương đã trần vào nấu với 2 lít nước sôi.
- Để lửa to,sau khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại, vớt các bọt nổi lên cho nước dùng được trong
- Phi thơm tỏi sau đó cho vào nồi nước dùng
- Nướng hành tím, sau đó lọt bớt vỏ và cho vào ninh cùng nồi nước dùng
- Sau khi ninh khoảng 1 tiếng, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lưu ý: không nêm nước mắm vì sẽ khiến nước dùng bị chua.
- Khi nước dùng gần được, bạn thêm 1 chút đường phèn sau đó nếm lại cho vừa
Bước 2: Hoàn thiện món ăn
- Trứng cút luộc chín sau đó lột vỏ
- Các loại rau sống, nhặt sạch rồi rửa và để cho ráo nước
- Băm nhỏ hành tím sau đó phi thơm và cho thịt băm vào đảo chín tới
- Sơ chế tôm tươi sau đó trần qua với nước sôi
- Gan heo luộc chín sau đó cho vào tô nước lạnh khoảng 2 phút để ráo rồi thái thành miếng mỏng
- Trụng hủ tiếu với nước sôi sau đó cho vào tô
- Xếp tôm, gan heo, trứng cút, thịt bằm, 1 chút giá đỗ, ngò...sau đó rưới nước lên cho vừa ăn.
Hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng bởi nước dùng chính vì thế thành phẩm đạt yêu cầu chính là khi nước dùng ngọt thanh, đậm đà nhưng không bị gắt. Sợi hủ tiếu dai nhưng không được cứng, khi ăn vẫn cảm nhận được vị ngọt.
Trên đây là 2 cách nấu hủ tiếu ngon đậm đà chuẩn vị được người miền Nam cực yêu thích. Có thể thấy rằng, khâu chế biến nước dùng cho tô hủ tiếu là rất kỳ công đòi hỏi nhiều thời gian. Chính vì vậy, các bạn có thể tham khảo một số mẫu nồi nấu phở điện để giúp cho quá trình chế biến được đơn giản và nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số mẫu nồi nấu phở được nhiều người tin dùng hiện nay. Cùng tham khảo nhé!
Gợi ý nồi nấu phở giúp chế biến tô hủ tiếu nhanh chóng, đơn giản hơn
Nồi nhúng bánh phở 20 lít - Tủ điện rời
Thông số kỹ thuật của nồi nhúng bánh phở 20 lít:
- Nguồn điện áp: 220V/50Hz - 380V
- Độ dày: 1,4mm
- Chất liệu vỏ: Inox
- Nhiệt độ: 0 – 110 độ C
- Thời gian đun sôi: 14 – 20 phút
- Công suất: 3kW
- Bảo hành: Phần điện (12 tháng); Phần inox (5 năm)
- Giá bán: [$GIA:50310] đồng.
Nồi trần bánh phở 30 lít - Tủ điện rời
Thông số kỹ thuật của nồi trần bánh phở 30 lít:
- Chất liệu vỏ: Inox
- Dung tích: 30 lít
- Công suất: 3kW
- Bảo hành: Phần điện (12 tháng); Phần inox (5 năm)
- Giá bán: [$GIA:50058] đồng
Nồi trần bánh phở 20 lít NP20
Thông số kỹ thuật của nồi trần bánh phở 20 lít NP20:
- Độ dày: 1mm
- Chất liệu vỏ: Inox
- Đường kính: 30cm
- Công suất: 2 Kw/h
- Bảo hành: Phần điện (12 tháng); Vỏ (36 tháng)
- Giá bán: [$GIA:49353] đồng
Chúc các bạn thành công với món ăn này!
>>> Tham khảo:
Xem thêm
5 Cách nấu cháo đậu xanh thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe
Lòng se điếu là gì? Có phải dồi trường không? Cách luộc lòng se điếu
2 Cách nấu trà bí đao hạt chia thanh nhiệt, giảm cân cực thơm ngon
3 Cách làm xôi mít lá dứa đơn giản mà cực kỳ thơm ngon
Cách nấu chè dưỡng nhan theo set chi tiết từ A-Z
Uống nhiều nước có giảm cân không? Cách uống nước giảm cân có hiệu quả?
Tác dụng của cacao là gì? Cách pha cacao lạnh ngon, cacao nóng ấm lòng ngày đông
2 Cách làm cơm gà xối mỡ ngon, da giòn đơn giản tại nhà
Tự tay chuẩn bị nem rán truyền thống cho ngày Tết sum vầy