Ăn thô là gì? Ăn thô có tốt không? Tác dụng của ăn thô với sức khỏe

Ăn thô là gì? Ăn thô có tốt không? Tác dụng của ăn thô với sức khỏe

Chế độ ăn thô có nguồn gốc rất lâu đời nhưng thời gian gần đây lại được nhiều người đặc biệt quan tâm tìm hiểu. Vậy chế độ ăn thô là gì? Chế độ ăn thô có tốt không? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu hơn về chế độ ăn đặc biệt này nhé.

Chế độ ăn thô là gì?

1.

Chế độ ăn thô còn được gọi là Raw food diet. Chế độ này chủ yếu sử dụng các thực phẩm tươi sống, chưa qua giai đoạn chế biến bằng nhiệt hay các công đoạn tinh chế, thanh trùng hoặc xử lý.

Đây là một chế độ ăn được xem là khá lành mạnh và được khuyến khích sử dụng bởi nó có thể giữ nguyên được hàm lượng enzyme tự nhiên cũng như các dưỡng chất có trong thực phẩm.

Hiện nay chế độ ăn thô cũng có nhiều trường phái khác nhau. Một bộ phận sẽ đề cao vai trò của rau xanh, các loại hạt, bộ phận khác lại đề cao vai trò của các loại trái cây.

Chế độ này cũng khá giống với chế độ ăn chay thuần tuy nhiên bạn không cần phải kiêng tuyệt đối những sản phẩm từ động vật. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung trứng sống, sữa, cá hồi hay thịt sống theo nhu cầu sử dụng của mình.

Ăn thô là gì

Ăn thô có tốt không? Ăn thô có tác dụng gì?

2.

Ăn thô có tác dụng gì cho sức khỏe? Vì đặc điểm của phương pháp ăn thô này chính là tận dụng những thực phẩm không qua chế biến nhiệt như trái cây, rau xanh, các loại hạt... nên nó sẽ giúp bạn hấp thu được trọn vẹn các dưỡng chất.

Thường thì các thực phẩm được sử dụng ăn thô sẽ chứa rất nhiều chất xơ, kali, magie, vitamin, khoáng chất, protein, các chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật... Chính điều này sẽ mang đến một số lợi ích như sau:

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Giúp cải thiện làn da
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ đột quỵ, loãng xương, suy tim...
  • Ngăn ngừa một số bệnh ung thư hay các bệnh suy nhược sức khỏe khác...
  • Ngăn ngừa, điều trị táo bón
  • Tăng cường hoạt động cho gan
  • Giảm viêm...

Ngoài ra, sử dụng thực phẩm thô cũng sẽ giúp bạn hạn chế sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản nên có thể ngăn ngừa các bệnh về tiểu đường, huyết áp hiệu quả.

Gợi ý danh sách thực phẩm nên và không nên sử dụng khi ăn thô

3.

Việc lựa chọn thực phẩm để ăn thô cũng có vai trò rất quan trọng. Bạn cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp để khi áp dụng phương pháp ăn thô sẽ thu được những kết quả tích cực nhất. Sau đây là những thực phẩm được khuyên dùng và nên tránh khi ăn thô mà bạn có thể tham khảo:

Nhóm thực phẩm nên dùng để ăn thô

Các thực phẩm nên dùng trong ăn thô đó là:

Thực phẩm thô

Nhóm thực phẩm không nên dùng khi ăn thô

  • Trái cây, rau củ đã nấu chín
  • Thực phẩm từ động vật đã qua chế biến: Thịt xông khói, xúc xích...
  • Ngũ cốc tinh chế: Mì ống trắng, bánh mì trắng, gạo trắng...
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Đồ ăn nhanh: Khoai tây chiên, bánh mì kẹp xúc xích, gà rán...

Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thô

4.

Theo nhiều nghiên cứu thì chế độ ăn thô này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian ngắn hạn. Thế nhưng nếu áp dụng lâu dài nó có thể khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, calo, làm ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe.

Có một số đối tượng cũng không nên áp dụng chế độ ăn thô này, ví dụ như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa kém, người mắc bệnh mãn tính.

Nếu trong quá trình áp dụng chế độ ăn thô mà bạn gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe thì cần thăm khám ngay.

Nên ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây, kết hợp thực phẩm sống và chín một cách hợp lý để giúp cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.

Phân biệt với phương pháp ăn thô cho trẻ

5.

Không ít người sẽ bị nhầm lẫn giữa phương pháp ăn thô này và chế độ ăn thô cho bé. Thực ra 2 phương pháp ăn thô này là hoàn toàn khác nhau. Với các bạn nhỏ, ngoài thức ăn chính là sữa mẹ hay sữa công thức thì khi được 6 tháng tuổi bé sẽ được làm quen với việc ăn dặm. Đồ ăn dặm lúc này có thể là cháo loãng, hoa quả nghiền nhuyễn... Ăn thô với trẻ nghĩa là tăng dần độ thô trong đồ ăn, từ loãng cho tới đặc, từ kích thước nhỏ cho tới lớn để phù hợp với độ tuổi của bé.

Ăn thô có tác dụng gì với trẻ? Mục đích của việc ăn thô này là để bé làm quen với thức ăn, phát triển kỹ năng nhai, nuốt và dần dần tiến đến việc ăn thức ăn nguyên hình dạng, nguyên cấu trúc như người lớn. Và tất nhiên đồ ăn thô của bé (ngoại trừ trái cây, sinh tố, sữa chua...) thì đều được chế biến chín bằng nhiệt bạn nhé.

Cho trẻ ăn thô là như thế nào?

Từ 7, 8 tháng tuổi đến 1 tuổi được xem là thời điểm vàng để tập cho bé ăn thô và phát triển kỹ năng nhai, nuốt. Cha mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, tăng từ từ theo thời gian, đồng thời kích thước đồ ăn cũng được tăng dần dần từ nhỏ đến lớn.

Trong quá trình này bé sẽ thường ọ ọe, thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi chỉ cần tăng thô dần dần, đúng cách thì chỉ vài ngày bé sẽ quen dần và có thể thích nghi được.

Tăng thô cho bé

Cách tập cho bé ăn thô

Mong rằng những chia sẻ này đã giúp bạn biết được ăn thô là gì, ăn thô có tốt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: