Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì? Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

Cập nhật: 18/05/2024

Cũng giống như người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng là một dịp lễ truyền thống được rất nhiều người dân Trung Quốc mong đợi. Nhưng Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc có gì khác so với Việt Nam? Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày Tết truyền thống này của người Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì? Từ vựng tiếng Trung về Tết Đoan Ngọ

1.

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là 端午節. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương (tiếng Trung là 端陽節).

Dưới đây là một số từ vựng tiếng Trung về Tết Đoan Ngọ:

Chữ HánPhiên ÂmDịch nghĩa
端午节duānwǔ jiéTết Đoan Ngọ
粽子zòngzibánh ú
粽叶zòng yèlá dong
糯米nuòmǐgạo nếp
绿豆lǜdòuđậu xanh
冬菇dōnggūđông cô
五花肉wǔhuāròuthịt ba chỉ
香菇xiānggūnấm hương
咸蛋黄xián dànhuánglòng đỏ trứng muối
花生huāshēngđậu phộng
竹叶zhú yèlá tre
划龙舟huà lóngzhōuchèo thuyền rồng
雄黄xiónghuánghùng hoàng
雄黄酒xiónghuángjiǔrượu hùng hoàng
喝雄黄酒hē xiónghuángjiǔuống rượu hùng hoàng
香包xiāng bāotúi thơm
丁香dīngxiāngđinh hương
薰衣草xūnyīcǎohoa oải hương
配带Pèi dàiđeo, đeo bên mình
配带香包Pèi dài xiāng bāođeo túi thơm
艾草ài cǎolá ngải
菖蒲chāngpúxương bồ
挂艾草guà ài cǎotreo lá ngải
毒虫dú chóngsâu độc, côn trùng độc hại
昆虫kūnchóngsâu bọ, côn trùng
驱邪恶qū xié'èđuổi tà ma
屈原QūyuánKhuất Nguyên
汨罗江Mìluō jiāngMịch La Giang

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì?

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

2.

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với sự tích về Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn Hoài vương nên đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử).

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Khuất Nguyên thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.

>> Xem thêm: Hình ảnh chúc Tết Đoan Ngọ đẹp kèm lời chúc hay, ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ người Trung Quốc ăn gì?

3.

Ở Trung Quốc, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường ăn bánh ú và uống rượu. Ngoài ra, họ cũng tổ chức nhiều hoạt động thú vị khác như đua thuyền rồng, đeo túi thơm, treo lá ngải xương bồ...

  • Ăn bánh ú: Tục lệ ăn bánh ú vào ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc cũng xuất phát từ truyền thuyết Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn. Người dân yêu mến ông sợ cá, tôm rỉa xác của ông nên đã dùng nếp và lá để gói thành bánh những chiếc bánh u đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu... Xem thêm: Cách làm bánh ú bá trạng của người Hoa ăn Tết Đoan Ngọ 5/5.

Bánh ú là một món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc

  • Uống rượu: Cùng với tục ăn bánh ú thì rượu Hùng Hoàng là thứ không thể thiếu trong dịp lễ đặc biệt này. Theo sách “Bản thảo Cương Mục”, rượu Hùng Hoàng của người Trung Quốc là một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng pha rượu uống. Rượu được lên men lúa mạch cùng Hùng Hoàng, một khoáng vật màu vàng. Ngoài ra, rượu này còn được dùng để xức lên mặt, lòng bàn tay của trẻ em hoặc rưới lên các góc tường để trừ sâu độc.
  • Đua thuyền rồng: Đua thuyền rồng đã trở thành một phong tục truyền thốn, không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc. Hoạt động này xuất phát từ truyền thuyết xưa, khi nghe tin Khuất Nguyên trầm mình xuống sông Mịch La, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu ông nhưng không kịp. Người dân bèn ném thức ăn xuống sông để tôm, cá không ăn mất xác của ông. Rồi vào đúng một năm sau, người dân lại chèo thuyền ra giữa sông rồi ném bánh nếp, bánh gạo xuống để tưởng nhớ vong linh của Khuất Nguyên, lễ hội đua thuyền rồng cũng ra đời từ đó.
  • Đeo túi thơm: Người Trung Quốc còn thích làm và đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ. Túi thơm thường được làm từ vải và chỉ ngũ sắc, may thành hình quả cầu, chú cọp... bên trong đựng các loại hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ em. Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.
  • Treo lá ngải xương bồ: Người Trung Quốc cho rằng việc treo lá ngải xương bồ trước cửa nhà có thể xua đuổi tà ma và các loại sâu bọ có hại bay vào nhà.

>> Xem thêm: Tết Đoan Ngọ năm 2025 là ngày nào? Vào thứ mấy?

Câu chúc mừng Tết Đoan Ngọ bằng tiếng Trung

4.

Dưới đây là một số lời chúc Tết Đoan Ngọ và lễ hội đua thuyền rồng bằng tiếng Trung hay nhất:

1. 全家身體健康,端午節快樂。

Tạm dịch: Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong Tết Đoan Ngọ.

2. 吉祥如意,端午節快樂。

Tạm dịch: Tết Đoan Ngọ may mắn và vui nhé!

3. 幸福相依,端午節快樂。

Tạm dịch: Chúc bạn Tết Đoan Ngọ vui vẻ, hạnh phúc sum vầy.

4. 平安吉祥,端午節快樂。

Tạm dịch: Tết Đoan Ngọ vui vẻ, bình an và may mắn bạn nhé!

5. 開心快樂到永遠,端午節快樂。

Tạm dịch: Cầu cho bạn một Tết Đoan Ngọ vui vẻ, hạnh phúc mãi mãi.

6. 謹賀端午,龍舟競渡光。

Tạm dịch: Chúc mừng Tết Đoan Ngọ, chúc lễ hội đua thuyền rồng vang dội.

7. 同慶端午,滿室福安康。

Tạm dịch: Cùng nhau đón Tết Đoan Ngọ, cả nhà sum vầy, an khang thịnh vượng.

8. 謹賀端午,佳節安愉。

Tạm dịch: Đoan Ngọ vui vẻ, nghỉ lễ an vui.

Có thể thấy rằng, Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc mặc dù không chung nguồn gốc nhưng vẫn có nhiều nét tương đồng so với Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị để hiểu thêm về văn hóa bản địa của các dân tộc, đất nước khác. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm: