Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo?
Mì tôm là một trong những món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên không ít người "sợ" mì tôm bởi họ tin rằng ăn mì tôm gây béo và nổi mụn. Vậy thực chất ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.
1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo?
Một gói mì tôm bao nhiêu calo? 1 gói mì Hảo Hảo bao nhiêu calo? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.
Mì tôm thường được làm từ nguyên liệu chính là bột mì. Đây là loại bột có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Loại mì này thường được sản xuất bằng cách chiên qua dầu, sau đó sấy khô rồi đóng thành từng gói.
Thành phần chính trong một gói mì tôm thường bao gồm:
- Vắt mì: Bột lúa mì, dầu thực vật, thành phần tạo màu.
- Gói rau sấy: Hành lá, baro, bắp, cà rốt, mùi thơm, nấm….
- Gói súp: Gia vị muối, bột ngọt, tiêu ớt, bột tôm, bột thịt gà, thịt heo, thịt bò, nõn tôm…
- Gói dầu gia vị: Dầu tinh luyện, các loại rau củ (hành, tỏi, ngò rí, ngò gai…)
Theo các chuyên gia, trong 1 gói mì Hảo Hảo (75 gam) thường chứa 350 calo, trong khi đó, mì Ba Miền có lượng calo là 380 calo, thậm chí khi thêm các gói gia vị thì 1 gói mì có lượng calo lên tới 400 hoặc trên 400 calo. Tùy thuộc vào công thức và công nghệ sản xuất của từng hãng mì mà lượng calo chứa trong mỗi gói mì sẽ khác nhau. Nhìn chung, trung bình một gói mì không tính gia vị bổ sung thì có thể chứa 190 calo.
Để xác định được lượng calo chính xác trong từng gói mì, bạn có thể lật mặt sau bao bì để theo dõi nhé.
>> Xem chi tiết: Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Có bao nhiêu calo trong một quả táo?
Ăn mì tôm có béo không? Ăn mì tôm sống có béo không?
Ăn mì tôm có béo không?
Ăn mì tôm có mập không? Ăn mì tôm sống có béo không? Mặc dù mì tôm khá ngon, lại vô cùng tiện lợi thế nhưng nhiều người vẫn rất lo lắng cho vóc dáng của mình. Liệu ăn mì tôm có béo không?
Như đã nói ở trên, trong một gói mì tôm (kể cả gia vị) có thể chứa tới 400 calo. Lượng calo này chiếm gần 1/4 lượng calo mà cơ thể cần cho 1 ngày.
Bên cạnh đó, lượng chất béo bão hòa có trong mì tôm cũng rất cao, tuy nhiên nó lại chẳng có giá trị dinh dưỡng mà ngược lại còn khiến cho mỡ thừa tích tụ gây hiện tượng tăng cân. Nếu ăn mì tôm không đúng cách thì việc tăng cân sẽ xảy ra như một điều tất yếu.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, mì tôm chính là một nguyên nhân gây nên hiện tượng béo phì thường thấy ở trẻ nhỏ bởi có rất nhiều bạn nhỏ coi món ăn này là món sở trường.
Vậy nên, khi ăn mì tôm không đúng cách, bạn sẽ rất dễ tăng cân đấy nhé.
Ăn mì tôm sống có béo không?
Mì tôm sống thường vẫn chứa thành phần, lượng calo như mì tôm nấu chín. Vậy nên nếu bạn ăn mì tôm sống mà không đúng cách, ăn nhiều thì vẫn có nguy cơ tăng cân như bình thường.
Ăn mì tôm nhiều có tốt không?
Ăn mì tôm nhiều có tốt không? Câu trả lời tất nhiên là không rồi. Ăn quá nhiều mì tôm còn gây nên nhiều tác hại cho cơ thể, ví dụ như:
- Mì tôm không có chất dinh dưỡng: Thành phần chính của mì tôm là carbohydrate và một lượng nhỏ chất béo, tinh bột. Thành phần này không đủ để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Vì thế nếu ăn quá nhiều mì tôm mà bỏ qua bữa chính hay các thực phẩm khác bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu dưỡng chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình.
- Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Chất chống oxy hóa trong mì tôm hoàn toàn không có tác dụng làm chậm lão hóa cho cơ thể, ngược lại nó có thể khiến rối loạn nội tiết, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Ăn nhiều mì tôm có thể khiến lượng cholesterol xấu tăng cao. Đây chính là tác nhân gây nên một số bệnh điển hình là tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Bên cạnh đó, chất béo trong mì tôm cũng rất có hại cho cơ thể bởi nó là dạng chất transfat dễ gây nên xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ ở người cao tuổi.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Ăn quá nhiều mì tôm còn có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày, gây đầy hơi, khó chịu...
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn quá nhiều mì tôm có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bởi các thành phần chất bảo quản, chất phụ gia không được kiểm soát chặt chẽ.
Ăn mì tôm thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
- Không nên ăn quá nhiều mì tôm. Trung bình mỗi người không nên ăn quá 3 lần mỗi tháng và mỗi lần ăn nên cách xa nhau.
- Hạn chế dùng các gói dầu trong mì tôm bởi 90% chất béo đều nằm trong đó.
- Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho nhiều gói gia vị vì nó có thể chứa nhiều chất phụ gia.
- Nên chần mì với nước sôi trước để loại bỏ màng tạo màu của vắt mì.
- Không nên dùng mì tôm cho bữa chính, bạn chỉ nên ăn 1 lần mỗi tuần mà thôi.
- Nên ăn thêm rau cải, trứng, thịt cùng mì tôm để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
- Đặc biệt bạn cũng không nên ăn mì tôm vào buổi tối bởi năng lượng trong mì tôm không được tiêu hao sẽ tích tụ và tạo nên mỡ thừa.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ăn mì tôm có béo không và 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Thực đơn Eat Clean 7 ngày giảm cân, thanh lọc cơ thể
Cách làm nước ép cóc giảm cân bằng máy xay sinh tố
Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo?
Cách làm hoa quả khô detox giảm cân, đẹp da
Cách làm nước gạo lứt rang giảm cân
Uống nhiều nước có giảm cân không? Cách uống nước giảm cân có hiệu quả?
Uống sữa ong chúa có tăng cân không? Uống sữa ong chúa có nóng không?
Thực đơn eat clean tăng cân hiệu quả dành cho người gầy
3 loại nước uống giảm cân, đánh tan mỡ bụng